Việc hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thơng mại cần bảo đảm sự thống nhất, nhất quán của hệ

Một phần của tài liệu Quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 138 - 142)

trong hoạt động thơng mại cần bảo đảm sự thống nhất, nhất quán của hệ thống pháp luật hợp đồng

Tính thống nhất của pháp luật về hợp đồng thể hiện ở chỗ pháp luật về hợp đồng phải là một chỉnh thể, đợc cấu thành bởi các quy phạm, các chế định pháp luật có nội dung rõ ràng, tơng thích, nhất quán, không mâu thuẫn, không chồng chéo, không phủ định nhau. Tính thống nhất thể hiện ở cả nội dung và hình thức của pháp luật về hợp đồng. Nội dung tính thống nhất của pháp luật hợp đồng thể hiện ở những điểm cơ bản nh: các nguyên tắc, chế định, quy phạm pháp luật đợc sắp xếp một cách khoa học, lôgic, cụ thể, không mâu thuẫn, chồng chéo về nội dung. Tính thống nhất không có nghĩa là việc pháp điển hoá các quy định về hợp đồng trong một đạo luật duy nhất. Nó không phụ thuộc vào số lợng văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng. Nhng nó đòi hỏi các văn bản phải đợc sắp xếp theo trật tự giá trị hiệu lực của văn bản, bởi nguyên tắc u tiên trong áp dụng văn bản điều chỉnh quan hệ hợp đồng, bởi mối quan hệ giữa luật chung và luật chuyên ngành (luật riêng). Theo đó, các quy định trong các văn bản pháp luật chuyên ngành không trái với quy định trong các văn bản pháp luật chung. Các luật chuyên ngành đợc u tiên áp dụng khi điều chỉnh các quan hệ hợp đồng trong hoạt động thơng mại. Trờng hợp luật chuyên ngành không quy định thì sẽ áp dụng các quy định trong luật chung để điều chỉnh.

Xuất phát từ yêu cầu này, các quy định về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự (2005) phải đợc coi là các quy định chung về hợp đồng có hiệu lực điều chỉnh đối với tất cả các quan hệ hợp đồng. Luật Thơng mại (2005) và các đạo luật chuyên ngành chỉ điều chỉnh những điểm, nội dung quan hệ hợp đồng đặc thù của các loại hợp đồng trong từng lĩnh vực trong mối quan hệ chặt chẽ và thống nhất với các quy định về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự (2005). Để xử lý tốt hơn mối quan hệ giữa luật chung và luật riêng, tôi cho rằng cần phải xây dựng cơ chế giám sát tính hợp hiến và hợp pháp của các văn bản pháp luật. Ngoài ra,

còn phải đẩy mạnh hoạt động giải thích pháp luật, trong đó việc giải thích bởi Toà án trong qua trình xét xử đóng vai trò hết sức quan trọng.

Theo quy định pháp luật của đa số các nớc, mọi hợp đồng đợc ký kết dù có mục đích kinh doanh hay không có mục đích kinh doanh đều chịu sự điều chỉnh thống nhất của pháp luật về hợp đồng. Ví dụ: ở Pháp, Đức, Nhật Bản…

hợp đồng trong thơng mại hay hợp đồng trong dân sự đều chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự. Khi nghiên cứu về hệ thống pháp luật hợp đồng các nớc trên thế giới, TS. Bùi Ngọc Cờng có nhận xét: mọi hợp đồng, dù phục vụ mục

đích kinh doanh thu lợi nhuận hay không đều chịu sự điều chỉnh của pháp luật thống nhất. Những vấn đề đặc thù đối với hợp đồng trong từng lĩnh vực cụ thể có thể đợc quy định riêng trong các đạo luật đơn hành hoặc đợc áp dụng theo án lệ [7, tr.251].

