Vấn đề giới trong quản lý

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý của cán bộ công chức nữ ở Tỉnh Bolykhămxay CHĐCN Lào (Trang 35 - 36)

Trong thế kỷ XXI là xu thế hội nhập và phát triển kinh tế trí thức vấn đề Giới trong lãnh đạo và quản lý Nhà nước được đặt ra hàng đầu và mang tính cấp bách và mới mẻ trong toàn cầu .

Khi nói đến quan hệ xã hội của nam và nữ người ta hay nhắc tới Giới, khái niệm về Giới ( gender) là khái niệm để chỉ mối quan hệ xã hội, mối tương quan giữa đại vị xã hội của Nữ và Nam trong bối cảnh xã hội cụ thể. Với ý nghĩa đó bình đẳng nam, nữ cũng được gọi là bình đẳng giới, hay là công bằng giới.

Đối với Việt Nam vấn đề giới cũng đang tiếp cận và cam kết để thực hiện sự bình đẳng giới. Giới luôn gắn liền với sự tiến bộ và phát triển cho cả nữ,nam và đang phát triển rộng khắp thế giới theo xu hướng toàn cầu hoá.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rằng: Cần phải xoá tệ phân biệt đối xử nam, nữ khác nhau, việc bình đẳng nam, nữ ở nước ta là một cuộc cách mạng “ to và khó ” vì không thể dùng vũ khí và vũ lực vũ trang. Vũ lực của cuộc cách mạng này là sự tiến bộ về chính trị, kinh tế, văn hóa, pháp luật. Do đó, phải cách mạng từng người, trong gia đình đến toàn dân. Như vậy Bác Hồ Chí Minh của chúng ta cho rằng: Bình đẳng giới là cuộc cách mạng gay go, phức tạp, không thể một sớm một chiều mà làm xong, không thể dùng sức mạnh, vũ lực để đạt được. Bởi đối tượng của cuộc cách mạng này không phải là bọn thực dân, phong kiến mà chính là cuộc cách mạng về tư tưởng, tổ chức, hành động.Đó là tư tưởng phong kiến và tư sản coi khinh phụ nữ. Bác Hồ cũng nêu lên: Muốn giải phóng người đàn bà đồng thời phải tiêu diệt tư tưởng phong kiến, tư tưởng tư sản trong người đàn ông. Tư tưởng Hồ Chí Minh gắn liền

với tương lai của người phụ nữ với sự tiến bộ của đất nước, đó chính là quan điểm phụ nữ và phát triển. Điều này cũng thể hiện quan điểm của Đảng ta: đầu tư cho sự phát triển phụ nữ là đầu tư cho hiện tại và tương lai vì thiên chức của người phụ nữ là người mẹ, là cô giáo đầu tiên của con người, và cũng là người lao động, người công dân. Tư tưởng bình đẳng giới của Người đã đi trước thời đại. Bỉ vì đến năm 1995, Liên hợp quốc mới khẳng định: Phụ nữ là yếu tố chủ chốt cho phát triển và việc bỏ qua yếu tố này làm chậm tốc độ phát triển của đất nước.

Để góp phần cải thiện mối quan hệ xã hội giữa nam, nữ. Trong quản lý nhà nước sự tham gia của nam, nữ còn có sự chênh lệch quá lớn trong nhiều nước trên thế giới. Điều đó đã gâycản trở cho sự phát triển cả thế giới nói chung, của tong quốc gia nói riêng. Ngay này nếu muốn sống trong một xãhội không có bảo lực, không có đói nghèo, không có xung đột vũ trang, không coi thường phụ nữ thì cần phải có sự tham gia quản lý nhà nước của phụ nữ vào các cơ quan quyền lực nhà nước, phụ nữ mới được thể hiện rõ hơn về tài năng, lòng yêu nước, yêu dân trong việc quản lý của mình. Chỉ có cách tham gia quản lý nhà nước người phụ nữ chúng ta mới có điều kiện tốt nhất để tự giải phóng mình để vươn lên thực hiện sự bình đẳng cho bản thần mình và cả toàn thế giới, như vậy phụ nữ phải mạnh dạn tham gia vũ đài chính trị như nam giới, phải nỗ lực vượt qua mọi trở ngại, rào cản để phát huy cao nhất năng lực trí tuệ của mình trong lĩnh vực quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Một xã hội văn minh và hiện đại là xã hội có đông đảo phụ nữ tham gia trong các lĩnh vực phát triển. Không thể nói đến xã hội văn minh và phát triển được nếu tình trạng coi thường, phụ nữ bị hạn chế nhân quyền,địa vị thấp kém về mọi mặt còn tồn tại. Cho nên vấn đề giới trong lãnh đạo và quản lý là một yêu cầu tất yếu khách quan và cần thiết nhất của từng nước trên thế giới, là thách thức rất lớn với mọi người nhất là người phụ nữ.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý của cán bộ công chức nữ ở Tỉnh Bolykhămxay CHĐCN Lào (Trang 35 - 36)