Căn cứ và định hướng

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý của cán bộ công chức nữ ở Tỉnh Bolykhămxay CHĐCN Lào (Trang 84 - 94)

KẾT LUẬN CHƯƠN G

3.1.1.Căn cứ và định hướng

Trong các Nghị quyết đại hội Đảng VII, VIII đã nêu: Trong tình hình nước ta hiện nay, mọi công việc rất mới mẻ, kinh nghiệm công tác của đội ngũ chưa nhiều, cần cố gắng ổn định trong một thời gian nhất định, cán bộ chủ chốt đã bố trí đúng để họ có thể đi sâu vào công việc, tiếp tục tích luỹ ngày càng nhiều kinh nghiệm và không ngừng nâng cao hiệu quả công tác. Đồng thời phải mạnh dạn thay đổi những cán bộ chủ chốt không đủ sức tiếp tục hoạc không nghiêm chỉnh thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, và những người không đủ sức để thực hiện và điều hành công việc một cách nhanh nhen, có hiệu quả.

Cắn cứ theo định hướng phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trong giai đoạn 2001-2010, được xác định: công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nông nghiệp với sự hình thành và phát triển của các nhà máy, khu vui chơi giải trí mới đan xen với các làng xã truyền thống, giữ vững sự ổn định vững chắc về

chính trị, an ninh quốc phòng, nếp sông của người dân ngày càng văn minh hiện đại, đậm đà bàn sắc văn hoá tốt đẹp.

Căn cứ vào yêu cầu của từng nghành, từng địa phương để lên kế hoạch đào tạo từng năm vào học ở các trường đại học, trường chính trị ở các cấp và các trường trung học chuyên nghiệp để đào tạo, ngay từ đầu phải gắn công tác đào tạo với nhu cầu sử dụng, tránh đào tạo cán bộ theo sở thích một cấp, một nghành nào đó mà không phù hợp với tình hình thực tế “ Phải có quy hoạch và biện pháp đặc biệt để đào tạo cán bộ kế tục. Mỗi người phụ trách ở các cấp, các nghành, các tổ chức quần chúng phải thường xuyên chuẩn bị từ một đến hai người có thể thay thế được mình. Nhất là phải chú trọng đến công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ chủ chốt để kế tục ở các cấp đặc biệt là cấp cơ sở và cấp huyện, phải tích cực bồi dưỡng nhưng mặt mà họ còn yếu kém, nếu không làm như vậy trong tương lai sẽ ảnh hưởng đến sự lãnh đạo và sự phát triển của Đảng”

Để thực hiện được mục tiêu đó trên cơ sở quy hoạch chiến lược phát triển kinh tế, gắn với quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, xây dựng nền kinh tế vững mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Phát triển đa dạng hoá các thành phần kinh tế, trong đó tập trung chuyển hướng phát triển sản xuất nông nghiệp, trồng cây ăn quả, rau sạch, chăn nuôi, để đáp ứng với nhu cầu trong nước tiến tới xuất khẩu. Để đảm bảo cho nhịp độ tăng trường cao phải tác động tích cự đến các nghành nghề dịch vụ thương mại nhằm thu hút lực lượng lao động và có thể giải quyết việc làm. Cùng với phát triển kinh tế phải đ liền với phát triển văn hoá hoá xã hội,nâng cao trình độ dân trí, đẩy mạnh phát triển giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ để trở thành động lực phát triển kinh tế-xã hội. Xây dựng con người mới có phẩm chất, đạo đức tốt đẹp, phát huy truyền thống lịch sử, cần cù, năng động, sáng tạo để đẩy mạnh và củng cố an ninh quốc phòng, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân thông qua việc thực hiện quy chế dân chủ, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân và tăng

cường quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật, nâng cao hiệu lực hiệu quả của bộ máy quản lý Nhà nước.

