Thực trạng công tác đào tạo và nâng cao năng lực.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý của cán bộ công chức nữ ở Tỉnh Bolykhămxay CHĐCN Lào (Trang 74 - 78)

Quan triệt các Nghị quyết Đại hội VII, VIII của Đảng NDCM Lào, và của Đảng uỷ tỉnh lần thứ IV, xác định công tác xây dựng Đảng, thì công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là CBLĐ, là khâu quan trọng. Trên tinh thân ấy, Đảng uỷ và tổ chức HLHPN Lào các cấp đã xây dựng quy hoạch cán bộ, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

+ Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ từ năm 2000 đến hiện nay, Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Lào, đã mở nhiều lớp bồi dưỡng cho cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp, trong đó cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ theo học các lớp dài hạn và ngắn hạn được 500 người trong đó cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh đến bàn đạt 45 người. Cụ thể như sau:

- Tại trường Chính trị –Hành chính tỉnh, năm 2002- 2005, đã đào tạo bồi dưỡi lý luận chính trị cho 251 cán bộ từ các cơ sở, trong đó cán bộ nữ chỉ có 20 người, với thời gian học là 10 tháng. Đến năm 2006 đến nay đã có 111 cán bộ và 13 cán bộ nữ đang theo học lớp trung cấp lý luận chính trị tại tỉnh. Ngoài ra các cấp uỷ đảng còn tạo điều kiện cho cán bộ được đi đào tạo bồi dưỡng ở Trường Chính trị-Hành chính quốc gia Lào và nước ngoài như Học

viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.

Với mục đích là làm cho đội ngũ CBLĐ,QL các cấp thâm nhuần sâu sắc về lý luận Mác-Lênin , Tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chủ trương chính sách của ĐNDCM Lào trong từng giai đoạn. Trong công tác đào tạo này ở cấp tỉnh uỷ và huyện uỷ phần lớn là tiến hành quy hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ đã nhận chức vụ làm giám đốc sở, chánh văn phòng và phó phòng, hoặc là uỷ viên tỉnh và huyện uỷ. Đồng thời Đảng và Nhà nước Lào đã gửi cán bộ đi đào tạo ở CHXHCN Việt Nam, nhất là đào tạo lý luận chính trị ngắn hạn và dài hạn ở Học viện Chính trị- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, và cử đi đào tạo chuyên nghành khác. Nhìn chung đội ngũ CBLĐCC, CBLĐ-QL nữ là nói riêng được trưởng thành là do sự quan tâm giúp đỡ, đùm bọc của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Ngoài ra các cơ quan cấp bộ, đảng uỷ các cấp của Lào còn tổ chức chương trình học tập để bồi dưỡng trình độ nghề nghiệp, trình độ ngoại ngữ, tin học quản lý tại các trung tâm như: Đại học Quốc gia Lào và trung tâm giáo dục tại Thà Đừa. Hiện nay trường chính trị-hành chính cấp tỉnh đã phục hồi lại để thuận tiện cho cán bộ công chức tại địa bàn được tham gia, trong đó cũng có cán bộ nữ được tham gia.

+ Về đánh giá bố trí sử dụng cán bộ nữ, các cấp uỷ đảng đã lấy hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cán bộ nữ làm căn cứ chủ yếu, vừa là thước đo phẩm chất, năng lực cán bộ nữ các cấp.Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của hội làm căn cứ để tuyển chọn, đề bạt, bổ nhiệm. Đă coi trọng và phát huy dân chủ trong công tác cán bộ. Việc đánh giá, nhận xét cán bộ đã thực hiện hàng kỳ 6 tháng, một năm để lấy chất lượng và hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ công tác đã giao. Do vậy việc sử dụng cán bộ ngày càng hiệu quả hơn, quần chúng tin tưởng cao đối với cán bộ được sử dụng.

Nhìn chung thực trạng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức trong những năm qua có thể rút ra được kinh nghiệm quý giá để từ đó có thể tạo cơ sở lý luận tiếp tục nâng cao hơn nữa năng lực

QLNN đối với đội ngũ cán bộ này, những năm trước mắt và tương lai.

Kinh nghiệm thứ nhất, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở tỉnh hiện nay phải gắn liền với đường lối và nbhiệm vụ chính trị của tổ chức Đảng có mỗi quan hệ biện chứng với nhau. Có đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt mới có thể tiếp thu được đường lối chính sách của Đảng thực hiện các nhiệm vụ chính trị đúng. Tại các địa phương, chỉ có trên cơ sở đường lối nhiệm vụ chính trị đặt ra cho các địa phương mình đúng mới có thể làm sản sinh ra đôị ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt có trình độ năng lực giỏi. Cán bộ được đào tạo, rén luyện và trưởng thành mới có khả năng thi hành và thực hiện được đường lối, nhiệm vụ chính trị đúng đắn. Đường lối, nhiệm vụ chính trị mà sai, sẽ đẩy hàng loạt cán bộ tới chỗ sai lầm. Đường lối, nhiệm vụ chính trị đúng mới xây dựng được lập trường, quan điểm giai cấp đúng đắn cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt, mới có phương hướng và nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và có cơ sở để đánh giá và lựa chọn cán bộ có năng lực một cách chính xác. Muốn cán bộ có năng lực lãnh đao, quản lý tốt, trước hết phải quan tâm xây dựng đường lối chính sách, nhiệm vụ chính trị đúng. Các cấp các nghành và tong cơ quan đơn vị trong tỉnh phải quan tâm xác định đúng nhiệm vụ chính trị cho mỗi cơ quan, đơn vị và cho từng cán bộ cụ thể. Có xác định rõ được nhiệm vụ chính trị thì mỗi người cán bộ mới có thể phấn đấu thành cán bộ có năng lực tốt. Khi cán bộ cán bộ thi hành đường lối và thực hiện nhiệm vụ chính trị, người làm công tác tổ chức cán bộ phải theo dõi, kiểm tra để giáo dục, giúp đỡ bồi dưỡng đối với cán bộ. Tránh tình trạng làm công tác cán bộ theo kiểu quản lý hành chính chung chung không hiểu bản chất của cán bộ cũng như tính chất, nội dung công việc mà cán bộ đang giải quyết.