Ngoài ra, việc xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật về hợp đồng còn phải đảm bảo yêu cầu thống nhất, đồng bộ với các hệ thống pháp luật khác có liên quan nh pháp luật về đầu t, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật cạnh tranh, pháp luật về giá Vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng, với t…

cách là một bộ phận cấu thành của pháp luật kinh tế ở nớc ta, cũng cần phải thể hiện quan điểm đổi mới hệ thống pháp luật kinh tế của nớc ta trong giai đoạn hiện nay, đó là: phải phù hợp với t tởng đổi mới cũng nh các quy định trong các đạo luật mới đợc ban hành, nh: Luật Đầu t (2005), Luật Doanh nghiệp (2005), Luật Giao dịch điện tử (2005) Việc hoàn thiện quyền tự do hợp đồng trong…

hoạt động thơng mại phải đợc xem xét, cân nhắc trong mối quan hệ tổng thể với các ngành luật có liên quan, tránh khả năng phát triển cục bộ, mâu thuẫn, không thống nhất giữa các văn bản pháp luật dẫn đến việc tạo ra các rào cản, làm triệt tiêu hiệu quả trong thực tiễn áp dụng pháp luật.

Lịch sử của hệ thống pháp luật hợp đồng ở Việt Nam (trớc khi ban hành Bộ luật Dân sự (2005)) đã cho thấy, việc tồn tại các loại hợp đồng riêng biệt (hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự, hợp đồng thơng mại) cùng với sự tồn tại của các văn bản độc lập điều chỉnh các hợp đồng này (Pháp lệnh Hợp đồng kinh

tế (1989), Bộ luật Dân sự (1995), Luật Thơng mại (1997)) đã tạo ra những hạn chế về cả lý luận và thực tiễn. Nó tạo ra sự bất bình đẳng giữa các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng, không bảo đảm quyền tự do hợp đồng. Đặc biệt, nhiều quy định không phản ánh đúng bản chất của hợp đồng. Để khắc phục những hạn chế đó, chúng ta đã thực hiện cải cách hệ thống pháp luật hợp đồng dựa trên các quan điểm:

i) Việc thống nhất hệ thống pháp luật hợp đồng gắn liền với quá trình thay đổi t duy pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng và việc sửa đổi Bộ luật Dân sự (1995). Theo đó, các quy định về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự là quy định chung; còn các văn bản pháp luật chuyên ngành chỉ điều chỉnh những nét đặc thù trong từng lĩnh vực. Trên cơ sở này, không còn sự phân biệt một cách rạch ròi các loại hợp đồng trên thực tiễn. Đây cũng là xu hớng xây dựng pháp luật hợp đồng nói chung của nhiều nớc trên thế giới hiện nay.

ii) Trong mối quan hệ giữa Bộ luật Dân sự và Luật Thơng mại, Luật Th- ơng mại có chức năng điều chỉnh hầu hết các hành vi thơng mại có mục đích kinh doanh kiếm lời. Các quy định về hợp đồng trong Luật Thơng mại điều chỉnh các quan hệ hợp đồng trong hoạt động thơng mại mà Bộ luật Dân sự cha quy định. Đồng thời, Bộ luật Dân sự nằm trong mối quan hệ với Luật Thơng mại với t cách là luật chung và luật chuyên ngành.

Các quan hệ hợp đồng trong các lĩnh vực đặc thù khác không đợc quy định trong Luật Thơng mại, nh: Hàng hải, hàng không dân dụng, đờng sắt, đầu t, chứng khoán, bảo hiểm, tín dụng ngân hàng, đất đai, xây dựng, điện, bu chính, viễn thông đ… ợc điều chỉnh cụ thể trong các luật chuyên ngành trong mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất với các quy định về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự với t cách là luật chung và luật chuyên ngành.

Các quy định về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự có hiệu lực áp dụng đối với tất cả các quan hệ hợp đồng trong mọi lĩnh vực. Các quy định này điều chỉnh những vấn đề chung mang tính nguyên tắc về hợp đồng (nh: khái niệm, các nguyên tắc giao kết hợp đồng, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, xác lập

hợp đồng, hình thức hợp đồng, xử lý hợp đồng vô hiệu ). Về kỹ thuật lập…

pháp, các quy định về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự vừa phải bảo đảm tính khái quát cao, vừa phải điều chỉnh một cách đầy đủ quan hệ hợp đồng, để bảo đảm tính mềm dẻo của các quy định có thể thích ứng phù hợp với các quan hệ hợp đồng trong nền kinh tế, dự tính đợc xu hớng phát triển của các quan hệ hợp đồng trong thực tế, bảo đảm cho các quy định về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự có tính ổn định và thống nhất cao, thích ứng với sự phát triển của điều kiện kinh tế - xã hội cũng nh thực tiễn giao kết hợp đồng hết sức phong phú, đa dạng.