Dựa trên cơ sở chương trình cải cách hành chính với nhiệm vụ tổng quát là đẩy mạnh tiến trình cải cách hành chính, tiếp tục rà soát, làm rõ chức năng nghiệm vụ của từng tổ chức, từ đó sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máychính quyền các cấp thực hiện theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, thực hiện tốt quy chế dân chủ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan Nhà nước, nâng cao ý thức trách nhiệm chấp hành kỷ luật của cán bộ công chức, cải thiện mỗi quan hệ giữa cơ quan Nhà nước với người dân.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trên tất cả các lĩnh vực chủ yếu là kiện toàn bộ máy hành chính các cấp theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, và chuyên nghiệp, phân định rõ chức năng nhiệm vụ của cơ quan đơn vị cho phù hợp chống tình trạng trùng lắp, trống chéo, thực hiện một cách nghiêm túc và sát thực việc phân cấp quản lý Nhà nước giữa các cấp chính quyền, thiết lập kỷ cương, kỷ luật hành chính, nâng cao kỹ năng, phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ công chức. Kiện toàn đội ngũ cán bộ công chức nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác đào tạo, đào tạo lai đội ngũ cán bộ công chức nhất là phụ nữ và cán bộ dân tộc thiếu số ở vùng miền núi cao.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về cải cách hành chính sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân và đội ngũ cán bộ công chức, và tiếp tục thực hiện Hiện đại hoá cơ sở, áp dụng khoa học công nghệ thông tin tiên tiến vào các hệ thống quản lý tại các cơ quan đơn vị.

Cải cách hành chính là nhiệm vụ lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực, phải được tiến hành đồng bộ tong tổng thể, đổi mới hệ thống chính trị, găn với xây dựng và chỉnh đốn Đảng, gắn với cải cách bộ máy Nhà nước nói chung.

Cải cách hành chính là công việc nhẩy cảm, khó khăn đòi hỏi các cơ quan chỉ đạo có quan điểm, nguyên tắc nhất quán, có chương trình hành động thiết thực trong từng thời gian, phù hợp với từng bước đi của từng vùng, địa

bàn, tạo ra sự ăn khớp và thúc đẩy lẫn nhau, cùng với đó phải được triển khai đồng bộ từ trên xuống, từ dưới lên, coi trọng khuyến khích những sáng kiến, thử nghiệm của địa phương và cơ sở, xác định được khâu đột phá trong từng giai đoạn,tìm ra được động lực thúc đẩy các hoạt động cải cách.

Đội ngũ cán bộ công chức là yếu tố quan trọng trong công cuộc cải cách hành chính, vì đội ngũ cán bộ, công chức vừa là mục tiêu, vừa là những người thực hiện cải cách hành chính. Đảng NDCM Lào luôn luôn nêu ra: Tuy đội ngũ cán bộ đã trưởng thành nhiều nhưng cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn hội nhập. Chính vì vậy, Nghị quyết về phát triển nguồn nhân lực con người của Đảng cũng đã đánh giá chính xác thêm đó là: Trong thời gian qua có một số cán bộ không nhỏ không thể vượt lên kịp thời được đòi hỏi của nhiệm vụ chính trị và chuyên môn, nghiệp vụ trong giai đoạn mới nhất là về khả năng tổ chức thực hiện. Tuy nhiên một số đội ngũ cán bộ công chức còn có điểm yếu về phẩm chất, tinh thần trách nhiệm, năng lực chuyên môn, kỹ năng hành chính, phong cách làm việc chậm đổi mới, tệ quan liêu tham nhũng, sách nhiễu nhân dân còn tiếp tục diễn ra. Do vậy, việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cần được chú trọng và đặc bệt quan tâm.

3.1.2. Mục tiêu

Từ thực trạng năng lực LĐ, QLNN của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý để đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng cho những năm từ 2010- 2020.

Đội ngũ cán bộ công chức cấp tỉnh phải đủ về số lượng và chất lượng, đồng bộ và có cơ cấu hợp lý, có chất lượng tốt bảo đảm giữ vững ổn định chính trị, tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới tiến lên giành được thành tựu mới.

Nâng cao chất lượng năng lực cán bộ công chức nói chung, cán bộ nữ nói riêng, thực hiện theo nhiệm vụ chính trị và yêu cầu của chương trình cải cách hành chính, và Nghị quyết đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ VIII, đã khẳng định: Đội ngũ cán bộ công chức có ý nghĩa quyết định, không những

quyết định việc tổ chức thực hiện thành công đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, và còn quyết định cả mỗi quan hệ giữa Nhà nước với Nhân dân, đồng thời còn nêu nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có phẩm chất đạo đức cách mạng vững chắc, có trách nhiệm phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân, có cuộc sống lành mạnh, có tinh thần rèn luyện và tự phê bình mình, thực hiện nghiêm các chủ trương chính sách, luật, hiến pháp, và có năng lực hoàn thiện chế độ, quy chế cán bộ, coi trọng năng lực và đạo đức.

