Sự tác động của Nhà nớc thông qua các cơ quan hành pháp

Một phần của tài liệu Quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 65 - 68)

Xuất phát từ việc thực hiện chức năng của Nhà nớc bao gồm: lập pháp, hành pháp và t pháp, trong lĩnh vực hợp đồng, việc thực hiện các chức năng này của Nhà nớc đều có tác động đến quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thơng mại của các chủ thể trong nền kinh tế. Vì vậy, ngoài hoạt động ban hành pháp luật và xét xử của Toà án, hoạt động của các cơ quan hành pháp cũng có những tác động nhất định đến quyền tự do hợp đồng của các chủ thể. Sự tác động này đợc thể hiện chủ yếu thông qua các nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, Nhà nớc tác động vào quyền tự do hợp đồng thông qua việc

thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý các hoạt động kinh tế của các cơ quan hành pháp. Các hoạt động này chủ yếu là xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, chống lại việc lạm dụng quyền tự do hợp đồng của các chủ thể nhằm bảo vệ trật tự công cộng. Ví dụ: hoạt động của Cục quản lý cạnh tranh (thuộc Bộ Thơng mại), hoạt động của Hội đồng Cạnh tranh theo quy định của Luật Cạnh tranh (2004) trong việc xử lý các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trờng, hành vi

tập trung kinh tế bị cấm, các thoả thuân của các chủ thể kinh tế nhằm hạn chế cạnh tranh trên thị trờng (thoả thuận hạn chế cạnh tranh), bao gồm các hành vi nh: thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hay gián tiếp; thoả thuận phân chia thị trờng tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ; thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lợng, khối lợng sản xuất hàng hoá, dịch vụ; thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, đầu t... (Điều 8, Điều 9, Điều 13, Điều 14, Khoản 2 Điều 49, Khoản 2 Điều 53 của Luật Cạnh tranh; Điều 2 Điều 14 Nghị định số 05/2006/NĐ-CP ngày 1/9/2006 của Chính phủ về thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng cạnh tranh; Điều 1 Nghị định số 05/NĐ-CP/2006 ngày 9/1/2006 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh). Ngoài ra, việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý khác cũng góp phần bảo đảm quyền tự do hợp đồng trên thực tế, trật tự công công và lợi ích chung của xã hội, nh: hoạt động quản lý các giao dịch tín dụng, ngân hàng của Ngân hàng Nhà nớc; hoạt động quản lý các giao dịch về chứng khoán trên thị trờng chứng khoán của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nớc; hoạt động quản lý thị trờng bất động sản của Bộ Tài nguyên và Môi trờng, Bộ Xây dựng; hoạt động quản lý dịch vụ vận tải của Bộ Giao thông Vận tải; hoạt động quản lý thị trờng của Bộ Thơng mại, Cơ quan Quản lý thị trờng....

Thứ hai, Nhà nớc tác động vào quyền tự do hợp đồng thông qua việc thực

hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý xã hội của Nhà nớc trong các lĩnh vực cung cấp các dịch vụ công nhằm đáp ứng các nhu cầu công cộng thiết yếu cho xã hội, nh trong các lĩnh vực: vệ sinh môi trờng đô thị, cung cấp điện, nớc sinh hoạt, dịch vụ y tế, giáo dục... hoặc những lĩnh vực thơng mại tồn tại sự độc quyền kinh doanh. ở một số nớc (Pháp, Việt Nam) việc thực hiện các dịch vụ này th- ờng đợc thực hiện thông qua các “hợp đồng hành chính” để thực hiện các dịch vụ công. Nội dung hợp đồng này thờng có những điều khoản quy định những đặc quyền của cơ quan quản lý nhà nớc (điều khoản quá lệ) (ví dụ: điều khoản về giá cả, phơng thức thực hiện hợp đồng...) và thờng nhằm thực hiện mục tiêu của cơ quan quản lý nhà nớc [45, tr 3-4]; [107, tr.239-241]. Ví dụ: ở Pháp, hợp

đồng đợc giao kết một cách bắt buộc giữa công ty điện lực của Pháp (EDF) và các nhà sản xuất điện độc lập về việc mua bán điện do các nhà máy điện độc lập sản xuất; các thoả thuận trợ giúp y tế khẩn cấp đợc ký kết một cách bắt buộc giữa các cơ sở y tế nhà nớc và các bác sĩ hành nghề độc lập đợc coi là hợp đồng hành chính [107, tr.242].

Trong lĩnh vực độc quyền, để bảo vệ lợi ích chung của xã hội trong những trờng hợp đặc biệt, pháp luật các nớc quy định cơ quan quản lý nhà nớc có quyền yêu cầu các doanh nghiệp bán hàng hoá, dịch vụ không đợc quyền ngừng cung cấp hàng hoá dịch vụ cho xã hội hoặc từ chối ký kết hợp đồng với khách hàng, nếu không có lý do chính đáng. Ví dụ: theo pháp luật của Nhật Bản, trong trờng hợp có chiến tranh xảy ra, để phân phối các nguồn dự trữ, pháp luật quy định một số doanh nghiệp sản xuất phải bán sản phẩm của mình cho những địa chỉ nhất định, nhất là các mặt hàng lơng thực, thực phẩm (Khoản 2 Điều 3 Luật Kiểm soát lơng thực, thực phẩm). Khoản 4 Điều 6 Luật Thơng mại Việt Nam (2005) quy định: Nhà nớc thực hiện độc quyền nhà nớc có thời hạn về hoạt động thơng mại đối với một số hàng hoá, dịch vụ hoặc tại một số địa bàn để bảo đảm lợi ích quốc gia.

Tóm lại, trong hoạt động quản lý, điều hành, các cơ quan hành pháp cũng

có những tác động nhất định vào quyền tự do hợp đồng của các chủ thể nhằm bảo vệ trật tự công cộng và lợi ích chung của xã hội. Tuy nhiên, để bảo đảm quyền tự do hợp đồng của các chủ thể, theo tôi sự tác động này cần phải thực hiện trong khuôn khổ do pháp luật quy định (trên cơ sở áp dụng văn bản pháp luật) và hết sức hợp lý, tránh trờng Nhà nớc can thiệp tuỳ tiện, thô bạo vào quan hệ hợp đồng nh trong cơ chế quản lý kinh tế tập trung bao cấp. Về lĩnh vực này, tôi đồng ý với quan điểm của PGS.TS Phạm Hữu Nghị: “Trong trờng hợp thật sự cần thiết, nhân danh tổ chức quyền lực công, Nhà nớc có thể can thiệp vào việc ký kết hợp đồng và do đó giới hạn quyền tự do giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, sự can thiệp này phải là sự can thiệp hợp lý và đợc pháp luật quy định chặt chẽ để tránh sự lạm dụng, vi phạm quyền tự do hợp đồng” [56, tr.81].

Một phần của tài liệu Quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w