Nội luật hoá các nguyên tắc, quy phạm, tập quán quốc tế trong quan hệ hợp đồng

Một phần của tài liệu Quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 179 - 184)

quan hệ hợp đồng

Hiện nay, Việt Nam đã gia nhập các tổ chức và các diễn đàn kinh tế quốc tế và khu vực nh: WTO, APEC, AFTA Quá trình này đặt ra nhiều vấn đề…

hoàn thiện pháp luật thơng mại cũng nh pháp luật về hợp đồng để thực hiện các cam kết quốc tế và phù hợp với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế trong giao lu thơng mại. Điều này đòi hỏi sự tơng thích giữa các quy định về quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thơng mại của nớc ta so với pháp luật và tập quán quốc tế. Cần nghiên cứu khả năng áp dụng các tập quán quốc tế, án lệ trong quá trình áp dụng pháp luật và giải quyết tranh chấp hợp đồng trong hoạt động thơng mại theo các quy định mà Việt Nam đã cam kết. Để đáp ứng yêu cầu này, tôi cho rằng cần giải quyết các vấn đề sau:

Một là, nghiên cứu xây dựng và áp dụng các chế định, nguyên tắc và

thông lệ quốc tế về giao kết hợp đồng nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng ở nớc ta. Sau khi Nhà nớc ban hành Bộ luật Dân sự (2005), Luật Thơng mại (2005), pháp luật hợp đồng nớc ta đợc hoàn thiện theo hớng ngày càng phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, hiện nay một số quy định vẫn cha phù hợp với thông lệ quốc tế, do vậy, cần nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện các quy định này, nh: quy định về nguyên tắc công bằng, nguyên tắc bình đẳng trong giao kết hợp đồng thơng mại; vấn đề điều chỉnh pháp lý đối với “điều kiện thơng mại chung”, vấn đề về trách nhiệm của nhà sản xuất, kinh doanh đối với hàng hoá, dịch vụ do mình cung cấp …

Hai là, cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu lập pháp để tiếp nhận và áp

và giao lu thơng mại qua nhiều kênh tiếp nhận khác nhau, nh: áp dụng trực tiếp các điều ớc quốc tế có hiệu lực đối với Việt Nam; nội luật hoá các cam kết, hiệp định pháp lý, điều ớc quốc tế song phơng và đa phơng; tiếp nhận thông qua thực tiễn áp dụng pháp luật trong quá trình hội nhập các tổ chức ASEAN, WTO …

Ba là, cần nghiên cứu hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền tự do hợp

đồng trong hoạt động thơng mại ở nớc ta thông qua việc tiếp nhận các luật mẫu liên quan đến hợp đồng của các tổ chức quốc tế (nh: Bộ Các nguyên tắc cơ bản về hợp đồng thơng mại quốc tế của Unidroit, Luật Mẫu về trọng tài thơng mại...); tiếp nhận các điều lệ của các tổ chức nghề nghiệp quốc tế trong các lĩnh vực cung cấp hàng hoá, dịch vụ nh: vận tải hàng hải, hàng không, bảo hiểm... Các quy định này đóng một vai trò quan trọng trong việc hài hoà hoá pháp luật giữa các quốc gia.

Bốn là, cần tăng cờng tính minh bạch của pháp luật trong quá trình hội

nhập kinh tế quốc tế. Đây là một trong những yêu cầu quan trọng khi chúng ta tham gia WTO. Để thực hiện việc này, pháp luật hợp đồng của Việt Nam, nhất là các đạo luật chuyên ngành điều chỉnh các hoạt động thơng mại đặc thù phải bảo đảm sự nhất quán, công khai, dễ tiếp cận đối với các doanh nghiệp và ngời dân, phải bảo đảm tính tin cậy, ổn định và dự đoán trớc đợc [67, tr.16]. Đồng thời, hạn chế đến mức tối đa việc ban hành các văn bản pháp quy, văn bản quản lý hành chính của các cơ quan quản lý nhà nớc, cơ quan hành pháp can thiệp vào các quan hệ tài sản, hợp đồng trong nền kinh tế.

Năm là, trong quá trình thực thi, áp dụng pháp luật, cần nghiên cứu việc

áp dụng án lệ, tập quán quốc tế, các học thuyết pháp lý trong quá trình giải quyết các tranh chấp hợp đồng thơng mại. Việc nghiên cứu áp dụng các học thuyết pháp lý có vai trò ngày càng quan trọng nhằm giải thích các nguyên lý pháp luật. Nhng ở nớc ta, việc này còn có những hạn chế. Trong lĩnh vực hợp đồng, các học thuyết liên quan đến quyền tự do thoả thuận, tự do ý chí, về xác lập hợp đồng, hình thức hợp đồng, hiệu lực hợp đồng... có vai trò quan trọng trong việc xác định quan hệ hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên, nhằm

bảo vệ một cách khoa học, hợp lý quyền lợi của các bên liên quan trong quan hệ hợp đồng.

Kết luận chơng 3

1. Qua nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn cho thấy việc hoàn thiện pháp luật hợp đồng nhằm bảo đảm quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thơng mại ở nớc ta cần dựa trên những định hớng và quan điểm thống nhất, có cơ sở khoa học và khả thi. Điều này đòi hỏi pháp luật hợp đồng của Việt Nam phải bảo đảm tính thống nhất trong việc bảo vệ quyền tự do hợp đồng, từ các quy định của Bộ luật Dân sự với vai trò là luật chung đến các quy định của Luật Thơng mại và các luật chuyên ngành với vai trò là luật chuyên ngành, từ việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật đến thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng và hoạt động xét xử của Toà án.

2. Phơng hớng hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thơng mại ở Việt Nam cần bảo đảm những nội dung sau: phù hợp đờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nớc về yêu cầu xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trờng ở Việt Nam; Bảo đảm tính thống nhất, nhất quán của pháp luật quy định về quyền tự do hợp đồng; phải đặt trong giải pháp tổng thể hoàn thiện pháp luật về hợp đồng và pháp luật về thơng mại, kinh doanh và đáp ứng yêu cầu hội nhập của nền kinh tế.

3. Giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật quy định về quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thơng mại cần tập trung giải quyết những vấn đề chủ yếu sau: (i) Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thơng mại bao gồm cả việc xây dựng hệ thống các nguyên tắc áp dụng pháp luật về hợp đồng; (ii) Xây dựng cơ sở pháp lý điều chỉnh “các điều kiện thơng mại chung” trái pháp luật; (iii) Sửa đổi một số quy định trong Bộ Luật Dân sự (2005) nhằm bảo đảm đầy đủ hơn nội dung quyền tự do hợp đồng; (iv) Sửa đổi một số quy định của Luật Thơng mại (2005) và các quy định về hợp đồng trong các văn bản pháp luật chuyên ngành, nhằm bảo đảm sự phù hợp, thống nhất với quy định của Bộ luật Dân sự (2005);(v) sửa đổi Pháp lệnh Giá

(2002) và (vi) Nội luật hoá các nguyên tắc, quy phạm, tập quán quốc tế trong quan hệ hợp đồng.

4. Bên cạnh các giải pháp về xây dựng và hoàn thiện pháp luật, cũng cần đề cao hiệu quả, vai trò hoạt động của Thẩm phán trong hoạt động xét xử các hành vi vi phạm quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thơng mại. Trong đó, việc quy định cho Thẩm phán quyền giải thích pháp luật hợp đồng và thừa nhận án lệ là nguồn bổ trợ cho pháp luật hợp đồng là rất cần thiết.

Kết luận

Một phần của tài liệu Quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 179 - 184)