ĐỊNH HƯỚNG MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG, QUAN ĐIỂM VÀ NHU

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực quảng cáo của Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 56 - 59)

CẦU THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀO LĨNH VỰC QUẢNG CÁO CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

Đến năm 2010, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá hướng tới mục tiêu đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.

Để thực hiện được mục tiêu đó, phát triển quảng cáo được xác định là một hướng chiến lược. Vì vậy, việc phát huy nội lực, tranh thủ nguồn lực bên ngoài đặc biệt là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để đầu tư phát triển ngành quảng cáo là vấn đề bức thiết đang được đặt ra.

1. Định hướng mở cửa thị trường quảng cáo Việt Nam trong quátrình gia nhập WTO trình gia nhập WTO

Gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong thời gian qua, thực hiện chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong hợp tác đa phương và song phương. Nước ta đã trở thành thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM), đã ký Hiệp định Thương mại song phương với Hoa Kỳ, Hiệp định khung với EU... Hội nhập kinh tế quốc tế đã đem lại những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế đất nước như mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu kinh nghiệm quản lý và công nghệ tiên tiến, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội.

Gia nhập WTO sẽ giúp chúng ta có được một môi trường pháp lý hoàn chỉnh và minh bạch hơn, có sức hấp dẫn hơn đối với đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Gia nhập WTO cũng là thông điệp hết sức rõ ràng về quyết tâm cải cách của nước ta, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư khi bỏ vốn vào làm ăn tại Việt Nam. Ngoài ra, cơ hội tiếp cận thị trường của các thành viên WTO khác một cách bình đẳng và minh bạch theo hướng đúng chuẩn mực của WTO, cũng là một yếu tố quan trọng để thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.

Trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam đã xếp quảng cáo vào lĩnh vực đầu tư cần có sự bảo hộ của Nhà nước theo một lộ trình hợp lý. Theo cam kết, các nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập

doanh nghiệp liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh với các đối tác Việt Nam được phép một cách hợp pháp kinh doanh các dịch vụ quảng cáo. Phần vốn góp của các nhà đầu tư nước ngoài trong liên doanh không được phép vượt quá 49% vốn pháp định của liên doanh. Sau 1 năm khi cam kết này có hiệu lực thì tỉ lệ này sẽ được tăng lên 51% và sau 5 năm cam kết có hiệu lực thì phần giới hạn này bị bãi bỏ.

2. Quan điểm thu hút FDI vào lĩnh vực quảng cáo của Việt Namtrong thời gian tới trong thời gian tới

2.1. Quan điểm phát triển ngành quảng cáo Việt Nam trong thờigian tới gian tới

Để hoạt động quảng cáo phát triển vững mạnh, toàn diện, thoả mãn nhu cầu thông tin quảng cáo của xã hội, góp phần tích cực vào sự phát triển của kinh tế thị trường, Đảng và Nhà nước ta đã có quan điểm phát triển quảng cáo thành một ngành kinh tế quan trọng, thúc đẩy các ngành khác phát triển, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

• Đẩy mạnh phát triển tất cả các hình thức quảng cáo để quảng cáo trở thành một ngành chiểm tỷ trọng lớn trong khối ngành dịch vụ, tạo điều kiện thúc đẩy một số ngành kinh tế- xã hội liên quan cùng phát triển.

• Phát triển quảng cáo nhanh và bền vững, tranh thủ khai thác mọi nguồn lực trong và ngoài nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế. Đa dạng hoá các hình thức quảng cáo và nâng cao chất lượng các sản phẩm quảng cáo. Từng bước đưa nước ta trơ thành một trung tâm quảng cáo có tầm cỡ khu vực, phấn đấu đến năm 2020 đưa quảng cáo Việt Nam vào nhóm các nước có ngành quảng cáo phát triển hàng đầu trong khu vực.

• Mở rộng thị trường quảng cáo để ngành quảng cáo Việt Nam không chỉ bó hẹp việc phát triển thị trường trong nước mà còn “vươn” ra thị trường các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.

2.2. Quan điểm thu hút FDI vào lĩnh vực quảng cáo của Việt Nam trong thời gian tới trong thời gian tới

• Khuyến khích mạnh mẽ việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước ta trên tất cả các địa phương, tạo điều kiện cho ngành quảng cáo Việt Nam phát triển một cách toàn diện. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh thu hút FDI vào những địa bàn có nhiều lợi thế phát huy vai trò của vùng động lực, như Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

• Khuyến khích tất cả các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài từ tất cả các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào lãnh thổ Việt Nam, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm năng lớn về tài chính (Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Australia…) và nắm công nghệ nguồn từ các nước phát triển.

3. Một số dự báo về đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngànhquảng cáo ở Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2010 quảng cáo ở Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2010

Căn cứ vào tình hình thực hiện đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực quảng cáo giai đoạn vừa qua, đặc biệt là xu hướng đầu tư trong những năm gần nhất, cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch đầu tư) đã xác định các chỉ tiêu trong việc thu hút nước ngoài trong lĩnh vực này như sau:

• Tổng vốn đăng ký của các dự án FDI trong lĩnh vực quảng cáo được cấp phép và dự án tăng vốn khoảng 15 triệu USD, trong đó vốn đăng ký của các dự án cấp mới là 12 triệu USD, các dự án tăng vốn đạt trên 3 triệu USD

• Vốn đưa vào thực hiện bằng vốn đăng ký là 15 triệu USD.

• Hàng năm đóng góp khoảng 60 tỷ VNĐ vào ngân sách nhà nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực quảng cáo của Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w