Xây dựng các nguyên tắc áp dụng pháp luật; quy định cho Thẩm phán quyền giải thích pháp luật và thừa nhận án lệ là nguồn bổ trợ

Một phần của tài liệu Quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 144 - 151)

Thẩm phán quyền giải thích pháp luật và thừa nhận án lệ là nguồn bổ trợ của pháp luật hợp đồng

Bản chất của hợp đồng là sự thoả thuận của các bên trên cở sở nguyên tắc tự do ý chí. Pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng cần phải tôn trọng bản chất này. Điều này cũng đòi hỏi việc ban hành các văn bản pháp luật chuyên ngành để điều chỉnh các quan hệ hợp đồng trong những lĩnh vực thơng mại chuyên biệt cũng phải đợc xây dựng, điều chỉnh trên nền tảng thống nhất, đồng bộ, trên cơ sở tôn trọng quyền tự do hợp đồng, không làm sai lệch bản chất của hợp đồng. Tôn trọng bản chất của hợp đồng còn đòi hỏi sự tôn trọng của pháp luật đối với nguyên tắc tự nguyện thoả thuận của các chủ thể, hạn chế tối đa sự can thiệp của Nhà nớc vào quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thơng mại. Đây là cơ sở lý luận quan trọng bảo đảm sự thống nhất của pháp luật hợp đồng theo h- ớng ngày càng bảo đảm quyền tự do hợp đồng.

Trong hoạt động xét xử, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu thống nhất trong việc áp dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp hợp đồng là nguyên tắc áp dụng pháp luật cha đợc quy định cụ thể. Thực tiễn áp dụng pháp luật hợp đồng thời gian qua cho thấy việc tồn tại nhiều văn bản điều chỉnh quan hệ hợp đồng trong hoạt động thơng mại, các quy định trong những văn bản này có nội dung mâu thuẫn, không thống nhất khiến cho việc áp dụng pháp luật của Toà án gặp nhiều khó khăn, lúng túng, gây ảnh hởng xấu đến lợi ích của các bên, thậm chí còn mang nhiều rủi ro cho các bên.

Ngoài ra, trong thực tiễn, quan hệ hợp đồng hết sức phong phú, đa dạng. Các nhà làm luật khó có thể dự liệu hết những khả năng xẩy ra. Ngoài ra, các quan hệ xã hội luôn luôn biến đổi cùng với sự vận động và phát triển của các điều kiện kinh tế - xã hội, làm cho các quy định của pháp luật có nguy cơ bị lạc hậu, không phù hợp sau một thời gian ban hành. Để khắc phục hạn chế này, (i) việc quy định nguyên tắc áp dụng pháp luật và (ii) quy định cho Thẩm phán quyền giải thích pháp luật trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng và công bằng (công lý) trong quá trình áp dụng pháp luật và thừa nhân án lệ là nguồn của pháp luật hợp đồng là hết sức cần thiết.

i) Về nguyên tắc áp dụng pháp luật

Hiện nay, pháp luật nớc ta quy định ba nguyên tắc áp dụng pháp luật ở các văn bản khác nhau. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định hai nguyên tắc áp dụng luật, gồm: một là, nguyên tắc u tiên áp dụng văn bản có giá trị hiệu lực cao hơn so với văn bản có giá trị hiệu lực thấp hơn nếu cùng nội dung điều chỉnh. Hai là, nguyên tắc u tiên áp dụng văn bản ban hành sau (về thời gian) so với văn bản ban hành trớc đó nếu hai văn bản cùng giá trị hiệu lực và có cùng nội dung điều chỉnh.

Khi ban hành Luật Thơng mại (2005) và một số văn bản pháp luật chuyên ngành khác, Nhà nớc đã quy định thêm nguyên tắc thứ ba là: nguyên tắc u tiên áp dụng luật chuyên ngành so với luật chung (Điều 4 Luật Thơng mại (2005), Khoản 2 Điều 1 Bộ luật Hàng hải (2005) ).…

Việc áp dụng một cách thống nhất các nguyên tắc áp dụng pháp luật trên bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật hợp đồng trong quá trình áp dụng pháp luật. Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng, có những trờng hợp hai trong ba nguyên tắc trên đều có thể đợc áp dụng thì cần phải u tiên áp dụng nguyên tắc nào? Vấn đề này, pháp luật nớc ta cha quy định. Trong hệ thống văn bản pháp luật nớc ta, luật chung thờng là văn bản pháp luật có giá trị hiệu lực pháp lý cao hơn luật chuyên ngành. Do đó, nếu u tiên áp dụng nguyên tắc “u tiên áp dụng văn bản có giá trị hiệu lực cao hơn” so với nguyên tắc “u tiên áp

dụng luật chuyên ngành so với luật chung” thì luật chung sẽ đợc áp dụng trớc. Vì vậy, nguyên tắc u tiên áp dụng luật chuyên ngành so với luật chung sẽ không còn giá trị. Để bảo đảm tính khả thi của các nguyên tắc áp dụng pháp luật, thứ tự u tiên áp dụng các nguyên tắc nh sau:

1. Nguyên tắc “u tiên áp dụng luật chuyên ngành so với luật chung” cần đợc u tiên áp dụng trớc;

2. Nguyên tắc “u tiên áp dụng văn bản có giá trị hiệu lực cao hơn”;

3. Nguyên tắc u tiên áp dụng văn bản ban hành sau (về thời gian) so với văn bản ban hành trớc.

Tuy nhiên, trong thực tiễn, không phải mọi trờng hợp mâu thuẫn của hệ thống pháp luật đều có thể đợc giải quyết bởi các nguyên tắc áp dụng pháp luật. Đó là các trờng hợp phát sinh trong thực tiễn giao kết hợp đồng mà pháp luật không dự kiến hết đợc để quy định trong các văn bản pháp luật. Trong trờng hợp này, cần quy định cho Thẩm phán có quyền giải thích pháp luật, trên cơ sở áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật, nhằm bảo đảm sự bình đẳng và công bằng trong quan hệ hợp đồng.

ii) Quyền giải thích pháp luật của Thẩm phán

Nhà làm luật không thể dự liệu hết mọi trờng hợp có thể xẩy ra trong thực tế, do đó cần phải giải thích luật. Yêu cầu giải thích pháp luật càng quan trọng và có ý nghĩa khi pháp luật chỉ đa ra các nguyên tắc chung, hoặc khi pháp luật quy định không cụ thể, không rõ ràng hoặc có những chỗ thiếu sót. Ngoài ra, pháp luật có thể không dự liệu hết mọi vấn đề. Việc giải thích pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội, bảo vệ lợi ích của các chủ thể liên quan, bảo đảm công bằng trong trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội [3, tr.58].

Đối với yêu cầu thống nhất hệ thống pháp luật, hoạt động giải thích pháp luật còn có tác dụng bảo đảm tính thống nhất trong áp dụng pháp luật. Để bảo

đảm yêu cầu này, hoạt động giải thích pháp luật phải đợc thực hiện bởi cơ quan nhà nớc có thẩm quyền.

Theo quy định của Hiến pháp (Điều 91) và Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật (Điều 52), thì Uỷ ban Thờng vụ Quốc hội (UBTVQH) là cơ quan có thẩm quyền giải thích luật, pháp lệnh. Nhng cơ quan này là cơ quan quyền lực nhà nớc giữ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quan trọng. Trong thực tế, cơ quan này không có thời gian dành cho hoạt động giải thích pháp luật và cũng hiếm khi thấy UBTVQH tiến hành giải thích pháp luật. Do vậy, việc quy định cơ quan này có thẩm quyền giải thích luật, pháp lệnh là không có tính khả thi trên thực tế. Ngoài ra, "pháp luật" mà UBTVQH đợc giao giải thích chỉ bao gồm: Hiến pháp, bộ luật, luật, pháp lệnh nghị quyết của Quốc hội hoặc do UBTVQH thông qua, chứ không phải là tất cả các văn bản quy phạm pháp luật [44, tr.69]. Vì vậy, ngoài các văn bản nêu trên, còn nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác cũng cần đợc giải thích khi áp dụng trong thực tế. Nhng pháp luật của Việt Nam cha quy định cơ quan có thẩm quyền giải thích những văn bản pháp luật này. Vậy, ở nớc ta, cần phải quy định cơ quan nào có thẩm quyền giải thích văn bản quy phạm pháp luật?

Theo quy định pháp luật của các nớc trên thế giới (các nớc theo hệ thống pháp luật Anh-Hoa Kỳ cũng nh hệ thống pháp luật thành văn nh: Pháp, Đức, ý…) đều thừa nhận Toà án, thông qua hoạt động xét xử và án lệ, là cơ quan giải thích pháp luật chính thống trong lĩnh vực pháp luật về hợp đồng. Theo pháp luật các nớc này, án lệ là đờng lối áp dụng của Toà án về một vấn đề pháp lý đã trở thành tiền lệ mà các Thẩm phán có thể theo đó xét xử trong các trờng hợp tơng tự [12, tr.45];[24, tr.66-67]; [43, tr.50]; [97, tr.31-32]. Trên thực tế, án lệ có hai nhiệm vụ quan trọng: một là giải thích và áp dụng pháp luật. Hai là dự bị các cải cách pháp luật [3, tr.64].