Trên thực tế năng lực lãnh đạo, quản lý chưa đồng đều, chưa đạt yêu cầu, chưa gắn các hoạt động của đội ngũ cán bộ này với đười lối và nhiệm vụ chính trị cụ thể. Mặt khác, một số cán bộ chủ chốt còn hạn chế trong việc nhận thức và thực hiện các đường lối và nhiệm vụ chính trị của cấp uỷ trong

việc đề ra các kế hoạch và bước đi cụ thể trong hoạt động của mình, do đó dẫn tới năng lực hoạt của các cán bộ này chưa cao. Nhiều cán bộ khi giải quyết công việc còn xử lý một cách tuỳ tiện, them chí còn đưa ra các quyết định sai lầm, không căn cứ vào đường lối và nhiệm vụ chính trị cụ thể, đặc điểm của từng tổ chức, cơ quan, đơn vị đã gây ra hậu quả hết sức tai hại. Đây là bài học vô cùng quan trọng đối với đội ngũ cán bộ trong thời gian tới.

Kinh nghiệm thứ hai: Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý phải gắn liền với công tác tổ chức. Vì cán bộ là nhân tố chủ yếu, là người lập ra tổ chức và điều hành bộ máy tổ chức. Song, cán bộ lại chịu sự chi phối, ràng buộc của tổ chức. Tổ chức quyết định phương hướng và hành động của cán bộ. Tổ chức buộc cán bộ phải hành động theo nguyên tắc và khuôn khổ nhất định của tổ chức. Tổ chức đúng sẽ nâng cao năng lực của cán bộ lên cấp bội. Cán bộ chỉ có năng lực khi gắn với tổ chức và nhân danh tổ chức. Tách rời tổ chức thì cán bộ mất năng lực và hiệu lực do tập thể tạo nên.

Trong Nghị quyết Đảng bộ lần IV tỉnh Bolykhămxay luôn khẳng định: “ Năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt phải luôn gắn với công tác tổ chức, khâu mẫu chốt trong công táctổ chức là phải nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ mọi nghành, mọi cấp” Do đó, muốn có cán bộ tốt phải gắn cán bộ với công tác tổ chức. Xây dựng tổ chức phải đi đối với xây dựng con người và ngược lại.

Kinh nghiệm thứ ba: Năng lực lãnh đạo, quản lý phải gắn với công tác quần chúng. Vì cán bộ và phong trào quần chúng có mỗi quan hệ biện chứng. Phong trào quần chúng là nơi sản sinh ra cán bộ tốt. Đây là môi trường thử thách và rèn luyện cán bộ để trưởng thành. Mặt khác năng lực của đội ngũ cán bộ lại có vai trò quan trọng đối với phong trào quần chúng, họ là những người tuyên truyền tổ chức, duy trì phong trào cách mạng. Do đó muốn có năng lực của đội ngũ cán bộ tốt thì khi tiến hành công tác cán bộ phải quan tâm tới việc xây dựng phong trào cách mạng của quần chúng mới có thể lựa chọn được cán bộ để đưa đi đào tạo, bồi dưỡng. Cán bộ được đi đào tạo rồi lại phải thử

thách, rèn luyện trong phong trào cách mạng của quần chúng.

Bài học quý báu đối với công tác cán bộ, đặc biệt là công tác nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp tỉnh không tách rời với việc phát triển phong trào cách mạng quần chúng nhất là ở cấp cơ sở.

Kinh nghiệm thứ tư: nâng cao năng lức của cán bộ phải đi đối với việc giữ gìn cán bộ. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở chúng ta phải chú ý tới công tác bảo vệ và giữ gìn cán bộ. Người viết: “ Quan tham vì dân dại”. Nếu dân hiểu biết, không chịu đút lót, thì “Quan” Dù “ không liêm” cũng phải “ liêm”. Vì vậy, dân phải biết quyền hạn của mình, phải biết kiểm soát cán bộ, để giúp cán bộ thực hiện chữ “Liêm”. Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề gì [ 24.tr.640]. Lời nhắc nhở của Hồ Chí Minh về công tác cán bộ đối với chúng ta vẫn còn nguyên giá trị.

Quá trình nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tỉnh Bolykhămxay hiện nay không tách rời với quá trình bảo vệ, giữ gìn đối với cán bộ. Nếu chỉ quan tâm tới việc nâng cao năng lực mà không quan tâm bảo vệ, giữ gìn thì sẽ xảy ra các hiện tượng hư hao, tổn thất và ngược lại. Để đảmẩô cả về số lượng và chất lượng năng lực của cán bộ thì phải luôn quan tâm bảo vệ và giữ gìn đối với các thành quả đã có được từ việc năng cao năng lực đối với đội ngũ cán bộ ấy. Nếu không quan tâm đẩy đủ tới công tác bảo vệ và giữ gìn cán bộ đặc biệt trong điều kiện cơ chế thị trường hiện nay thì sự hư hang mất mát, đối với cán bộ khó có thể tránh khỏi.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý của cán bộ công chức nữ ở Tỉnh Bolykhămxay CHĐCN Lào (Trang 74 - 78)