NGOÀI VÀO LĨNH VỰC QUẢNG CÁO CỦA VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
Sau hơn chục năm (kể từ năm 1995) các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực quảng cáo ở nước ta được triển khai, các dự án này đã góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ quảng cáo ở nước ta và đem lại những thành tưu đáng khích lệ cũng như những hạn chế nhất định.
1. Những thành tựu cơ bản
Các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này đã đem lại những thành tựu đáng khích lệ cho ngành quảng cáo Việt Nam, điều đó được thể hiện dưới các măt sau:
• Về chất lượng quảng cáo: Các ấn phẩm quảng cáo của các dự án đầu tư này có chất lượng cao, hấp dẫn và được xã hội chấp nhận. Không dừng lại ở chỗ cung cấp thông tin về sản phẩm đến người tiêu dùng, nhiều ấn phẩm quảng cáo đã trở thành biểu tượng hoặc đưa ra thông điệp khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Đặc biệt, các ấn phẩm quảng cáo đã dần kết hợp được công nghệ, kỹ thuật hiện đại với những nét văn hoá đặc trưng của Việt Nam.
• Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh: Việc tham gia của các nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo nước ngoài có trình độ và kinh nghiệm đã thúc đẩy sự phát triển của môi trường cạnh tranh trong nước. Trong thời gian qua, số lượng các doanh nghiệp quảng cáo trong nước đã tăng mạnh mẽ, chất lượng quảng cáo cũng tăng theo. Quan trọng hơn, các nhà quảng cáo trong và ngoài nước đã xây dựng mối quan hệ, hợp tác gắn bó. Đây cũng là một thực tế tất yếu, vì các nhà quảng cáo nước ngoài không thể phát triển nếu không hiểu va hợp tác với các doanh nghiệp trong nước, ngược lại các doanh nghiệp trong nước sẽ khó tiếp thu được công nghệ hiện đại nếu không hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài.
• Thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu: Các ấn phẩm quảng cáo có chất lượng cao đã giúp các nhà sản xuất đưa sản phẩm của mình đến người tiêu dùng; đồng thời, người tiêu dùng cũng có đầy đủ thông tin hơn khi lựa chọn sản phẩm. Bên cạnh đó, các nhà quảng cáo nước ngoài đã thông qua mạng lưới toàn cầu của mình giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam đến với thị trường khu vực và thế giới. Điều này góp phần đáng kể vào việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam trong những năm qua.
• Góp phần nâng cao trình độ của các nhân viên Việt Nam: Từ trước đến nay, tại Việt Nam vẫn chưa có một trường nào đào tạo nghề quảng cáo một cách chuyên nghiệp (từ năm 1999 khoa Marketing trường Đại học Kinh tế quốc dân đã mở lớp quản trị quảng cáo hệ đại học chính quy, tuy nhiên các kiến thức đào tạo còn rất khiêm tốn, mới chỉ được coi là bước đầu sơ khai), do vậy trong số hơn 50000 người làm trong lĩnh vực này thì con số chuyên nghiệp là rất ít, còn đa phần là thiếu kiên thức chuyên môn và kinh nghiệm. Do vậy, khi các nhà đầu tư quảng cáo nước ngoài vào Việt Nam, sẽ tạo cơ hội và điều kiện hết sức to lớn để các nhân viên quảng cáo của Việt Nam có thể học hỏi chuyên môn và kinh nghiệm thông qua việc tự học hỏi cũng như quy trình đào tạo nhân viên của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài này.
2. Những vấn đề tồn tại chủ yếu
2.1. Những vấn đề tồn tại
Bên cạnh những tích cực nêu trên, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực quảng cáo ở nước ta trong thời gian qua cũng đã bộc lộ một số hạn chế.
• Một là: Đến nay, nước ta mới chỉ thu hút được 10 dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này đến từ 8 quốc gia trên thế giới. Đây là một con số quá ít đối với một ngành có tiềm năng phát triển mạnh như quảng cáo. Đồng thời, mặc dù các dự án đều đến từ các nước mạnh và phát triển nhưng điều đó cũng chứng tỏ sự thiếu đa dạng và phong phú về các đối tác đầu tư, chúng ta đã bỏ qua những đối tác rất quan trọng như các đối tác quan trọng khác như các nước trong khu vực Đông Nam Á. Điều này một phần nào đã phản ánh khả năng vận động, xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực quảng cáo của Việt Nam còn yếu.
• Hai là: Trong tống số 10 dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực quảng cáo ơ nước ta tính đến hết năm 2004 thì có tới 9 dự án đầu tư đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ có duy nhất một dự án tại Hà Nội và không có dự án nào ở các tỉnh. Điều đó thể hiện sự phát triển không đồng đều trong
lĩnh vực quảng cáo giữa các tỉnh và thành phố ở nước ta, ngoài Thành phố Hồ Chí Minh thì các tỉnh thành khác vẫn chưa chú ý khai thác phát triển ngành này. Mặt khác, điều đó cho thấy công tác xúc tiến đầu tư của các tỉnh thành (ngoại trừ Thành phố Hồ Chí Minh) vẫn còn nhiều yếu kém.
