Bố trí sản xuất rau an toàn

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất rau an toàn ở xã Văn Đức - Gia Lâm (Trang 46 - 48)

3. Tình hình tổ chức sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở Văn Đức Gia Lâm.

3.1.Bố trí sản xuất rau an toàn

Đợc sự giúp đỡ của Sở Khoa học công nghệ và môi trờng, Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn , Huyện Gia Lâm, UBND xã Văn Đức bắt đầu trồng thử nghiệm rau an toàn từ vụ đông xuân 1994/1995. Diện tích trồng rau an toàn của huyện Gia Lâm lúc đó tập trung 63% ở xã Văn Đức và có trên 19 chủng loại rau đợc trồng theo quy trình sản xuất rau an toàn trong đó chủ yếu là trồng rau Bắp cải.

* Theo thống kê của xã Văn Đức về diện tích rau an toàn qua 3 năm (từ 2000 – 2002) nh sau:

Biểu 14: Diện tích rau an toàn qua 3 năm từ 2000 2002 của xã Văn Đức.

Năm

Chỉ tiêu 2000 2001 2002

1. Diện tích đất nông nghiệp (ha) 286,75 286,75 286,75

- Đất trồng rau (ha) 80 96,0 122

- Cơ cấu đất trồng rau (%) 27,89 37,14 42,54

2. Diện tích gieo trồng rau (ha) 167,76 202,12 283,2

3. Hệ số lần trồng 2,1 2,105 2,32

(Nguồn: Thống kê xã Văn Đức)

Nh vậy, qua 3 năm diện tích gieo trồng rau an toàn của xã Văn Đức đều tăng. Năm 2000 diện tích canh tác rau là 80 ha (176,76 ha gieo trồng) tăng lên 96,0 ha canh tác (202,12 ha gieo trồng) năm 2001 và đến năn 2002 diện tích

trồng rau an toàn của xã đã tăng lên122 ha đất canh tác (283,2 ha gieo trồng) trong đó có 30 ha rau an toàn đợc đa vào sản xuất theo chơng trình 12 CTr – TU và kế hoạch 61 của thành uỷ Hà Nội.

Ngoài việc đa thêm diện tích canh tác vào sản xuất rau an toàn bằng cách chuyển đất trồng ngô sang đất chuyên trồng rau an toàn, xã Văn Đức còn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đa giống mới ngắn ngày mà năng suất, chất lợng cao còn làm tăng diện tích gieo trồng rau an toàn bằng cách tăng hệ số lần trồng lên từ 2,1 lần năm 2000 đã tăng lên 2,32 lần vào năm 2002.

* Địa điểm trồng rau an toàn của xã:

Rau an toàn của xã Văn Đức đợc trồng chủ yếu tập trung các địa điểm sau: Tám Mão, Đồng Nghể, Đồng Ngò, Bãi Sủng,Thửa Dài, Ruộng 4, Lỗ Rủi, Ruộng 3, Ruộng 6, Gốc Lạch, Thứ Nhất, Thứ Nhì, Thứ Ba. Đến năm 2002 diện tích gieo trồng rau an toàn đợc bố trí thêm ở các địa điểm sau: ở Đầm Lăng, Sau Làng, Đầu Tre. Sở dĩ xã Văn Đức bố trí địa diểm sản xuất rau an toàn ở các địa điểm này là do đất ở các khu vực này là đất tơi xốp, luôn đợc phù sa Sông Hồng bồi đắp, các khu vực này cách xa đờng giao thông và các khu công nghiệp. Nguồn nớc tới chủ yếu lấy từ nớc sông Hồng. Đất đai ở những chỗ này rất phù hợp với yêu cầu về quy định sản xuất rau an toàn và tập quán canh tác.

Tóm lại: Những năm gần đây, đặc biệt là 3 năm trở lại đây, tổ chức sản xuất rau an toàn ở Văn Đức – Gia Lâm tuy đã đợc quan tâm phát triển và dần mở rộng quy mô sản xuất, nhng chủ yếu là mang tính chất thí điểm, quy mô sản xuất rau an toàn còn nhỏ bé cha đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của Hà Nội, các tỉnh khác và xuất khẩu.

* Cơ cấu mùa vụ: ở nớc ta cũng nh Văn Đức – Gia Lâm rau đợc trồng quang năm, nhng nhìn chung đợc tập trung thành hai vụ chính: Vụ Đông- Xuân và vụ Hè – Thu. Vụ Đông – Xuân kéo dài từ tháng 10 năm nay đến thánh 4 năm sau, là vụ sản xuất ra khối lợng lớn nhất và có chủng loại rau phong phú. Rau đợc trồng vụ này có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới. Cây rau chủ lực của vụ này là Bắp Cải, Su Hào,... Vụ Hè – Thu kéo dài từ tháng 5 cho đến tháng 9 gồm rau ăn lá và rau ăn quả có nguồn gốc nhiệt đới nh: Cà Tím, Cà Pháo, Cải các loại,... Mặc dù vậy cơ cấu mùa vụ còn bất hợp lý, trong đó 83,31% diện tích gieo trồng rau tập trung vào vụ Đông –Xuân, còn vụ Hè- Thu chỉ chiếm 16,69% tổng diện tích gieo trồng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất rau an toàn ở xã Văn Đức - Gia Lâm (Trang 46 - 48)