Tạo điều kiện cho đội ngũ nữ cán bộ công chức được học tập nâng cao nhận thức và trình độ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý của cán bộ công chức nữ ở Tỉnh Bolykhămxay CHĐCN Lào (Trang 105 - 107)

KẾT LUẬN CHƯƠN G

3.2.2. Tạo điều kiện cho đội ngũ nữ cán bộ công chức được học tập nâng cao nhận thức và trình độ

cao nhận thức và trình độ

Những cán bộ công chức, sau khi được tuyển dụng và bổ nhiệm vào một bậc, nghạch công chức, sẽ được giữ hoặc đảm nhiệm một chức vụ nhất định. Sau một thời gian công tác, giữa trình độ năng lực của công chức với yêu cầu của điều kiện thực tiễn xuất hiện matt khoảng chênh lệch. Điều này sẽ càng lớn theo thời gian, tuỳ thuộc vào môi trường công tác, để thu hẹp và xoá bỏ khoảng cách đó, người công chức cần phải được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực đáp ứng được yêu cầu thực tế của công việc. Chính vì vậy các cấp uỷ Đảng cần tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ những người không có điều kiện đi học tập tập trung được tham gia học tại chức, học bồi dưỡng. Những cán bộ có trình độ học vấn chuyên môn trung cấp, đại học dưới 40 tuổi có triển vọng đi học đại học, sau đại học với các nghành nghề thích hợp để có một đội ngũ CBLĐ,QL có trình độ kiến thức lý luận và thực tiễn tương xứng.

chức đã đạt được nhiều kết quả quan trọng đáng kể, góp phần nâng cao năng lực, đóng góp tích cực vào công cuộc cải cách hành chính nhà nước. Tuy nhiên việc đào tạo bồi dưỡng để nâng cao năng lực vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế đó là: Việc đào tạo bồi dưỡng chưa có kế hoạch cụ thể trước mắt và tương lai. Đối tượng đào tạo chủ yếu là những công chức yếu kém không hoàn thành nhiệm vụ, trong khi đó những người hoàn thành công việc tốt lại không có thời gian để tham gia lớp đào tạo bồi dưỡng năng lực cao hơn. Cùng với đòi hỏi nâng cao năng lực đọi ngũ công chức để đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ thì việc tăng cường nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đặt ra ngày càng cấp bách. Để thực hiện được điều đó, cần xây dựng được chương trình đào tạo, bồi dưỡng có chất lượng, và hiệu quả cao hơn cụ thể là:

- Xác định đúng đối tượng và mức độ cần thiết phải đào tạo lại, được căn cứ chủ yếu dựa trên kết quả của sát hạch công chức, từ đó xác định được những người có năng lực yếu kém không đáp ứng được yêu cầu của công việc. Đây chính là những đối tượng cần tập chung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực. Ngoài ra, có thể căn cứ vào nhu cầu nâng cao trình độ năng lực của mỗi cá nhân với mục đích lên nghạch, hoặc đề bạt vào một vị trí mới. Việc xác định chính xác đối tượng cần được đào tạo có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của đào tạo.

- Đổi mới chương trình, nội dung đào tạo một cách khoa học và hợp lý, phù hợp với từng đối tượng đào tạo. Đồng thời phải có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, không nặng về mặt lý luận chung chung, mà phảI tăng cường thời lượng về truyền thụ kiến thức chuyên môn, kỹ năng nhiệp vụ, đảm bảo cân đối giữa lý thuyết và thực hành. Về nội dung đào tạo phải đảm bảo nguyên tắc cơ bản, thiết thực và phù hợp với từng loại đối tượng, đổi mới nội dung theo hướng phát huy tính sáng tạo, chủ động nâng cao năng lực thực tiễn, kỹ năng tác nghiệp các nhiệm vụ cụ thể, xử lý tốt các vấn đề, tình huống đa dạng, nội dung cần gon, xúc tiến, dễ hiểu, dễ tiếp thu, đồng thời cũng phải bao quát hết những lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội…

- Phương pháp đào tạo cũng thay đổi bỏ qua phương pháp giáo dục truyền thống sang giáo dục hiện đại lấy học viên làm trung tâm. Bởi vậy đi đối với việc đổi mới nội dung, chương trình sao cho thiết thực sát với thực tiễn, cần có phương pháp truyền đạt hiệu quả, sao cho người học có thể tiếp thu tốt nhất những nội dung, kiến thức cần thiết đó là lấy học viên làm trung tâm, lấy chất lượng, hiệu quả làm mục tiêu chính, giải quyết tốt quan hệ giữa đào tạo và bồi dưỡng, giữa lý thuyết và thực hành, giữa việc học ở trường và tự nghiên cứu.

- Da dạng hoá các hình thức đào tạo nhằm đảm bảo hài hoà giữa yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng với công tác hàng ngày của người công chức. Ngoài hình thức tập trung dài hạn cần có lớp học gắn hạn và có thể đào tạo từ xa,kết hợp vừa học vừa làm. Việc đào tạo bồi dưỡng cũng có thể thực hiện tại chỗ. Cần triển khai các lớp tập huấn, diễn dàn, các hội thi, hội diễn nhằm bổ sung cập nhật thường xuyên những kiến thức chuyên môn cũng như rèn luyện các kỹ năng nghiệp vụ.

- Thực hiện chế độ chính sách theo phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm” , đó là người được đi học cũng phải chịu một phần chi phí nhất định, bởi đào tạo, bồi dưỡng không chỉ là trách nhiệm của mỗi cơ quan đơn vị hay là cá nhân. Kinh phí đào tạo phải phân bổ hợp lý giữa ngân sách nhà nước và chi phí cá nhân bỏ ra, điều này vừa làm giảm áp lực lên nguồn ngân sách nhà nươc, vừa tạo động lực, khuyến khích công chức học tập nâng cao năng lực, điều này phải được thực hiện thống nhất giữa các cơ quan nhà nước với các cơ sở đào tạo.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý của cán bộ công chức nữ ở Tỉnh Bolykhămxay CHĐCN Lào (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w