Sự chi phối của hội nhập quốc tế đến quyền tự do hợp đồng

Một phần của tài liệu Quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 59 - 62)

Quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới ngày nay đang là một quy luật của thời đại. Các quan hệ thơng mại cũng không nằm ngoài quy luật đó. Trong quá trình hội nhập, pháp luật thơng mại nói chung và pháp luật về hợp đồng nói riêng luôn phải hoàn thiện nhằm đạt đến những chuẩn mực chung, bảo đảm sự phù hợp giữa pháp luật của quốc gia với các chuẩn mực của pháp luật quốc tế để phục vụ cho hội nhập quốc tế.

Thực tiễn hoạt động lập pháp của các quốc gia trên thế giới ngày nay đã chứng minh cho nhận định trên. Trong lĩnh vực hợp đồng, để tạo ra khuôn khổ pháp lý chung điều chỉnh các quan hệ hợp đồng, Cộng đồng Châu Âu đã ban hành Luật Hợp đồng chung để điều chỉnh các quan hệ hợp đồng ở tất cả các quốc gia thành viên trong khối. Tính thống nhất đợc thể hiện ở chỗ Luật Hợp đồng chung này đợc bảo đảm thi hành trực tiếp ở các nớc thành viên của Cộng đồng Châu Âu. ở phơng diện rộng hơn, Liên hợp quốc đã thông qua Công ớc về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, Luật Mẫu về trọng tài (UNCITRAL MODEL LAW) nhằm

quy định các chuẩn mực chung điều chỉnh các quan hệ hợp đồng thơng mại quốc tế... Ngoài ra, thực hiện sự nỗ lực nhằm thống nhất các quy định về hợp đồng trong hoạt động thơng mại giữa các quốc gia, các nớc còn thừa nhận và áp dụng rộng rãi các “tập quán thơng mại quốc tế”. ở một phơng diện khác, sự ra đời của Quyển “Bộ nguyên tắc Hợp đồng thơng mại quốc tế” năm 1994 (sửa đổi năm 2004) (Principles of Iternational Comercial Contracts) do Viện Thống nhất T pháp quốc tế (Unidroit) thông qua, cho thấy những nỗ lực không chỉ từ phía các cơ quan quyền lực nhà nớc của mỗi quốc gia, mà còn cả từ phía các nhà nghiên cứu, các luật gia, các thơng nhân trong việc thống nhất các chuẩn mực điều chỉnh các quan hệ hợp đồng trong hoạt động thơng mại. Tuy chỉ có tính xác nhận mang tính quốc tế về các nguyên tắc cơ bản của hợp đồng trong thơng mại, không phải là văn bản có tính chất bắt buộc thực thi nh các Điều ớc quốc tế (vì không đợc Chính phủ các quốc gia ký kết), nhng các nguyên tắc này lại đợc thừa nhận và sử dụng hết sức rộng rãi, bởi tính khái quát và khả thi rất cao. Các nguyên tắc này đã đa ra các chuẩn mực chung đợc thừa nhận rộng rãi ở hầu hết các hệ thống pháp luật trên thế giới trong giao kết hợp đồng [86]; [87, tr.19-22].

Từ nhiều năm nay, Việt Nam đã tích cực đổi mới kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh quá trình hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. Chủ động hội nhập và giảm thiểu rủi ro đợc xác định là một chính sách quản lý kinh tế chủ đạo của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay [57, tr.9]. Điều này đòi hỏi, trong quá trình tham gia hội nhập quốc tế, pháp luật hợp đồng của Việt Nam phải hài hoà hoá với các nguyên tắc chung của thông lệ quốc tế [57, tr.9.16]. Trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã ký kết nhiều Điều ớc quốc tế đa ph- ơng và song phơng trong lĩnh vực thơng mại. Cho đến nay, Việt Nam đã ký kết trên 80 Hiệp định thơng mại với các nớc và khu vực. Trong đó, phải kể đến Hiệp định Thơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA), các Hiệp định khung về đầu t và tự do thơng mại trong khuôn khổ AFTA, các điều ớc quốc tế và các cam kết quốc tế trong WTO. Theo ông Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn yểu, Việt Nam không thể đứng một sân riêng, muốn hội nhập phải có khung pháp luật

phù hợp với thông lệ quốc tế [98]. Theo báo cáo của Văn phòng Quốc hội về đánh giá tác động của BTA đến hoạt động lập pháp của Quốc hội, những yêu cầu lập pháp về hội nhập và thực hiện các cam kết quốc tế có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động lập pháp của Quốc hội. Điều này đợc thể hiện rõ thông qua việc xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm của Quốc hội thời gian qua [90, tr.10]. Ví dụ: trong năm 2005, nhằm thực hiện các cam kết quốc tế theo lộ trình thực hiện BTA và phục vụ cho giai đoạn đàm phán nớc rút chuẩn bị ra nhập WTO, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian cho công tác lập pháp phục vụ hội nhập với hàng loạt các văn bản đợc ban hành, trong đó có những văn bản quy định về hợp đồng, nh: sửa đổi, bổ sung Bộ luật Dân sự (2005), Luật Thơng mại (2005), Luật Hàng không dân dụng (2006), Bộ luật Hàng hải...; ban hành các đạo luật mới nh: Luật Cạnh tranh (2004), Luật Đầu t (2005) (trên cơ sở thống nhất Luật Đầu t nớc ngoài và Luật Khuyến khích đầu t trong nớc), Luật Giao dịch điện tử (2005), Luật Sở hữu trí tuệ (2005), Luật Kinh doanh bất động sản (2006), Luật Chứng khoán (2006), Pháp lệnh về Ngoại hối (2005)...; bãi bỏ những văn bản pháp luật không phù hợp nh: Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế (1989). Các quy định trong các đạo luật này ngày càng phù hợp hơn với các quy định của pháp luật quốc tế. Ví dụ: các quy định về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự (2005) và Luật Thơng mại (2005) đợc quy định theo hớng bảo đảm quyền tự do hợp đồng rộng hơn so với Bộ luật Dân sự (1995), đã loại bỏ bớt các quy định mang tính quản lý hành chính ra khỏi quan hệ hợp đồng. Khái niệm thơng mại trong Luật Thơng mại (2005) đã đợc quy định phù hợp hơn với khái niệm thơng mại theo quy định của Hiệp định Thơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ và theo quy định của WTO cũng nh phù hợp với các chuẩn mực chung của pháp luật quốc tế. Nội dung này đã đợc thể hiện qua những sửa đổi của pháp luật Việt Nam nh: Luật Thơng mại (1997) quy định hành vi thơng mại bao gồm 15 hành vi đợc quy định tại Điều 45, chủ yếu là mua bán hàng hoá và các dịch vụ liên quan đến mua bán hàng hoá. Luật Thơng mại (2005) đã quy định hành vi thơng mại bao gồm cả thơng mại hàng hoá, thơng mại dịch vụ, đầu t..., phù hợp với quy định của Hiệp định Thơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ và quy định của WTO. Khái

niệm hàng hoá cũng đợc đề cập rộng hơn so với Luật Thơng mại (1997). Việc ban hành Luật Đầu t (2005) nhằm bảo đảm thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử trong WTO (trớc đây, Việt Nam tồn tại hai hệ thống pháp luật về đầu t: pháp luật đầu t nớc ngoài áp dụng đối với các nhà đầu t nớc ngoài đầu t vào Việt Nam và Luật Khuyến khích đầu t trong nớc áp dung với các nhà đầu t trong nớc). Trớc

Một phần của tài liệu Quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 59 - 62)