Một số vấn đề vướng mắc của các công ty quảng cáo có vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực quảng cáo của Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 49 - 51)

II. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO LĨNH

4. Một số vấn đề vướng mắc của các công ty quảng cáo có vốn đầu tư

đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Sau một thời gian thực hiện các dự án đầu tư, các dự án quảng cáo có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã tồn tại một số vướng mắc như sau:

Một là: Ranh giới giữa dự án cung cấp dịch vụ quảng cáo và các dịch vụ liên quan khác: Theo Khoản 8, Điều 2, Nghị định 24/2003/NĐ-CP về quảng cáo, “Quá trình hoạt động quảng cáo là việc thực hiện chiến lược tiếp thị, xúc tiến quảng cáo, tư vấn quảng cáo, thực hiện ý tưởng quảng cáo, giới thiệu sản phẩm quảng cáo đến người tiêu dùng”. Như vậy, có thể hiểu hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo được bắt đầu kể từ khi thực hiện chương trình tiếp thị cho đến khi giới thiệu sản phẩm quảng cáo đến người tiêu dùng. Điều này cũng có nghĩa là các dự án nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch tiếp thị, chiến lược phát triển sản phẩm là những công đoạn trước của quá trình quảng cáo và do vậy không thuộc nhóm các dự án quảng cáo.

Tuy vậy, trong thực tiễn một số dự án cung cấp dịch vụ nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch, chiến lược tiếp thị, thiết kế tạo mẫu sản phẩm đã tham gia vào việc sáng tạo các mẫu phẩm quảng cáo. Công việc còn lại là đưa các mẫu phẩm quảng cáo đến công chúng thông qua phương tiện quảng cáo.

nghiệp quảng cáo có vốn ĐTNN: mặc dù không có quy định cụ thể về các hoạt động mà doanh nghiệp cung cấp dịch vụ quảng cáo được thực hiện, nhưng trong các văn bản góp ý thẩm định dự án trước khi cấp phép, Bộ VH-TT luôn đề nghị không cho phép doanh nghiệp quảng cáo được trực tiếp ký hợp đồng với các phương tiện thông tin đại chúng, mà chỉ được phép thay mặt khách hàng đăng ký lịch quảng cáo. Điều này phát sinh bất cập là:

• Doanh nghiệp đã được cung cấp dịch vụ quảng cáo nhưng không được ký hợp đồng, nên đã không thực hiện được đầy đủ các dịch vụ quảng cáo. Trong khi đó, khách hàng thường ký hợp đồng trọn gói với 1 công ty quảng cáo cho toàn bộ chiến dịch quảng cáo (thậm chí là chọn công ty quảng cáo toàn cầu làm đối tác chiến lược). Điều này buộc doanh nghiệp quảng cáo có vốn ĐTNN phải ký hợp đồng quảng cáo thông qua một công ty quảng cáo Việt Nam.

• Về phương diện giao kết hợp đồng, thì theo công ty quảng cáo Hakuhodo & Quảng cáo Sài Gòn, sau khi các bên thoả thuận xong về việc đăng ký quảng cáo, tức là các điều khoản cơ bản của hợp đồng như giá cá, thời gian phát sóng, nội dung phát sóng… đã được giao kết. Khi đó, bản chất của hợp đồng đã được các bên thoả thuận, việc ký hợp đồng bằng văn bản chỉ là hình thức, thậm chí nếu một trong 2 bên vi phạm thoả thuận đăng ký quảng cáo thì vẫn bị phạt như vi phạm hợp đồng.

Ngoài ra, đối với một số phương tiện thông tin đại chúng việc đăng ký quảng cáo phải thực hiện sau khi đã ký hợp đồng quảng cáo. Như vậy, căn cứ ý kiến Bộ Văn hóa - Thông tin, thì doanh nghiệp sẽ không thực hiện được hoạt động đăng ký lịch quảng cáo khi không được ký hợp đồng quảng cáo.

Ba là: Các hạn chế về hình thức đầu tư: pháp luật VN quy định điều kiện về hình thức đầu tư đối với dự án cung cấp dịch vụ quảng cáo phải là hình thức liên doanh hoặc HĐHTKD, trong khi công ty quảng cáo hàng đầu trên thế giới không muốn chia sẻ quyền lợi và khách hàng với nhà đầu

tư khác, nên một số công ty quảng cáo nước ngoài đã yêu cầu nhân viên tin cậy của mình thành lập doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam theo Luật Doanh nghiệp, sau đó hợp tác thành lập doanh nghiệp liên doanh hoặc HĐHTKD theo Luật ĐTNN. Xuất phát từ bất cập về phạm vi hoạt động nêu trên, một số công ty quảng cáo nước ngoài đã thông qua nhân viên của mình thành lập doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam để thực hiện việc ký hợp đồng với phương tiện thông tin đại chúng cũng như thực hiện các dịch vụ quảng cáo mà pháp luật Việt Nam còn hạn chế. Về mặt pháp lý, việc doanh nghiệp Việt Nam hợp tác với doanh nghiệp có vốn ĐTNN để thực hiện hoạt động này là không vi phạm pháp luật.

Bốn là: Chuyển giá làm tăng chi phí kinh doanh, giảm lợi nhuận, tránh thuế thu nhập doanh nghiệp: Mặc dù chưa có bằng chứng cụ thể, nhưng việc một số dự án đã hoạt động từ lâu mà vẫn chưa có lãi, trong khi một số dự án khác lại có lãi ngay từ khi bắt đầu hoạt động; cộng thêm thực tế là dự án có khách hàng lớn, doanh thu cao, nhưng chi phí cũng quá lớn, làm phát sinh vấn đề cần xem xét, kiểm chứng là liệu các dự án quảng cáo có vốn ĐTNN có thực hiện việc chuyển giá giữa các công ty trong cùng tập đoàn làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận và tránh thuế thu nhập doanh nghiệp đáng lẽ phải nộp tại Việt Nam hay không. Thanh tra Bộ Văn hóa - Thông tin đã thu thập tài liệu tài chính như báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế, sổ phụ ngân hàng để xem xét. Tuy nhiên, để có thể giải quyết thấu đáo vấn đề này, cần có sự phối hợp với thanh tra tài chính.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực quảng cáo của Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w