II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
1. Khái niệm và các phương tiện quảng cáo
1.1. Khái niệm quảng cáo
Hoạt động quảng cáo đã xuất hiện từ lâu trong đời sống kinh tế - xã hội của nhiều nước trên thế giới và phát triển theo nhịp độ của sự phát triển kinh tế thị trường. Ngày nay, quảng cáo đã trở thành một động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của hầu hết các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, quảng cáo hình thành và phát triển đồng thời với công cuộc đổi mới nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã
đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để quảng cáo Việt Nam phát triển vững chắc đúng định hướng và tạo hành lang pháp lý cho hoạt động quảng cáo, Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) về “xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” đã đề ra nhiệm vụ phải xây dựng luật quảng cáo. Năm 2001, đáp ứng sự phát triển của quảng cáo, tăng cường quản lý nhà nước về lĩnh vực hoạt động này, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá X đã thông qua Pháp lệnh quảng cáo, sau đó là các văn bản hướng dẫn thi hành của Chính phủ và Bộ Văn hoá - Thông tin.
Theo điều 4 - chương I, pháp lệnh quảng cáo: “Quảng cáo là giới thiệu đến người tiêu dung về hoạt động kinh doanh hàng hoá và dịch vụ, bao gồm dịch vụ có mục đích sinh lời và dịch vụ không có mục đích sinh lời”.
Trong đó, dịch vụ có mục đích sinh lời là dịch vụ nhằm tạo ra lợi nhuận cho tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ, còn dịch vụ không có mục đích sinh lời là dịch vụ không nhằm tạo ra lợi nhuận cho tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ.
Theo khoản 8, điều 2, Nghị định 24/2003/ NĐ-CP về quảng cáo: “Quá trình hoạt động quảng cáo là việc thực hiện chiến lược tiếp thị, xúc tiến quảng cáo, tư vấn quảng cáo, thực hiện ý tưởng quảng cáo, giới thiệu sản phẩm quảng cáo đến người tiêu dùng”. Như vậy, có thể hiểu hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo được bắt đầu từ khi thực hiện chương trình tiếp thị cho đến khi giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng. Điều này cũng có nghĩa là các dự án nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch tiếp thị, chiến lược phát triển sản phẩm là những công đoạn trước của quá trình hoạt động quảng cáo và do vậy sẽ không thuộc các dự án quảng cáo. Chúng ta cần quan tâm đến sự phân biệt này vì nó liên quan đến thẩm quyền cấp phép đầu tư cũng như các hình thức đầu tư nếu nhà đầu tư nước ngoài hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này ở Việt Nam. Nếu là hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư có thẩm quyền cấp giấy phép, và
nhà đầu tư nước ngoài sẽ được đầu tư vào Việt Nam dưới hình thức liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh. Còn nếu đó là các dự án nghiên cứu thị trường, lấp kế hoạch tiếp thị, chiến lược phát triển sản phẩm thì uỷ ban nhân dân các tỉnh có dự án đầu tư có thẩm quyền cấp giấy phép và ngoài hai hình thức đầu tư như trên thì nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.
1.2. Các phương tiện quảng cáo
Ngay từ những năm cuối thập niên 80, hoạt động quảng cáo tại Việt Nam đã manh nha hình thành và trải qua một quá trình sơ khai từ khi có nhiều công ty nước ngoài lần lượt vào Việt Nam đầu tư kinh doanh. Sau ngày Mỹ huỷ bỏ hoàn toàn cấm vận Việt Nam vào đầu tháng 2/1994, những đặc trưng về một nền công nghiệp quảng cáo đã hình thành với những thị phần ngày càng phát triển theo tốc độ tăng trưởng kinh tế, sự phát triển của quảng cáo trong giai đoạn này đáp ứng được sự đòi hỏi của sản xuất hang hoá, tính hấp dẫn của nền kinh tế mở, sự thúc bách của quá trình hội nhập. Những chiến dịch quảng cáo có quy mô bắt đầu nở rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Người tiêu dùng thu nhận đầy đủ các loại thông tin về chất lượng hàng hoá, sản phẩm và được sống với một thế giới công khai chọn lựa để không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của mình. Và như một tất yếu, các phương tiện quảng cáo như báo chí, truyền hình, đài phát thanh, quảng cáo trên panô, áp phích…đã phát triển mạnh mẽ tạo nên sự cạnh tranh quyết liệt trong nền kinh tế thị trường. Theo điều 9, chương II của Pháp lện quảng cáo của Việt Nam, các phương tiện quảng cáo bao gồm:
1. Báo chí gồm báo in, bao hình, báo nói và báo điện tử 2. Mạng thông tin máy tính
3. Xuất bản phẩm gồm cả phim, ảnh, băng hình, đĩa hình, băng âm thanh và đĩa âm thanh
5. Hội chợ, triển lãm
6. Bảng, biển, pa - nô, băng - rôn, màn hình đặt nơi công cộng 7. Vật phát quang, vật thể trên không, dưới nước
8. Phương tiện giao thông, vật thể di động được 9. Hàng hoá
10. Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật Quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện truyền thông sẽ đến được đại đa số quần chúng. Hoạt động này đã trở nên rất quen thuộc trong cuộc sống chúng ta, nó trở nên thông lệ trong việc tiếp nhận thông tin dù muốn dù không. Hình thức này thưòng lặp đi lặp lại khiến cho người xem nhớ được nội dung giới thiệu. Vì lượng thời gian ít nên nội dung quảng cáo phải cô đọng súc tích, hình ảnh đẹp gây ấn tượng cho người xem.