Trong hệ thống Toà án ở nớc ta hiện nay, Toà án cấp huyện, cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử sơ thẩm. Bản án của các Toà án cấp sơ thẩm có thể bị kháng

cáo để xét xử theo theo thủ tục phúc thẩm. Bản án phúc thẩm có thể bị kháng nghị xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm bởi Toà án nhân dân tối cao. Các bản án xét xử giám đốc thẩm của Toà án nhân dân tối cao có thể đợc coi là án lệ.

Hiện nay, ở nớc ta trong giới luật gia có các quan điểm khác nhau về vai trò của án lệ nh một nguồn của luật. Có quan điểm cho rằng, nhiệm vụ của Toà án là giải thích luật, do đó cũng có quyền tạo ra các quy phạm pháp luật trong quá trình giải thích và áp dụng pháp luật trong chừng mực các quy phạm đó không trái luật. Quan điểm này dựa trên những u điểm của án lệ trong thực tiễn xét xử, nh: án lệ có mối liên hệ mật thiết với Thẩm phán; án lệ có tính lặp lại; án lệ có tính bắt buộc. Việc thừa nhận án lệ là nguồn của luật sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho Thẩm phán trong quá trình áp dụng pháp luật, tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức và bảo đảm tính thống nhất trong áp dụng pháp luật [24, tr.65]. Có quan điểm cho rằng, Toà án chỉ có quyền áp dụng pháp luật và tập quán, các bản án của Toà án phải căn cứ vào quy định của pháp luật, vì vậy, Toà án không có quyền tạo ra luật. Quan điểm này dựa trên quan niệm truyền thống về án lệ. Có hai lý lẽ chính đợc đa ra để từ chối việc coi án lệ có vai trò là nguồn của luật: thứ nhất, sự thiếu vắng một quy phạm điều chỉnh trong hệ thống văn bản pháp luật có thể tạo nên một "tiền lệ xét xử". Tuy nhiên, tiền lệ này chỉ là một hớng dẫn giúp cho Thẩm phán tìm ra phơng hớng xét xử hợp lý. Việc xét xử trong trờng hợp thiếu quy phạm pháp luật điều chỉnh này chỉ đơn giản là việc Thẩm phán đa ra phán quyết theo lơng tâm trách nhiệm nghề nghiệp của mình, chứ không phải là sự sáng tạo ra khuôn mẫu xét xử. Thứ hai, án lệ có thể bị sửa đổi bất cứ lúc nào bởi một văn bản luật [24, tr.64]. Ngoài ra, cũng có quan điểm cho rằng, việc tranh luận trên chỉ có tính lý thuyết và không mang lại lợi ích trong qua trình áp dụng pháp luật. Ngày nay, việc coi án lệ có vai trò quan trọng trong hoạt động giải thích luật với t cách là một nguồn của luật đợc nhiều nớc thừa nhận bởi các lợi ích của nó trong hoạt động áp dụng và hoàn thiện pháp luật [3, tr.62]. Tôi đồng ý với quan điểm này và cho rằng, về nguyên tắc, án lệ không phải là pháp luật, nên không có hiệu lực áp dụng chung đối với Toà án. Toà án chỉ có

quyền áp dụng pháp luật chứ không có quyền làm ra luật, nếu không thì sẽ “lấn sang sân” của cơ quan lập pháp. Tuy nhiên, hoạt động áp dụng pháp luật của Toà án là hoạt động đòi hỏi sự sáng tạo, nhất là trong trờng hợp pháp luật không quy định hoặc quy định không cụ thể hay có những quy định mâu thuẫn. Vì vậy, những bản án của Toà án nhân dân tối cao nếu có tình, có lý và đợc áp dụng nhiều lần, thì nó sẽ có tính thuyết phục và sẽ đợc Toà án cấp dới xem xét áp dụng theo. Vì vậy, theo tôi, án lệ của Toà án nhân dân tối cao cần đợc thừa nhận là nguồn của luật trong lĩnh vực hợp đồng. Điều này mang lại ý nghĩa to lớn trong thực tiễn áp dụng pháp luật hợp đồng [23].

