Sự chi phối của chế độ sở hữu đối với tài sản và t liệu sản xuất đến quyền tự do hợp đồng

Một phần của tài liệu Quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 52 - 55)

đến quyền tự do hợp đồng

Sở hữu là một vấn đề quan trọng và phức tạp trong đời sống kinh tế, xã hội. Theo nghĩa thông thờng, chế độ sở hữu là hình thức sở hữu đối với của cải vật chất trong xã hội, đặc biệt là đối với t liệu sản xuất [80, tr.150]. Khi nghiên cứu về chế độ sở hữu, PGS.TS Nguyễn Văn Thạo cho rằng: sở hữu là một phạm trù xã hội phản ánh quan hệ giữa ngời với ngời trong việc chiếm hữu của cải vật chất trong xã hội, là hình thái kinh tế, xã hội có tính lịch sử của việc chiếm hữu của cải vật chất và thông qua quan hệ xã hội ấy thoả mãn nhu cầu của mình; sở hữu không phải là quan hệ giữa ngời với vật, mà là quan hệ giữa ngời với ngời đối với vật [72, tr.45]. Khi đề cập đến vấn đề sở hữu dới góc độ quyền tài sản trong cải cách kinh tế, PGS. TS Phạm Duy Nghĩa cho rằng: khởi thuỷ của khái niệm sở hữu trong luật La Mã chỉ áp dụng đối với vật có thực. Trong thời đại ngày nay, càng ngày càng có nhiều tài sản vô hình (cổ phần trong công ty, quyền khai thác, quyền kinh doanh, khách hàng quen của doanh nghiệp ).…

Triết lý về “sở hữu” trong thời đại ngày nay dờng nh cần đợc cách tân. Càng ngày khái niệm sở hữu dờng nh càng mất ý nghĩa, thay vào đó là sự tập hợp của các quyền tài sản mà việc sử dụng chúng thiên biến vạn hoá theo quyết định của những ngời có quyền kiểm soát chúng. Việc xác lập quyền tài sản, về cơ bản, có hai dạng: a) xác lập quyền tài sản thông qua hợp đồng và b) thông qua các quy chuẩn đợc ấn định bởi pháp luật [58, tr.43-45]. Theo PGS.TS Dơng Đăng Huệ, trong bất kỳ xã hội nào, quan hệ kinh tế luôn giữ vai trò chủ đạo, quyết định nội

dung, phơng hớng phát triển của các quan hệ xã hội. Bản thân các quan hệ kinh tế cũng rất đa dạng, bao gồm: quan hệ sở hữu, quan hệ trao đổi hàng hoá, dịch vụ; quan hệ quản lý và quan hệ phân phối. Trong đó, quan hệ sở hữu có vai trò đặc biệt quan trọng, vì nó quyết định tính chất và nội dung các quan hệ kinh tế khác. Việc xác định quan hệ sở hữu một cách đúng đắn, phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các quan hệ kinh tế phát triển và ngợc lại, sẽ kìm hãm sự phát triển của các quan hệ kinh tế và kéo theo đó là sự trì trệ của toàn bộ nền kinh tế - xã hội. Điều này đã đợc thực tế chứng minh rất rõ ở nhiều nớc trên thế giới, trong đó có Việt Nam [40, tr.42].

Trong xã hội chiếm hữu nô lệ và xã hội phong kiến, tất cả các t liệu sản xuất và của cải trong xã hội đều tập trung trong tay giai cấp thống trị là chủ nô và giai cấp phong kiến. Giai cấp bị trị là nô lệ và nông dân chiếm đa số, là những ngời không có địa vị trong xã hội, không có quyền sở hữu tài sản gì ngoài sức lao động, họ không đợc pháp luật thừa nhận một quyền chính trị gì. Vì vậy, quyền tự do hợp đồng đối với họ cũng không có ý nghĩa thực tế.

Chủ nghĩa t bản ra đời, trong giai đoạn đầu, đã đề cao quyền tự do, dân chủ của con ngời, nhất là quyền sở hữu cá nhân. Cơ sở pháp lý quan trọng này đã làm nền tảng cho việc bảo đảm sự tồn tại các quyền tự do về kinh tế khác: tự do kinh doanh, tự do hợp đồng Với việc bảo vệ mạnh mẽ quyền tự do sở hữu,…

quyền tự do hợp đồng cũng đợc pháp luật t sản thời kỳ đầu đề cao.