Quảng cáo trên mạng máy tính và xuất bản phẩm trong thời gian qua đang có chiều hướng phát triển theo sự phát triển nhanh chóng của mạng lưới internet. Đây là những phương tiện quảng cáo có nhiều ưu điểm đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do hiệu quả cao, chi phí quảng cáo trên các phương tiện này lại thấp hơn truyền hình, báo in và một số phương tiện khác, do đó đã thu hút được rất nhiều quảng cáo. Tuy vậy, loại hình hoạt động quảng cáo đang phát triển này đã đặt ra cho công tác quản lý nhiệm vụ phải bắt nhập kịp thời tình hình để có biện pháp quản lý hiệu quả.
Tài trợ các cuộc thi, các chương trình truyền hình…cũng là những hình thức được các nhà sản xuất quan tâm đề cập tới. Ngoài việc xây dựng, thiết kế chương trình sao cho thu hút sự quan tâm của khán giả thì việc lồng ghép khéo léo những hình thức quảng cáo như: tặng thưởng, tờ rơi tờ gấp, băng rôn biểu ngữ quảng cáo…đòi hỏi những người thiết kế có sự quan tâm đặc biệt. Có những phương pháp thiết kế rất hay nhưng hiệu quả công việc quảng cáo lại không cao bởi nếu chỉ thoả mãn nhu cầu làm đẹp, thì thiết kế đó chỉ đạt được chức năng thẩm mỹ thị giác. Để đạt được hiệu quả cao trong quảng cáo thì thiết kế phải cùng lúc thoả mãn nhiều chức năng khác.
Điều đó giúp các nhà thiết kế định hướng một cách khách quan cho hình thức sản phẩm sao cho phù hợp nhất.
Cùng quảng cáo sản phẩm trong một không gian rộng lớn là điều các nhà sản xuất quan tâm trong xã hội hiện đại. Hội trợ triển lãm là cơ hội để các doanh nghiệp tự giới thiệu mình trước công chúng. Đây thực sự là một cuộc trình diễn hoành tráng về sắc màu của quảng cáo đồ hoạ. Sự có mặt của rất nhiều các sản phẩm từ mọi miền hội tụ đã đem đến cho triển lãm một khuôn mặt của lễ hội, của màu sắc. Làm thế nào để thu hút khách hàng tới gian hàng của mình, làm thế nào để nổi bật, thật ấn tượng? Màu sắc trong quảng cáo hội trợ sẽ góp phần thành công trong triển lãm.
Bước chân vào trung tâm triển lãm, ngoài những âm thanh sôi động như thúc giục đôi chân rảo bước thì màu sắc xung quanh khiến không khí trở nên đông vui, sôi động hơn. Đó là những màu đỏ, vàng, cam, lam, tím…của băng rôn khẩu ngữ, của hàng cờ như reo vui, như vẫy chào. Trên cao hơn là những chùm bóng rực rỡ đầy màu sắc cùng dải băng xanh, đỏ nổi bật trên nền trời sáng. Hoà vào màu sắc tưng bừng của lễ hội là những dòng người với đủ màu sắc của trang phục. Công chúng đến để vui chơi, giải trí, mua sắm hàng hoá. Các doanh nghiệp đến tìm cơ hội giới thiệu sản phẩm, tìm đối tác kinh doanh. Một bên cung cấp thông tin và một bên là nơi tiếp nhận thông tin. Hội trợ triển lãm là nơi các doanh nghiệp tự khẳng định mình trực tiếp trước quần chúng. Các nhà sản xuất thường mang đến đây những sản phẩm độc đáo nhất của mình. Sự đồng bộ từ trang phục đến cách bày trí sẽ gây được ấn tượng, tạo uy tín, thanh thế cho công ty. Màu sắc sống động, mới mẻ toát lên sự hài hoà bắt mắt gây sự tập trung của thị giác. Ta có thể bắt gặp muôn màu muôn sắc của cuộc sống trong triển lãm. Đó là những màu sang trọng, quý phái với các gam màu trầm như: nâu đỏ, trắng, ghi, xanh, xanh đen…của những sản phẩm thời trang. Một tông màu vàng rực rỡ đầy hương vị của sản phẩm thực phẩm. Những sắc màu xanh lạnh, ghi tạo sự tin cậy của đồ điện tử gia dụng… Tất cả như cạnh tranh
nhau, tôn nhau, hoà vào nhau làm nên một bản đồn ca lớn về màu sắc trong quảng cáo. Vào hội trợ để làm đẹp hết mình, khoe hết mình, thể hiện hết mình. Những kết quả thu được là vô cùng lớn. Những công ty lớn tiếp tục khẳng định mình, những công ty mới thành lập thì giới thiệu về mình, khách hàng có cơ hội tìm kiếm sản phẩm phù hợp với mình… Nhu cầu và mục tiêu gặp nhau ở một điểm chung đó là cái đẹp. Mọi người tìm cái đẹp thông qua màu sắc, các nhà sản xuất đáp ứng thị hiếu đẹp thông qua màu sắc. Màu sắc chính là cầu nối giữa cái đẹp với con người, làm cho cuộc sống của con người ngày càng đẹp hơn.
Hình thức quảng cáo trên các bảng, biển, panô, băng rôn, màn hình đặt nơi công cộng và các phương tiện quảng cáo ở ngoài trời khác, ngày càng được phát triển đặc biệt là ở các đô thị lớn. Đây là hình thức quảng cáo tốn ít kinh phí, nhưng đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên các nước cần có sự quy hoạch cụ thể trong hình thức quảng cáo này để nó phát triển một cách quy củ, góp phần làm đẹp cảnh quan đô thị.