Luật Thơng mại và các luật chuyên ngành, với t cách là luật riêng, cần đảm bảo các yêu cầu sau: thứ nhất, phải nằm trong mối quan hệ thống nhất với các quy định của Bộ luật Dân sự. Theo đó, các quy định về hợp đồng trong các luật chuyên ngành phải phù hợp với các quy định về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự, không đề cập đến những nội dung đã đợc quy định trong Bộ luật Dân sự, mà chỉ quy định những nội dung đặc thù về giao kết hợp đồng trong từng lĩnh vực hoạt động thơng mại đặc thù. Các quy định này cần cụ thể hoá các quy định của Bộ luật Dân sự, nhng không đợc trái với các quy định của Bộ luật Dân sự, không đợc trái với nguyên tắc tự do hợp đồng. Ngoài việc thể hiện tính đặc thù trong từng lĩnh vực, các luật chuyên ngành còn có vai trò bảo vệ nguyên tắc tự do hợp đồng đã đợc quy định mang tính nguyên tắc trong Bộ luật Dân sự.

Thứ hai, các quy định về hợp đồng trong các luật chuyên ngành còn phải có

mối liên hệ thống nhất với các quy định trong các văn bản pháp luật khác có liên quan (ví dụ: các quy định về hợp đồng đầu t giữa một bên Việt Nam với bên nớc ngoài trong lĩnh vực ngân hàng cần bảo đảm sự thống nhất giữa các quy định của Luật Các tổ chức tín dụng với Luật Đầu t, Luật Doanh nghiệp về điều kiện chủ thể, hình thức đầu t ).…

Việc bảo đảm tính thống nhất của pháp luật hợp đồng có ý nghĩa quan trọng trong việc: (i) bảo đảm sự nhất quán trong các quy định pháp luật về quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thơng mại; (ii) loại bỏ các rào cản đối với quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thơng mại; (iii) hình thành đồng bộ

các quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng trong hoạt động thơng mại nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hợp đồng; (iv) bảo đảm tính khả thi của pháp luật.

Pháp luật hợp đồng là một bộ phận pháp luật điều chỉnh các hoạt động kinh doanh, thơng mại. Vì vậy, việc bảo đảm tính thống nhất, nhất quán của pháp luật quy định về quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thơng mại còn phải đợc đặt trong giải pháp tổng thể hoàn thiện pháp luật về kinh doanh, thơng mại nói chung. Hiện nay, có nhiều công trình nghiên cứu về việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh, thơng mại [6]; [10]; [28]; [32]; [69]; [92] Mỗi công trình nghiên cứu này có cách tiếp cận, mục đích nghiên…

cứu cụ thể khác nhau, nhng về cơ bản, các tác giả đều cho rằng việc hoàn thiện pháp luật về kinh doanh, thơng mại (trong đó có pháp luật về hợp đồng) phải đ- ợc tiến hành đồng bộ với việc hoàn thiện các bộ phận pháp luật khác của pháp luật kinh doanh, thơng mại nh: pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đầu t, pháp luật cạnh tranh, pháp luật thơng mại, pháp luật về giá .) và đáp ứng yêu cầu hội nhập…

của nền kinh tế. Vì vậy, việc hoàn thiện quyền tự do hợp đồng bảo đảm tính thống nhất, nhất quán của pháp luật hợp đồng với các bộ phận khác của pháp luật kinh doanh, thơng mại là một yêu cầu quan trọng bảo đảm tính khả thi của quyền tự do hợp đồng. Trong đó, các quy định về: điều kiện chủ thể đợc phép kinh doanh hoạt động thơng mại, các lĩnh vực thơng mại đợc tự do kinh doanh (trừ các lĩnh vực cấm kinh kinh doanh), các ngành nghề hạn chế kinh doanh, ngành nghề kinh doanh có điều kiện có liên quan trực tiếp đến quyền tự do hợp đồng trong hoạt…

động thơng mại.

Một phần của tài liệu Quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 138 - 142)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w