Những đánh giá chung

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực quảng cáo của Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 45 - 49)

II. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO LĨNH

3. Những đánh giá chung

Để có được một cái nhìn khái quát và đầy đủ về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian qua, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích các dự án này trên các mặt sau:

3.1. Về đối tác nước ngoài và địa điểm nhận đầu tư các dự án

Các đối tác nước ngoài của chúng ta trong các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực quảng cáo đến từ 8 quốc gia khác nhau nhưng vẫn là các đối tác quen thuộc của Việt Nam, đó là: Mỹ, Hàn Quốc, Pháp, Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore và Hồng Kông. Trong đó nổi bật lên là các chủ đầu tư của Hàn Quốc với 3 dự án đầu tư vào các năm

1995, 1999 và 2001 với tổng số vốn đăng ký (đồng thời cũng là vốn thực hiện) là 6,498443 triệu USD chiếm 49,73% tổng vốn đầu tư trong các dự án đầu tư trong lĩnh vực này.

Một điều đặc biệt trong các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này là trong tổng số 10 dự án thì có đến tận 9 dự án đầu tư được đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh và chỉ có 1 dự án có địa điểm đặt tại Hà Nội, và không có dự án nào có địa điểm là các tỉnh. Điều này thể hiện thế mạnh cũng như sự sôi động trong ngành này tại Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời cũng đặt ra trăn trở cho những nhà quản lý về sự phát triển không đồng đều trong lĩnh vực này ở nước ta.

3.2. Tình hình thực hiện mục tiêu hoạt động quy định tại giấy phép đầu tư đầu tư

Tất cả 10 dự án đều thực hiện theo đúng mục tiêu hoạt động được quy định trong giấy phép đầu tư.

Các dự án hợp đồng hợp tác kinh doanh đã thực hiện đúng theo mục tiêu hoạt động của mình là: cung cấp dịch vụ quảng cáo trên đài phát thanh và truyền hình, báo, tạp chí, ấn phẩm, dịch vụ thiết kế, tạo mẫu sản phẩm. Cũng như vậy các dự án doanh nghiệp liên doanh đã thực hiện tốt mục tiêu hoạt động của mình theo quy định trong giấy phép đầu tư, đó là: cung cấp các dịch vụ quảng cáo thương mại, bao gồm: lập chiến lược, lập kế hoạch quảng cáo, thiết kế sáng tạo và chế tạo mẫu sản phẩm quảng cáo và đăng ký quảng cáo (không trực tiếp thể hiện mẫu phẩm quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo).

3.3. Về thực hiện vốn đầu tư

Tất cả các dự án đều thực hiện đủ vốn cam kết, trong đó dự án có vốn cam kết lớn nhất là Công ty TNHH Hakuhodo & Quảng cáo Sài Gòn là 3,6 triệu USD, tiếp đến là hợp đồng hợp tác kinh doanh dịch vụ quảng cáo city Vision với vốn cam kết là 3,494693 triệu USD…và dự án có vốn cam kết ít nhất là dự án hợp doanh xuất bản lịch trình bay quốc tế và quảng cáo

với vốn cam kết là 100000 USD.

3.4. Về thực hiện các nghĩa vụ tài chính

So với tổng vốn đầu tư, các dự án đóng góp đã đóng góp khá lớn cho ngân sách nhà nước, cụ thể là trong năm 2003 nộp khoảng 20 tỷ VNĐ, trong năm 2004 là 40 tỷ VNĐ. Các khoản nộp ngân sách chủ yếu là thuế thu nhập cá nhân và thuế VAT. Khoản thuế thu nhập doanh nghiệp nộp ngân sách thấp do một số dự án đến nay vẫn chưa có lãi như HĐHTKD giữa Công ty TNHH M&T và Leo Burnett Worldwide Inc, Công ty McCaan - Erickson Việt Nam, hoặc mới bắt đầu có lãi từ năm 2004 như Công ty Saatchi&Saatchi. Theo báo cáo của các công ty, lý do chủ yếu dẫn đến việc chưa có lãi là do: chi phí lương cho nhân viên quá cao để đảm bảo duy trì số nhân viên có trình độ; và chi phí mua ngoài, đặc biệt là phần hậu kỳ là quá lớn.

