Vai trò của ngành quảng cáo với sự phát triển kinh tế-xã hội của

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực quảng cáo của Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 31 - 33)

II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC

2.Vai trò của ngành quảng cáo với sự phát triển kinh tế-xã hội của

của đất nước

Từ khi nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế - xã hội nước ta đã có những chuyển biến rất mạnh mẽ. Đời sống của đại bộ phận nhân dân được nâng cao. Các hoạt động kinh tế - văn hoá - xã hội ngày một phong phú và đa dạng, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ vật chất và các giá trị văn hoá, tinh thần của người lao động. Công cuộc đổi mới đã tạo ra cơ hội to lớn cho ngành quảng cáo hình thành và phát triển. Cái gì cũng vậy, bắt đầu là sự lạ lẫm, lâu dần thành quen thuộc. Nhớ buổi đầu trên các báo, đài của ta chỉ mới dám rụt rè mở một mục nhỏ có tên rất khiêm tốn là “thông tin kinh tế - xã hội”. Vậy mà bây giờ hai chữ “quảng cáo” đã chiếm một vị trí thích đáng với một tư thế hiên ngang trên các báo, đài phát thanh và truyền hình. Cùng với nhiều nước trên thế giới, quảng cáo

ở nước ta thực sự trở thành một nghề kinh doanh hái ra tiền với một công nghệ ngày càng trở nên chuyên nghiệp và hiện đại. Sau 20 năm đổi mới (từ 1986 đến nay), ngành quảng cáo đã có một vị trí đáng kể trong nền kinh tế và góp phần không nhỏ vào tuyên truyền, quảng bá cho những chương trình, hoạt động xã hội mang tính công ích của Đảng và Nhà nước đến với nhân dân.

Thông qua quảng cáo, người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm hàng hoá, dịch vụ phù hợp, góp phần kích thích sự phát triển của sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, đẩy mạnh canh tranh, đổi mới sản phẩm hàng hoá, hạ giá thành…tạo điều kiện thúc đẩy nền sản xuất phát triển.

Quảng cáo đã đem lại việc làm cho hàng nghìn người, bao gồm những người làm quảng cáo chuyên nghiệp trong các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh dịch vụ quảng cáo và những người làm các công việc phụ trợ cho quảng cáo như hoạ sỹ, nhà quay phim, nhiếp ảnh, nhà văn, nhà thơ, thợ in, kỹ thuật viên, báo chí, xuất bản, tiếp thị…

Nguồn thu từ quảng cáo đã hỗ trợ rất lớn trong việc đổi mới nâng cao chất lượng các chương trình, đồng thời góp phần không nhỏ vào sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng.

Dưới hình thức tài trợ cho các chương trình văn nghệ, thể thao, vui chơi giải trí, các doanh nghiệp đã đầu tư rất lớn về kinh phí để đưa thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá của mình đến với người tiêu dùng. Cũng nhờ sự tài trợ đó, các chương trình nói trên được tổ chức thường xuyên hơn và chất lượng cũng được nâng cao nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng thức của công chúng.

Ngoài ra quảng cáo góp phần quan trọng vào hoạt động xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp, thông qua hoạt động quảng cáo, các doanh nghiệp thúc đẩy bán hàng, giới thiệu hình ảnh thương hiệu, sản phẩm, hoạt động của doanh nghiệp ra quốc tế và hoạt động hợp tác đầu tư.

gia vào chương trình phục vụ lợi ích xã hội. Trong thời gian vừa qua, quảng cáo đã góp phần tích cực nâng cao ý thức của người dân về lợi ích của chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường, an toàn giao thông, phòng chống HIV, AIDS, cứu trợ nhân đạo…

Sự có mặt của quảng cáo với hình ảnh đẹp, lời lẽ văn minh, kỹ thuật hiện đại đã góp phần làm cho bộ mặt các đô thị của chúng ta trở nên đẹp và hấp dẫn hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực quảng cáo của Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 31 - 33)