Nâng cao chất lượng năng lực của cán bộ công chức phải thực hiện một cách toàn diện cả mặt trình độ đào tạo, kỹ năng nhiệm vụ, kiến thức hiểu biết xã hội, tác phong làm việc, lập trường chính trị. Bên cạnh đó phải coi phẩm chất đạo đức, năng lực thực tiễn cảu đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp. Quan tâm đào tạo nâng cao chất lượng cán bộ trẻ, cán bộ nữ thông qua thực tiễn để đảm bảo chất lượng của cán bộ công chức ngày càng cao lên, gắn với thực hiện các chủ trương chính sách chung của Đảng với nghị quyết của Tỉnh uỷ về công tác cán bộ và xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh.

Các cấp uỷ Đảng có trách nhiệm chăm lo quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao chất năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức và quản lý cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đồng thời phát huy trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của các đơn vị, cơ quan cụ thể.

Để nâng cao chất lượng năng lực của đội ngũ CBLĐ,QL tỉnh Bolykhămxay từ đây đến năm 2010 phải phấn đấu đạt được mục tiêu cụ thể sau đây:

- Về trình độ văn hoá: Từ năm 2006 trở đi đội ngũ CB cấp tỉnh đặc biệt là phụ nữ, dân tộc thiểu số phải có trình độ phổ thông trung học cấp III trở lên.

- Về lý luận chính trị: Phải có trình độ lý luận từ cao cấp trở lên, riêng Tỉnh trưởng phải tốt nghiệp chương trình cao cấp lý luận chính trị và quản lý

Nhà nước.

- Về chuyên môn nghiệp vụ: 100% đội ngũ CBLĐ, QL cấp tỉnh được đào tạo bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, trong đó từ 40-60% có trình độ chuyên môn cao đẳng hoặc đại học: đại học kinh tế, tài chính, đại học nông nghiệp…

Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng CBLĐ,QL cấp tỉnh phải phấn đấu để nâng lên một bước về trình độ văn hoá, chuyên môn kỹ thuật, vầ lựa chọn chính xác đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị, bản lĩnh vững vàng đi đào tạo bồi dưỡng ở các trường trung ương và nước ngoài.

- Cơ cấu độ tuổi đối với CBLĐ,QL là cấp trưởng các ban nghành có tỷ lệ giữa các độ tuổi là trên 46 tuổi chiếm 30%;từ 35-45 tuổi chiếm 40%;dưới 35 tuổi chiếm 30%.

- Cơ cấu giới tính: Phấn đấu đảm bảo cán bộ nữ giới trong đội ngũ CBLĐ,QL các sở ban, nghành, đoàn thể cấp tỉnh chiếm 20-25 %. Và từ 30%trở lên đối với các nghành nghề có liên quan đến lợi ích phát triển của phụ nữ và trẻ em. Đảm bảo sự chuyển tiếp kế tục vững vàng giữa các thế hệ cán bộ nữ, đáp ứng yêu cầu ngay và tiếp nối những năm tiếp theo.

Để đạt được mục tiêu trên cần phải giải quyết hàng loạt các vấn đề liên quan tới công tác chính trị, tư tưởng, chế độ chính sách, việc xác định tiêu chuẩn chức danh cán bộ, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn, bố trí, đánh giá, sử dụng, quản lý cán bộ. Hơn thế nữa phải xác định việc nào làm trước, việc nào trọng tâm cần ưu tiên. Công tác nâng cao năng lực phải được thực hiện theo phương hướng cơ bản sau:

Một là, quan triệt sâu sắc chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, nhất là chủ trương đổi mới QLKT, đảm bảo quyền tự chủ sản xuất hàng hoá, quyền quản lý tập trung thống nhất, chống hiện tượng quan liêu, tham nhũng, vô tổ chức, vô kỷ luật, thực hiện cơ chế quản lý mới. Chính vì vậy công tác cán bộ cần phải thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng lập trường, ý thức tổ chức kỷ luật cho đội ngũ cán bộ, đồng thời phả quan tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ

xuất thân từ nông dân, trước hết là kế thừa phát huy truyền thống tốt đẹp của cán bộ chủ chốt là nữ để xây dựng các thế hệ cán bộ hiện tại và tương lai.

