Kinh nghiệm nước ngoài trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý của cán bộ công chức nói chung cán bộ nữ nói riêng.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý của cán bộ công chức nữ ở Tỉnh Bolykhămxay CHĐCN Lào (Trang 39 - 43)

lý của cán bộ công chức nói chung cán bộ nữ nói riêng.

*Kinh nghiệm của Việt Nam thể hiện trong các mục tiêu cơ bản của chương trình cải cách hành chính là xây dựng một nền hành chính tập trung

thống nhất, thông suốt, một nền hành chính trong sạch, có hiệu lực hiệu quả thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, ổn định chính trị-xã hội, là một nền hành chính hiện đại, năng động với thị trường và khả năng hội nhập quốc tế. Cải cách hành chính đặt ra yêu cầu sớm thực hiện chế độ công vụ, công chức, song là vấn đề mới và phức tạp trong điều kiện hiện nay.

Về chế độ cán bộ, công chức là yêu cầu của xây dựng nền hành chính hiện đại phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội trong cơ chế mới. Chính sách cán bộ, chế độ cán bộ truyền thống đang tỏ ra thiếu thích hợp và xuất phát những hiện tượng trì trệ, mâu thuẫn giữa các loại cán bộ. Việc phân rõ các chức năng của Đảng với chính quyền, chính quyền với các đơn vị sản xuất kinh doanh, chính quyền với các đơn vị đoàn thể chính trị-xã hội đã có những bước tiến quyết định trong phân loại cán bộ, song chưa thoát khỏi khuôn khổ của cơ chế cái mới và cái cũ còn đan xen nhau, chưa tạo ra được một môi trường thông thoáng cho sự phát triển. Trong đó, vấn đề tuyển chọn và bổ nhiệm cán bộ, nhân viên ở các cơ quan của chính phủ đã có một só tiến bộ, nhưng chưa tạo ra được một cơ chế lựa chọn thích hợp với một thế chế kinh tế kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận dụng theo cơ chế thị trường, định hướng XHCN đó là cơ chế cạnh tranh, do đó khó có thể đảm bảo được sự liêm khiết hiệu lực, hiệu quả cao.

Thực hiện chế độ cán bộ công chức là nhu cầu để tăng cường năng lực QLNN của cán bộ công chức nói chung, cán bộ công chức nữ nói riêng ở các cơ quan Chính phủ và chính quyền các cấp. Hiện nay, chất lượng làm việc của các cán bộ công chức trong cơ quan nhà nước đã có những tiến bộ nhất định.

Sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước phải ổn định để đảm bảo tính liên tục của chính sách và công việc đang mâu thuẫn với sự biến động, thiếu yên tâm của cán bộ, công chức. Các số liệu điều tra gần đây cho thấy tình trạng cán bộ công chức trẻ, giỏi, người có kinh nghiệm xin ra sản xuất kinh doanh hoặc

làm cho tổ chức liên doanh đại diện nước ngoài, them chí ra nước ngoài làm việc, hoặc chuyển từ cơ quan này snag cơ quan khác có thu nhập cao hơn, là do nguyên nhân chế độ tiền lương, đãi ngộ thấp chưa tương xứng với công sức trí tuệ lao động của họ bỏ ra.

Tình trạng tham nhũng và các tệ nạn khác trong cơ quan nhà nước đang là cản trở thực hiện một nền hành chính trong sạch, có hiệu quả. Đây chính là nguyên nhân của sự suy giảm lòng tin của dân với nhà nước, làm thui chột sáng kiến và nguyện vọng của người dân, làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý xã hội, của các cơ quan.

Việc thực hiện chế độ cán bộ công chức nhà nước là yêu cầu của thực hiện quản lý nhân sự một cách khoa học và chuyên môn hóa, làm cơ sở cho việc xây dựng pháp chế công tác nhân sự theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền.

Hiện nay bằng sự quan tâm của các cấp chính quyền đã tạo điều kiện thuận lơi cho cán bộ nữ được đi đào tạo tại các trường, học viện. Đặc biệt là tại Học viện chính trị-hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, cán bộ nữ được ưu tiên và nhận được tiền phụ cấp cao hơn nam giới. Đây là một điều hết sức quan trọng thể hiện được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc nâng cao năng lực của cán bộ nữ.

Từ thực tế công tác cán bộ nữ trong những năm qua và vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bolykhămxay trong công tác cán bộ nữ có thể rút ra bài học quí bấu, từ đó có nhận thức đúng về vị trí vai trò và tính cấp bách trong việc xây dựng và nâng cao năng lực cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý tỉnh Bolykhăm xay trong sự nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thực tế cho thấy nơi nào cấp uỷ Đảng và chính quyền quan tâm đến công tác cán bộ nữ thì ở đó cán bộ nữ phát triển cả số lượng và chất lượng. Ngược lại nơi nào cấp uỷ Đảng và chính quyền thiếu quan tâm thì nơi đó cán bộ nữ không được phát huy làm giảm sút nguồn cán bộ nữ.

KẾT LUẬN CHƯƠNGI

Cấp tỉnh là cấu nối giữa trung ương với cấp huyện, bàn và các cơ sử sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Vậy tỉnh có nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý toàn diện và trực tiếp các mặt đời sống của xã hội; quán triệt chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh có vị trí vai trò quan trọng quyết định đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nhất là trong tình hình hiện nay. Vì đội ngũ cán bộ công chức là người tổ chức và lãnh đạo quần chúng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng. Trong tong thời kỳ khác nhau, tuỳ theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị đối với đội ngũ cán bộ công chức cấp tỉnh cho phù hợp.

Ngày nay bầu không khí của cuộc cách mạng đang diễn ra gay gắt dươi nhiều nội dung mới tạo ra những thuận lợi và những khó khăn thách thức và ảnh hưởng đến năng lực quản lý nhà nước đối với đội ngũ cán bộ công chức các cấp nhất là cấp tỉnh phải có năng lực lãnh đạo, quản lý nhà nước, có đức có tài triệt để, phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, lối sống lành mạnh trong sáng và biết vận dụng đạo đức cách mạng, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Lào, đồng thời biết chọn lọc những kinh nghiệm quý báu của Đảng cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo và quản lý. Để có thể làm được như vậy đội ngũ cán bộ công chức lãnh đạo, quản lý tốt cần phải đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng năng lực lãnh đạo, quản lý.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý của cán bộ công chức nữ ở Tỉnh Bolykhămxay CHĐCN Lào (Trang 39 - 43)