II. CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO LĨNH
2. Tăng cường công tác quản lý đối với các dự án cung cấp dịch vụ
2.1. Sự cần thiết của giải pháp
Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực quảng cáo là nhiệm vụ thường xuyên của cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên, trong thời gian qua công tác thanh tra lĩnh vực này đặc biệt trong những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn chưa được quan tâm sâu sát. Điều đó đã thể hiện ở những vấn đề còn tồn tại, chưa được giải quyết trong thời gian qua, cụ thể là:
• Tuy không phổ biến nhưng đã có dự án mặc dù chưa được phép thực hiện mục tiêu cung cấp dịch vụ quảng cáo, nhưng đã trực tiếp hoặc gián tiếp (như thông qua công ty Việt Nam do chính nhân viên của mình thành lập) để tiến hành kinh doanh quảng cáo tại Việt Nam. Điều này đã gây phản ứng từ phía các doanh nghiệp quảng cáo trong nước cũng như nước ngoài.
• Ngoài ra, mặc dù chưa có bằng chứng cụ thể, nhưng việc một số dự án đã hoạt động từ lâu mà vẫn chưa có lãi như công ty liên doanh TNHH Saatchi & Saatchi Việt Nam, trong khi một số các dự án khác lại có lãi ngay từ khi bắt đầu hoạt động. Cộng thêm thực tế là dự án có khách hàng lớn, doanh thu cao nhưng chi phí cũng quá lớn, làm phát sinh vấn đề cần xem xét, kiểm chứng là liệu các dự án quảng cáo có vốn đầu tư nước ngoài có thực hiện việc chuyển giá giữa các công ty trong cùng tập đoàn làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận và tránh thuế thu nhập doanh nghiệp đáng lẽ phải nộp tại Việt Nam hay không.
Nguyên nhân cơ bản của những bất cập trên là do các cơ quan quản lý nhà nước còn thiếu hiểu biết và kinh nghiệm trong lĩnh vực này; Công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật còn yếu; Và công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý chưa được chú trọng. Do đó, các vi phạm của các doanh nghiệp quảng cáo có vốn đầu tư nước ngoài vẫn chưa được xử lý nghiêm túc và kịp thời.
những giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý đối với các dự án cung cấp dịch vụ quảng cáo có vốn đầu tư nước ngoài.
2.2. Nội dung của giải pháp
Một là: Cần tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về quảng cáo và pháp luật có liên quan đồng thời nâng cao khả năng tổ chức thực hiện về quản lý nhà nước. Để làm được điều đó, một giải pháp rất hữu ích là hàng năm chúng ta cần mở các lớp đào tạo cho các cán bộ quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, cụ thể là các nhân viên, các thanh tra thuộc Bộ Văn hóa – Thông tin, cũng như các nhân viên ở cấp dưới (Sở, phòng Văn hóa – Thông tin). Ngoài ra, hàng năm chúng ta có thể mở những cuộc thi nhằm nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý nhà nước trong lĩnh vực quảng cáo qua đó sẽ khuyến khích sự nghiên cứu học hỏi cũng như tinh thần trách nhiệm của họ.
Hai là: Thường xuyên tiến hành kiểm tra, thanh tra việc thực thi pháp luật của các doanh nghiệp quảng cáo có vốn đầu tư nước ngoài. Hàng năm Bộ Văn hóa – Thông tin, cũng như các Sở Văn hóa – Thông tin cần tổ chức những cuộc kiểm tra định kỳ, khoảng 6 tháng một lần, ngoài ra cũng nên tổ chức những cuộc kiểm tra đột xuất nhằm đánh giá chính xác nhất hoạt động của các doanh nghiệp này. Trong quá trình kiểm tra, nếu có sai phạm được phát hiện thì cần phải xử lý nghiêm khắc, đúng người đúng tội. Đồng thời, những người quản lý cũng cần phải lắng nghe và giải quyết thấu đáo những thắc mắc của các doanh nghiệp.
Ba là: Cần phải chú trọng hơn nữa sự phối hợp với các cơ quan chức năng, các bộ và các phòng ban, nhằm đảm bảo một môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh giữa các doanh nghiệp, tiến tới xây dựng một ngành quảng cáo ổn định và quảng cáo tại Việt Nam.
Thực hiện tốt những giải pháp trên sẽ góp phần giúp cho công tác quản lý của nước ta trong lĩnh vực quảng cáo ngày càng tiến bộ và phát triển, đáp ứng được nhu cầu hội nhập sắp tới. Điều này góp phần tạo sự yên
tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài về một môi trường đầu tư trong sạch và bình đẳng.