Các yếu tố chi phối quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thơng mạ

Một phần của tài liệu Quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 51 - 52)

tiện quản lý rủi ro trong kinh doanh. Pháp luật về hợp đồng chỉ can thiệp vào hoạt động thơng mại giữa các chủ thể khi các bên không thoả thuận hoặc để bảo vệ những lợi ích công [59, tr.42-43]. Vì vậy, đối với các chủ thể, việc bảo đảm quyền tự do hợp đồng có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm thực hiện quyền tự do sở hữu, tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh, chủ động quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Trong thực tế, việc bảo đảm quyền tự do hợp đồng còn có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể, chống lại các hành vi lạm dụng quyền tự do hợp đồng nhằm vi phạm quyền tự do hợp đồng và lợi ích của các chủ thể khác.

ii) Về mặt xã hội, việc bảo đảm quyền tự do hợp đồng có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong việc thực thi các quyền cơ bản của con ngời về dân sự, kinh tế.

Trong xã hội hiện đại, hợp đồng đợc biết đến nh một giao dịch không thể thiếu của mỗi thành viên trong xã hội có tổ chức: Sử dụng điện thoại, điện, nớc, mua nhu yếu phẩm hàng ngày, đi du lịch, giải trí, đầu t, kinh doanh, bảo hiểm…

Hầu hết các hoạt động của con ngời đều đợc thực hiện trong khuôn khổ của mối quan hệ khế ớc [17, tr.5-6]. Hợp đồng ngày càng trở thành một hiện tợng hết sức phổ biến, phong phú, phức tạp trong cuộc sống hàng ngày của mỗi thành viên trong xã hội [104, tr.1]. Vì vậy, việc bảo đảm quyền tự do hợp đồng có vai trò quan trọng cho việc quản lý và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm các quyền cơ bản của con ngời về dân sự, kinh tế, nh: quyền sở hữu cá nhân, quyền tự do cu trú, quyền tự do đi lại và các quyền cơ bản khác của con ngời đợc pháp luật thừa nhận.

1.4. Các yếu tố chi phối quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thơng mại động thơng mại

Nh đã trình bày, ngày nay, không có sự thừa nhận quyền tự do hợp đồng một cách tuyệt đối. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, pháp luật các nớc cần phải tác động vào quan hệ hợp đồng ở những mức độ nhất định. (Ví dụ: ở Pháp, về hình thức hợp đồng, hợp đồng thơng mại có thể đợc các bên tự do quyết định hình thức

hợp đồng bằng miệng hay bằng văn bản. Nhng ở Đức, một số loại hợp đồng bắt buộc phải đợc lập thành văn bản). Ngay ở mỗi quốc gia, trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định, pháp luật quy định quyền tự do hợp đồng cũng có những thay đổi (ví dụ: ở nớc ta, trong cơ chế cũ, quyền tự do hợp đồng bị hạn chế hơn so với trong cơ chế thị trờng). Việc nghiên cứu về quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thơng mại cho thấy, nó bị chi phối bởi các yếu tố: (1) chế độ sở hữu, (2) cơ chế quản lý kinh tế và (3) yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu Quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 51 - 52)