• Ba là: Công tác quản lý nhà nước về quảng cáo vẫn chưa chặt chẽ và thống nhất giữa các bộ, ban, ngành. Đồng thời còn thiếu sự thống nhất trong các văn bản pháp luật về quảng cáo. Điều này đã gây lên những bất cập trong quá trình phê duyệt các dự án đầu tư cũng như trong quá trình thực hiện các dự án này. Ví dụ như các văn bản pháp luật vẫn chưa rõ ràng trong việc xác định ranh giới giữa các dự án cung cấp dịch vụ quảng cáo và các dịch vụ liên quan khác như các dự án nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch tiếp thị… Hay như việc do không có sự quản lý, thanh tra chặt chẽ của các cơ quan chức năng mà trong thời gian qua đã có hiện tượng một số các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ở nước ta chuyển giá làm tăng chi phí kinh doanh, giảm lợi nhuận, tránh thuế thu nhập doanh nghiệp…
• Bốn là: Mặc dù không có quy định cụ thể về các hoạt động mà doanh nghiệp cung cấp dịch vụ quảng cáo được thực hiện, nhưng trong các văn bản góp ý thẩm định dự án trước khi cấp phép thì Bộ Văn Hóa – Thông Tin luôn đề nghị không cho phép doanh nghiệp quảng cáo được trực tiếp ký kết hợp đồng với các phương tiện thông tin đại chúng, họ phải ký hợp đồng quảng cáo thông qua một công ty quảng cáo Việt Nam. Điều này làm giảm lợi nhuận của các công ty quảng cáo, đây cũng là một sự cản trở thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực quảng cáo ở nước ta thời gian qua.
• Năm là: Hình thức đầu tư đối với các dự án cung cấp dịch vụ quảng cáo còn hạn chế. Các hình thức đầu tư chỉ bao gồm hình thức liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh. Đây cũng là mặt hạn chế cho việc thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này, vì nhiều nhà đầu tư trên thế giới họ muốn tìm địa điểm ở các nước để đầu tư nhưng mặt khác họ cũng không muốn chia sẻ lợi nhuận với các đối tác khác.
2.2. Nguyên nhân chính của những hạn chế trên
Ngoài những hạn chế chung về môi trường đầu tư (thiếu chiến lược định hướng tổng thể thu hút đầu tư nước ngoài; kết cấu hạ tầng yếu kém; chi phí đầu vào cao…), những yếu tố dưới đây đã làm hạn chế đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực quảng cáo của nước ta thời gian qua.
Một là: Quảng cáo là một ngành non trẻ và mới đi những bước đầu trong quá trình phát triển vì vậy đây là ngành được nhà nước bảo hộ. Với sự bảo hộ này, các doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam chưa thực sự đầu tư vào con người, công nghệ để phát triển, vì vậy không đủ mạnh khi tham gia vào liên doanh với các đối tác nước ngoài. Ngoài ra sự bảo hộ của nhà nước trong lĩnh vực này còn thể hiện ở việc nhà nước hạn chế những hình thức đầu tư trong các dự án đầu tư nước ngoài, các dự án này chỉ được phép thành lập các doanh nghiệp liên doanh hay các hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Hai là: Các văn bản pháp luật chưa theo kịp sự phát triển của hoạt động quảng cáo. Trong các văn bản pháp luật đã ban hành, vẫn còn có những nội dung chưa rõ ràng, và thống nhất. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong quá trình các dự án đầu tư được thực hiện vẫn chưa sâu sát, và chưa thống nhất chức năng quản lý giữa các bộ ngành, địa phương. Những điều trên là do sự thiếu hiểu biết và kinh nghiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực hoạt động này.
Ba là: Công tác vận động, xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực quảng cáo của Việt Nam thời gian qua còn hạn chế. Chúng ta còn thiếu những hoạt động khuyến khích các nhà đầu tư nước ngòai khi họ muốn tìm hiểu thông tin trước khi chính thức tham gia, như việc thiếu các Website về đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực quảng cáo, các thông tin về tình hình đầu tư các dự án trước… Ngoài ra Việt Nam chưa có chương trình xúc tiến đầu tư thống nhất giữa các vùng miền và còn thiếu sự hỗ trợ kịp thời cho các nhà đầu tư hiện đang có các dự án hoạt động, điều này đã gây ảnh hưởng xấu cho việc thu hút các đối tác khác.
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO LĨNH VỰC QUẢNG CÁO CỦA
VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2010