KẾT LUẬN CHƯƠN G
3.2.1. Hoàn thiện (đổi mới) chính sách đối với nữ cán bộ công chức.
Nguồn lực con người sống và làm việc đều cần có những nhu cầu khác nhau về vật chất, tinh thần, hoạt động xã hội, đây là đòi hỏi khách quan của mỗi người. Để đảm bảo cho sự tông tại và phát triển của họ trong từng điều kiện nhất định, nhu cầu tồn tại của mỗi người khác nhau về nội dung, cấp độ và sự thoả mãn nhu cầu cũng khác nhau.
Để có thể phát huy được tính tích cực của nguồn lực con người, cán bộ công chức và thu hút được nhân tài tích cực tham gia làm việc trong bộ máy hành chính nhà nước ngày càng xôi nổi lên, cần phải có một chế độ, chính sách đãi ngộ tốt đối với cán bộ công chức. Có chế độ, chính sách tốt sẽ tạo ra động lực mạnh tác động đến ý thức và tác phong làm việc của cán bộ bộ công chức theo hướng tích cực. Đồng thời sẽ hạn chế được tình trạng chảy máu chất xám ở khu vực công, thu hút được nhân tài có năng lực vào làm việc trong bộ máy nhà nước. Những chính sách thu hút nhân tài đối với con em trong địa phương là quan trọng cho nên các cấp chính quyền nên quan tâm, tạo điều kiện giúp dỡ đội ngũ này trong viẹc học hành và có chế độ chế độ chính sách ưu tiên, nhận vào làm việc khi họ ra trương, cũng có thể chọn một số con, chị, em có đủ trình độ văn hoá cần thiết cho họ được theo học các trường phù hợp với chức danh, chuyên môn ở địa phương mình. Qua đó có thể nâng cao năng lực chung của cả đội ngũ cán bộ công chức.
Một chế độ, chính sách đãi ngộ tốt là phải thoả mãn cả nhu cầu về vật chất lẫn tinh thần, cụ thể là chế độ tiền lương, phần thưởng, kỷ luật những sai trái và các giá trị vật chất tinh thần khác.
Đối với cán bộ công chức làm công an lương, lương là khoản tiền mà hàng tháng mỗi công chức phải được nhận khi hoàn thành nhiệm vụ của mình. Tiền lương không những phải tương xứng với nghạch, bậc, vị trí chức danh, mà còn phải đảm bảo cho cán bộ công chức có thể trang bị cho mình những nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Trung bình, lương của mỗi công chức phải đủ để nuôi hai người khác. Khi công chức không hoàn thành nhiệm vụ của mình do lỗi chủ quan của công chức, sẽ phải được trừ lương tương xứng
với mức độ không hoàn thành trách nhiệm.Trên thực tế mức lương tối thiểu của đội ngũ cán bộ công chức làm việc trong bộ máy nhà nước khômg đủ để đáp ứng nhu cầu của bản thân.
Phần thưởng là hình thức khuyến khích những người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Và chính là động lực góp phần thúc đẩy người công chức nỗ lực làm việc một cách hăng hái. Mức thưởng tuỳ thuộc vào mức độ đóng góp, cống hiến của mỗi cá nhân, tổ chức. Phần thưởng phải cân bằng, hài hoà giữa những người công chức với nhau. Việc thưởng phạt phải công minh, tránh qua loa hình thức. Nếu không sẽ không tạo ra được những động viên, khuyến khích và có thể làm mất đi giá trị của phần thưởng.
Ngoài lương và phần thưởng, phải đặc biệt chú trọng đến đời sống tinh thần của người công chức. Ngoài việc bảo đảm cho đội ngũ cán bộ, công chức một cuộc sống đẩy đủ về vật chất, cần phải tạo cho công chức có đời sống phong phú về tinh thần, và tạo cho họ những cơ hội để thực hiện và khẳng định bản thân.