Với vai trò là nguồn của luật, án lệ cũng cần đợc coi là nguồn quan trong trong giải thích pháp luật. Bởi vì, hoạt động xét xử của Toà án luôn đòi hỏi phải thích ứng với sự thay đổi của đời sống xã hội. Khi các điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi, pháp luật trở lên không còn thích hợp nữa. Trong trờng hợp đó, trớc khi chờ đợi các nhà làm luật sửa đổi, bổ sung pháp luật cho phù hợp, Thẩm phán phải hết sức sáng tạo trong giải thích và áp dụng pháp luật để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Vì vậy, Thẩm phán trong nhiều trờng hợp, phải giải thích pháp luật vợt ra ngoài phạm vi ý nghĩa ban đầu của các quy phạm pháp luật, để bảo vệ công lý và công bằng, bản án có tình, có lý. Nh vậy, trớc khi thực hiện cải cách, sửa đổi pháp luật, án lệ có một vai trò quan trọng là thử nghiệm và tiên phong trong việc cải cách đó. Với vai trò quan trọng nh vậy, tại hầu hết các nớc theo hệ thống pháp luật Anh - Hoa Kỳ và kể cả các nớc theo hệ thống pháp luật thành văn (nh: Pháp, Đức ) đều thừa nhận án lệ có vai trò giải thích pháp luật.…

ở các nớc này, Toà án thờng thực hiện công việc su tập các bản án tiêu biểu, điển hình thành những tập án lệ phục vụ cho hoạt động áp dụng pháp luật và hoạt động nghiên cứu, lập pháp. Theo Luật hợp đồng của Đức, các Thẩm phán, trên cơ sở căn cứ vào nguyên tắc ngay tình trong giao kết và thực hiện hợp đồng (quy định tại Điều 157 và Điều 242 của Bộ luật Dân sự), có thể giải thích các điều khoản hợp đồng theo hớng buộc các bên ký kết hợp đồng phải thực hiện thêm nhiều nghĩa vụ khác ngoài nội dung thoả thuận hợp đồng, nhất là các

nghĩa vụ nh: nghĩa vụ bảo đảm an toàn, nghĩa vụ thông tin và t vấn Trong tr… - ờng hợp một bên vi phạm nguyên tắc này, hợp đồng có thể bị tuyên bố vô hiệu (28, tr.66). Pháp luật một số nớc cũng có quy định tơng tự, ví dụ: theo Điều 451 Bộ luật Dân sự của Cộng hoà Liên bang Nga, Toà án có thể sửa đổi hợp đồng trong những trờng hợp đặc biệt. Điều này cũng tơng tự ở Pháp, Thẩm phán có thể giải thích, sửa đổi các điều khoản hợp đồng trên cơ sở căn cứ vào “nguyên tắc ngay tình”, “nguyên tắc công bằng” (Điều 1134, Điều 1135 Bộ luật Dân sự (1804) của Pháp) trong giao kết hợp đồng để tuyên bố vô hiệu hoặc sửa đổi, bổ sung các điều khoản hợp đồng vi phạm nguyên tắc này. Với việc thừa nhận án lệ là nguồn bổ trợ của pháp luật hợp đồng và Toà án có quyền can thiệp vào hợp đồng thông qua quyền giải thích, sửa đổi nội dung hợp đồng, đã làm cho pháp luật hợp đồng ở các nớc này luôn phát triển thích ứng với những thay đổi của điều kiện kinh tế, xã hội. Đây cũng là một trong những lý do chứng minh cho sự tồn tại ổn định của các quy định về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự của Pháp trong hơn 200 năm qua [23, tr.30].

Việc thừa nhận vai trò giải thích pháp luật của Thẩm phán và của Toà án thông qua án lệ có một ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật hợp đồng, bảo đảm tính thống nhất, bảo đảm quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thơng mại. Để thực hiện việc này, cần thừa nhận án lệ là nguồn giải thích pháp luật trong văn bản pháp luật; về mặt thực tiễn, chúng ta phải thực hiện việc su tập, chọn lọc, in ấn, phổ biến các bản án tiêu biểu, điển hình của Toà án nhân dân tối cao để phục vụ cho hoạt động áp dụng pháp luật và công tác xét xử của Toà án các cấp và việc nghiên cứu, áp dụng pháp luật của giới luật gia.

Để Thẩm phán thực hiện tốt quyền giải thích pháp luật hợp đồng và thừa nhận án lệ của TANDTC là nguồn bổ sung cho pháp luật hợp đồng, theo tôi cần thực hiện các giải pháp trớc mắt là vấn đề đào tạo Thẩm phán. Trong điều kiện

Một phần của tài liệu Quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 144 - 151)