Ban hành pháp luật nhằm bảo đảm quyền tự do hợp đồng

Một phần của tài liệu Quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 64 - 65)

Thoả thuận của các bên chỉ hình thành hợp đồng một cách hợp pháp khi nó phù hợp với quy định của pháp luật. Thông qua việc ban hành pháp luật để bảo đảm quyền tự do hợp đồng, Nhà nớc quy định những điều kiện mà các chủ thể phải tuân theo khi giao kết hợp đồng, nhất là các quy định về: các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, gồm: điều kiện về chủ thể hợp đồng; mục đích, nội dung hợp đồng không trái quy định của pháp luật, đạo đức xã hội, trật tự công cộng; các nguyên tắc giao kết hợp đồng nh nguyên tắc tự nguyện thoả thuận, thiện chí, trung thực; hình thức hợp đồng; trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng; các trờng hợp hợp đồng vô hiệu và xử lý hợp đồng vô hiệu... Trong đó, việc thừa nhận và bảo đảm nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận; nguyên tắc thiện chí, trung thực là biểu hiện và bảo đảm cao nhất của quyền tự do hợp đồng. Các quy định này thờng đợc quy định trong các văn bản pháp luật nh: Bộ luật Dân sự (Việt Nam, Pháp, Đức, Nhật Bản, Nga...), có nớc đợc quy định trong Đạo luật riêng về hợp đồng (Ví dụ: Trung Quốc, Inđônêsia...), có nớc quy định trong các đạo luật điều chỉnh các hoạt động thơng mại (Ví dụ: Anh, Hoa Kỳ...).

Ngoài ra, Nhà nớc còn tác động vào quyền tự do hợp đồng thông qua việc quy định các trờng hợp ngoại lệ của quyền tự do hợp đồng. Đó là các trờng hợp pháp luật cấm giao kết hợp đồng trong hoạt động thơng mại. Các trờng hợp này đợc quy định trong các đạo luật chuyên ngành, nh: Luật Thơng mại các nớc th- ờng cấm các hành vi: kinh doanh, mua bán những loại hàng hoá, dịch vụ nhất định theo danh mục mà Nhà nớc cấm (vũ khí, pháo nổ, ma tuý, động vật quý hiếm, mại dâm...); Luật Cạnh tranh cấm các thoả thuận hạn chế cạnh tranh, thoả thuận độc quyền; Luật Doanh nghiệp, Luật Các tổ chức tín dụng cấm các hợp đồng đợc ký kết bởi ngời quản lý công ty trong một số trờng hợp; Luật Phá sản doanh nghiệp cấm các hợp đồng đợc ký kết trong giai đoạn doanh nghiệp bị mở thủ tục tuyên bố phá sản doanh nghiệp... Hợp đồng giao kết trong các trờng hợp trên bị coi là trái pháp luật và vô hiệu. Mục đích của những quy định trên là

nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nớc, giữ gìn trật tự kinh tế, xã hội, trật tự công cộng, bảo vệ quyền lợi của ngời thứ ba.

Tuy nhiên, trong các trờng hợp đặc biệt, việc tác động trực tiếp của Nhà nớc vào các quan hệ hợp đồng cần hết sức hạn chế và phải đợc thực hiện một cách hợp lý trên cơ sở luật định. Nhà nớc không đợc can thiệp một cách tuỳ tiện nh trong cơ chế cũ. Nhà nớc chỉ tác động trong những trờng hợp cần thiết phục vụ việc quản lý và định hớng phát triển của nền kinh tế, bảo đảm lợi ích chung của xã hội. Để bảo đảm cho việc Nhà nớc không lạm dụng quyền tác động của mình xâm phạm nghiêm trọng quan hệ hợp đồng, việc tác động trực tiếp của Nhà nớc vào các quan hệ hợp đồng phải trên cơ sở áp dụng một văn bản pháp luật có giá trị nh một đạo luật. Bởi vì, chỉ có cơ quan lập pháp cao nhất mới có quyền quy định những hạn chế của quyền tự do hợp đồng (quyền phái sinh từ quyền tự do kinh doanh, tự do sở hữu, đợc Hiến pháp và pháp luật quy định).

Một phần của tài liệu Quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w