Chế độ chính sách đãi ngộ phải được thực hiện thống nhất từ trung ương đến địa phương. ở trung ương, các cơ quan chức năng cần hoạch định chính sách ở tầm vĩ mô, đảm bảo cho công chức có thu nhập phù hợp với thu nhập bình quân của cả nước. Đối với cấp tỉnh, tuỳ thuộc vào tiềm lực tài chính, có những chế độ riêng, nhằm khuyến khích tạo động lực cho công chức của tỉnh.
Chính sách đối với cán bộ nữ, các cấp uỷ Đảng phải sớm hoàn thiện chính sách về đào tạo đồng bộ cả về nội dung, phương thức, kinh phí, chính sách đãi ngộ. Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ nữ ở Lào hiện nay đang bộc lộ nhữg hạn chế như: đào tạo tràn lan, chạy theo bằng cấp.
Một vấn đề nữa là các cấp uỷ Đảng, nghành, các địa phương và cả ở trung ương cần đổi mới một cách chấn chỉnh ngay phương thức đào tạo CBLĐ,QL, sớm hình thành các lớp CBLĐ, với những nội dung đào tạo xác định tính đặc thù của từng vùng, tuôn thủ nguyên tắc: Nguồn nào thiếu tiêu
chuẩn nào thì bổ sung tiêu chuẩn đó.
Chính sách sử dụng, tuyển chọn, đánh giá và bố trí cán bộ Nữ. Là những bước trong quy trình kế hoạch hoá nguồn nhân lực trong mỗi cơ quan, tổ chức. Mỗi bước này đều có vai trò riêng của mình và cũng ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực của cán bộ công chức nói chung, cán bộ nữ nói riêng.
Chính sách thu hút cán bộ. Khi có chính sách thu hút cán bộ đã tạo điều kiện để cán bộ có kiến thức, năng lực tham gia, đóng góp xây dựng địa phương, cơ sở. Đối với sinh viên mới tốt nghiệp tốt nghiệp đạt loại giỏi được ưu tiên xét tuyển công chức, đối với cán bộ chuyên gia giỏi chuyên môn kỹ thuật, phù hợp với yêu cầu các nghành ở địa phương, có tinh thần tự nguyện làm công tác tại tỉnh ngoài mức lương hàng tháng thì tỉnh còn tạo điều kiện nơi ở, cơ sở vật chất và phương tiện cần thiết khác.
Việc sử dụng, bố trí cán bộ nữ phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, phù hợp với sở trường, đề bạt cán bộ nữ phải đúng lúc, đúng việc, đúng người, chính sách phải mang tính đoàn kết rộng rãi các loại cán bộ, trọng người có đủ các tiêu chuẩn, việc bố trí, đánh giá, lựa chọn, đề bạt cán bộ nữ phảI theo hướng thật sự trọng dụng tài năng, chú trọng những người có tâm huyết, thành thạo công việc, nói đi đôi với làm, và làm việc đạt hiệu quả. Thực hiện chính sách động viên phát huy mọi nguồn lực, mọi tiềm năng của cán bộ nữ. Kiên quyết bãi miễn và đưa ra khỏi cương vị lãnh đạo và quản lý những cán bộ kém phẩm chất và năng lực không đảm đương đượcnhiệm vụ. Bố trí lại cán bộ nữ trẻ có đủ tiêu chuẩn và triển vọng vào cương vị lãnh đạo và quản lý các cấp. Đảm bảo việc tuyển chọn đúng một cách khách quan, công tâm, những người có đủ tiêu chuẩn cho từng cơ sở, từng chức danh, tránh tình trạng tuyển chọn theo cảm tính, cục bộ, dòng họ gia tộc. Mặt khác, kiện toàn sắp xếp bố trí điều chuyển cán bộ cho phù hợp với năng lực, sở trường trình độ của từng người, giúp cho họ phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, tự mình vươn lên hoàn thành nhiệm vụ ngày càng cao hơn.