Đối với các nớc phát triển theo con đờng xã hội chủ nghĩa, thời kỳ đầu chỉ có sự thừa nhận hai hình thức sở hữu chủ yếu là: Sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Đây đợc coi là cơ sở của quan hệ sản xuất XHCN, cũng là cơ sở của quan hệ hợp đồng kinh tế giữa các đơn vị kinh doanh. Trong hai hình thức sở hữu đó, sở hữu toàn dân giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Vai trò này thể hiện ở chỗ: Tất cả các t liệu sản xuất quan trọng trong xã hội đều thuộc sở hữu toàn dân (Điều 18 Hiến pháp (1980) và Điều 17 Hiến pháp (1992) của nớc Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Việc hình thành, phát triển sở hữu tập thể đều xuất phát từ sự giúp đỡ, hỗ trợ của Nhà nớc. Các hình thức sở hữu khác

cũng nh các thành phần kinh tế khác nh: kinh tế cá thể, t bản t nhân không đ… - ợc pháp luật khuyến khích phát triển. Pháp luật chỉ cho phép các đơn vị kinh tế tập thể, tổ chức, cá nhân đợc quyền sở hữu những tài sản nhất định, còn tất cả các tài sản khác trong xã hội, nhất là những t liệu sản xuất quan trọng, đều thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nớc thay mặt toàn dân là chủ sở hữu. Nhà nớc quản lý các tài sản ấy bằng một hệ thống các cơ quan, doanh nghiệp nhà nớc. Chính đặc điểm chế độ sở hữu này đã làm triệt tiêu cơ sở tồn tại của quyền tự do hợp đồng. Bởi vì, không có sự đa dạng của các hình thức sở hữu, không thể có tự do hợp đồng. Việc ký kết các hợp đồng kinh tế chủ yếu giữa các doanh nghiệp nhà nớc với nhau chỉ là hình thức, vì các tài sản trong xã hội chủ yếu thuộc một chủ sở hữu là Nhà nớc. Hơn nữa, các đơn vị kinh doanh chỉ có quyền quản lý tài sản, không có quyền định đoạt tài sản đó: ký hợp đồng với ai và ký nh thế nào, đều do Nhà nớc quyết định trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch của Nhà n- ớc. Có thể nói quyền tự do hợp đồng ở giai đoạn này không đợc pháp luật thừa nhận và không tồn tại trên thực tế.

Kể từ khi Liên Xô tan rã cùng với sự sụp đổ của cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, một số nớc XHCN đã phát triển nền kinh tế thị trờng. Việc đầu tiên các nớc này thực hiện trong phát triển kinh tế là đa dạng hoá chế độ sở hữu. Hiến pháp và pháp luật các nớc đều thừa nhận sự tồn tại của nhiều hình thức sở hữu trong nền kinh tế. Hiến pháp (1992) và Bộ luật Dân sự (1995) của Việt Nam đã thừa nhận sự tồn tại khách quan của các hình thức sở hữu trong nền kinh tế. Đó là: Sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu t nhân, sở hữu của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, sở hữu hỗn hợp, sở hữu chung. Pháp luật quy định các chủ sở hữu có quyền trực tiếp sở hữu tất cả các loại tài sản hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình (trừ đất đai thuộc sở hữu toàn dân). Quyền sở hữu bao gồm ba quyền năng: chiếm hữu, sử dụng, định đoạt. Quyền định đoạt của các chủ sở hữu đợc thực hiện thông qua hợp đồng.

Việc thừa nhận nhiều hình thức sở hữu đã tạo cơ sở, tiền đề pháp lý cho sự tồn tại của quyền tự do hợp đồng. Việc pháp luật ghi nhận và quy định quyền tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh (Luật Doanh nghiệp, Luật Thơng mại, Luật

Cạnh tranh quy định thơng nhân có quyền tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm, đợc quyền tự do cạnh tranh theo quy định của pháp luật), đã tạo cơ sở pháp lý cho quyền tự do hợp đồng đợc thực hiện trên thực tế. Trong điều kiện hiện nay, với việc thừa nhận sự tồn tại của nhiều hình thức sở hữu, cùng với các nguyên tắc tự do kinh doanh, tự do bình đẳng trong quan hệ hợp đồng đợc bảo đảm. Nhà nớc không thể can thiệp với t cách là chủ sở hữu trong quan hệ hợp đồng với các chủ thể kinh tế khác nh kinh tế tập thể, kinh tế t nhân, kinh tế cá thể vì tài sản thuộc quyền sở hữu của các chủ thể kinh tế…

này. Quyền tự do thoả thuận, tự do ký kết hợp đồng nhằm xác lập, thay đổi và chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên đợc pháp luật các nớc quy định trong Bộ luật Dân sự, Luật Hợp đồng và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Tóm lại, qua việc nghiên cứu ảnh hởng của chế độ sở hữu đối với việc bảo

đảm quyền tự do hợp đồng có thể thấy rằng: việc bảo đảm sự tồn tại đa dạng của các hình thức sở hữu đối với tài sản và các quyền tài sản, nhất là sở hữu cá nhân, là cơ sở quyết định bảo đảm cho quyền tự do hợp đồng về cả cơ sở lý luận lẫn trên thực tế. Chỉ khi pháp luật thừa nhận tự do sở hữu thì mới có tự do hợp đồng. Những quy định pháp luật hạn chế quyền sở hữu, các quyền tài sản sẽ dẫn đến hạn chế quyền tự do hợp đồng. Nhận định này có ý nghĩa quan trọng trong việc đề ra ph- ơng hớng và các giải pháp bảo đảm quyền tự do hợp đồng, thông qua các cơ chế, các quy định của pháp luật bảo đảm sự tồn tại nhiều hình thức sở hữu, trong đó việc bảo vệ quyền sở hữu cá nhân, các quyền tài sản giữ vai trò hết sức quan trọng.

Một phần của tài liệu Quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w