Hai là, kế hoạch hoá công tác nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức, cùng với điều đó xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực con người và kế hoạch phát triển phụ nữ hàng năm, dựa trên những nhiệm vụ và tiêu chuẩn cơ bản đã được xác định.

Ba là, gắn việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ với việc đổi mới tổ chức thực hiện cơ chế chính sách, phương thức, lề lối làm việc có quan hệ chặt chẽ tác động lẫn nhau. Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng, bố trí sử dụng cán bộ nữ phải gắn với yêu cầu của nhiệm vụ chính trị, chuyên môn nhiệm vụ, và gắn với nội dung xây dựng bộ máy trong sách vững mạnh, tập trung đào tạo cả ba loại cán bộ đó là : CBQL,CBLĐ và cán bộ chuyên nghành. Phải nhấn mạnh cả ba mặt phẩm chất chính trị, trình độ hiểu biết lý luận, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và năng lực thực hiện. Đặc biệt quan tam đào tạo cán bộ nữ ở cấp huyện và bàn.

Bốn là, thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng, việc nâng cao trình độ dân trí để tuyển chọn giáo dục rèn luyện, bồi dưỡng cán bộ nữ trên cơ sở đảm bảo tính giai cấp của Đảng, coi trọng đội ngũ công nhân viên chức nữ tiến bộ để đào tạo nâng cao dân trí cho cán bộ nữ một cách cơ bản. Thông qua hoạt động thực tiễn để giáo dục, rèn luyện, đào tạo, đánh giá, sáng lọc, tuyển chọn cán bộ nữ. Không đánh giá sử dụng cán bộ nữ một cách cảm tính, chủ quan, mỗi bằng cấp chức vụ, danh hiệu, tài năng và cống hiến của cán bộ nữ phải được kiểm nghiệm qua hoạt động thực tiễn. Phải dựa vào quần chúng để phát hiện kiểm tra và giám sát đội ngũ cán bộ nữ.

Năm là, các cấp uỷ Đảng phải thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý cán bộ theo nguyên tác tập trung dân chủ, phải tập trung chăm lo xây dựng và nâng cao năng lực đội nũ cán bộ, quan tâm hơn nữa về mặt chính sách và việc phân công, phân cấp quản lý cán bộ nữ dựa trên cơ sở lựa chọn từ các lĩnh vực, nghành nghề phù hợp với phụ nữ.

Đảng NDCM Lào luôn khẳng định đội ngũ cán bộ công chức có vai trò quyết định với việc thực hiện đường lối chính sách của Đảng. Do vậy việc đào tạo bồi dưỡng, sử dụng và quản lý tốt cán bộ là công việc đặc biệt quan trọng đối với các cấp uỷ Đảng. Một lần nữa Đảng đã nhấn mạnh đặc biệt quan tâm đào tạo CBLĐ,QL cho được cả số lượng và chất lượng và có thể đảm bảo được cả ba tính chất cơ bản đó là lập trường cách mạng, có trình độ nhận thức và chuyên môn nhiệm vụ, đủ sức tích cực tham gia, kết hợp với việc đào tạo có hệ thống dài hạn thường xuyên, tập huấn để nâng cao trình độ ngắn hạn, bổ sung khả năng đào tạo trong nước gắn với phong trào công tác thực tiễn và đưa đi đào tao ở nước ngoài. Quan tâm hơn nữa việc đào tạo cán bộ nữ, cán bộ dan tộc ở các cấp địa phương. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, đường lối chính sách của Đảng dù đúng đắn đến mấy nhưng nếu cán bộ, đảng viên thiếu kinh nghiệm, kiến thức, năng lực về các mặt thì đường lối đó sễ không thể thực hiịen có hiệu quả được. Chính vì thế các cấp uỷ Đảng phả tăng cường

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý của cán bộ công chức nữ ở Tỉnh Bolykhămxay CHĐCN Lào (Trang 84 - 94)