nếp theo định kỳ hàng năm. Thực hiện chính sách cán bộ phải căn cứ vào kết quả đánh giá và yêu cầu nhiệm vụ đặt ra mà bố trí sắp xếp sử dụng nữ CBLĐ, QL phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Phải xây dựng được khung năng lực tiêu chuẩn làm cơ sở cho cả việc tuyển dụng, bố trí, sử dụng và đánh giá cán bộ công chức cấp tỉnh. Các tiêu chuẩn trong khung phải rõ ràng có thể định lượng được, tránh tình trạng chung chung.
- Phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, cắn cứ vào tiêu chuẩn đó để bố trí sắp xếp cán bộ. Đây là điều kiện quan trọng có ý nghĩa quyết định để cán bộ có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Khi bố trí sắp xếp cán bộ phải căn cứ vào yêu cầu của từng loại hình công việc để bố trí thích hợp, làm như vậy cán bộ mới phát huy được mặt mạnh, hạn chế được mặt yếu, không ngường phấn đấu vươn lên, phải đảm bảo tính kế thừa liên tục trong đội ngũ CBLĐ,QL, đảm bảo tính ổn định và phát triển, cần bố trí kết hợp cán bộ lớn tuổi và cán bộ trẻ tuổi tạo thành một ê kíp lành mạnh bổ sung thế mạnh cho nhau “ Tre già che cho măng mọc” tạo nên sức mạnh tổng hợp “ Trẻ xông pha, già kinh nghiệm” đồng thời chuẩn bị cán bộ kế cận vững chắc trong đội ngũ CBLĐ,QL.
- Phải tiến hành thường xuyên việc rà soát, đánh giá theo định kỳ, kịp thời biểu dương khích lệ những cán bộ hoàn thành công việc tốt thay thế cán bộ thoái hoá biến chất, sa sút về ý trí chiến đấu, tham nhũng, ức hiếp quần chúng. Đề bạt, bổ nhiệm, bố trí cán bộ nữ có đủ phẩm chất, năng lực có uỷ tín với địa phương với nhân dân và quần chúng phụ nữ.
Chính sách đào tạo bồi dưỡng, các cấp uỷ đảng cần tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ đội ngũ cán bộ nữ không có điều kiện đi học tập trung phải được tham gia lớp học tại chức, học bồi dưỡng, những cán bộ có trình độ học vấn chuyên môn trung cấp, đại học dưới 40 tuổi, cùng với đó cần có chính sách đối với người đi học vì đi học tập là một loại lao đông nặng nhọc, vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm của mọi cán bộ phải tự đi học tập nêu cao trình
độ năng lực và nêu cao trách nhiệm khắc phục khó khăn trong học tập, phải tạo điều kiện thuận lợi cả thời gian và một nguồn kinh phí hợp lý để giúp cán bộ nữ vươn lên hoàn thành nhiệm vụ.
Chính sách bảo đảm lợi ích vật chất và động viên tinh thần: Trong điều kiện thực hiện cơ chế thị trường có chính sách bảo đảm lợi ích vật chất và động viên hợp lý là đòn bẩy phát huy tài năng nêu cao trách nhiệm của từng người cán bộ và cả đội ngũ cán bộ, là cơ chế khuyến khích mạnh mẽ những người có tài, làm việc có hiệu quả và đóng góp nhiều cho xã hội. Trên thực tế vừa qua ở Lào chính sách này chưa công bằng là nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế sức công hiến của đội ngũ cán bộ nữ không phát huy được nhiều tài năng, có trình độ làm lãnh đạo, quản lý ở các cấp.
Bên cạnh đó phải ban hành chính sách, chế độ khuyến khích đối với cán bộ nữ làm việc tại các nghành cần ưu tiên, những cán bộ chuyên gia giỏi, làm việc có hiệu quả, có cống hiến thiết thực cho sự nghiệp mới.