3.5. Về lao động

Số lao động của các công ty không nhiều chỉ không hơn 70 lao động, nhưng chủ yếu là lao động có trình độ cao và có tính sáng tạo. Tuy nhiên, các khâu chủ chốt như xây dựng chiến lược quảng cáo, sáng tạo mẫu quảng cáo, dựng hậu kỳ cho chương trình quảng cáo, vẫn do người nước ngoài đảm nhiệm, thậm chí một số việc phải thực hiện ở nước ngoài. Một xu hướng tốt hiện nay là trong các công ty này đều đào tạo nhân viên để dần thay thế nhân viên nước ngoài, nhằm giảm chi phí hoạt động, thậm chí tại công ty Saatchi&Saatchi, Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc đều là người Việt Nam.

3.6. Khách hàng và những lĩnh vực quảng cáo chủ yếu

Về khách hàng: do có mạng lưới trên thế giới, nên khách hàng chủ yếu của các doanh nghiệp quảng cáo có vốn ĐTNN là khách hàng truyền thống toàn cầu và khu vực.Số khách hàng là doanh nghiệp Việt Nam rất ít. Do thực tế là chi phí quảng cáo lớn, nên các doanh nghiệp quảng cáo có vốn ĐTNN cũng không tập trung phát triển mạng thị trường là các doanh

nghiệp trong nước, trừ một số doanh nghiệp lớn như Bia Sài Gòn, Viettel. Tại Việt Nam các doanh nghiệp quảng cáo này tập trung phục vụ khách hàng là doanh nghiệp có vốn ĐTNN, chủ yếu trong lĩnh vực chất tẩy rửa, bia và nước giải khát, ôtô xe máy, hàng điện tử và viễn thông.

3.7. Phương tiện quảng cáo

Phương tiện quảng cáo được sử dụng chủ yếu: là truyền hình mà tập trung phần lớn là Đài truyền hình Việt Nam và Đài truyền hình Tp Hồ Chí Minh. Ngoài ra, một số báo viết cũng thu được lượng quảng cáo tương đối lớn là báo Tuổi trẻ, báo Thanh niên…Tuy nhiên do các phương tiện truyền thông áp dụng mức hoa hồng đặt chỗ quảng cáo luỹ tiến theo tổng giá trị hợp đồng quảng cáo trong năm, nên hầu hết các doanh nghiệp quảng cáo đặt chỗ qua công ty quảng cáo Việt Nam, mà điển hình là công ty Đất Việt.

Một điểm đáng lưu ý là đối với các hợp đồng đặt chỗ quảng cáo, doanh thu của công ty quảng cáo là phần phí (tiền hoa hồng) mà công ty nhận được. Theo các công ty, phần này chỉ chiếm khoảng 3-5% tổng giá trị hợp đồng, phần còn lại nộp cho phương tiện truyền thông, do vậy phần của các công ty quảng cáo được hưởng là rất ít.

3.8. Thị phần quảng cáo trong nước

Mặc dù chỉ có 10 dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực quảng cáo so với hơn 3000 công ty quảng cáo của Việt Nam, nhưng một “nghịch lý” đã diễn ra đó các doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam chỉ chiếm 20% thị phần, còn lại 80% thị phần thuộc về các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Mặt khác trong số 3000 doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam thì đại đa số là “lính đánh thuê”. Thường thì các công ty quảng cáo có vốn đầu tư nước ngoài hoạch định chiến lược. Nhưng bản thân họ không đủ nhân lực hoặc do các yếu tố hạn chế về pháp lý mà họ phải thuê tại các công ty quảng cáo Việt Nam để thực hiện chương trình quảng cáo. Thế nhưng, phần chất xám của họ lại dành được phần ngân sách đáng kể, còn phần thực thi của các công ty quảng cáo nội địa chỉ thu được phần doanh thu khá

khiêm tốn. Do vậy, phần lớn doanh thu mà ngành quảng cáo thu được đã “chảy” vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

3.9. Về công tác quản lý nhà nước

Việc phối hợp quản lý nhà nước giữa các cơ quan, cụ thể là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Văn hóa – Thông tin, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Văn hóa – Thông tin chưa được chặt chẽ. Trong khi cơ quan quản lý về đầu tư quan tâm nhiều đến việc thực hiện các quy định về ĐTNN, coi việc quản lý chuyên ngành là của cơ quan quản lý về quảng cáo thì cơ quan quản lý về quảng cáo lại cho rằng đây là dự án do Bộ KH&ĐT cấp phép, nên không đủ thẩm quyền kiểm tra, giám sát.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực quảng cáo của Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w