Tổ chức sản xuất

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất rau an toàn ở xã Văn Đức - Gia Lâm (Trang 25 - 27)

4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn:

4.1.1.Tổ chức sản xuất

4.1.1.1. Diện tích: Theo số liệu thống kê và báo cáo của các huyện, kết quả về diện tích rau an toàn đợc sản xuất trong 6 năm nh sau:

Qua các năm diện tích rau an toàn tăng rõ rệt: từ 159 ha canh tác (400 ha gieo trồng) của năm 1996 đến năm 2001 đạt 776 ha canh tác (2250 ha gieo trồng) tăng 617 ha canh tác. trong 6 tháng đầu năm 2002 diện tích gieo trồng rau an toàn là 1025 ha.

Biểu 7: Diện tích rau an toàn đợc sản xuất qua 6 năm ở Hà Nội

Chỉ tiêu Đơn vị 1996 1997 1998 1999 2000 2001 1. Diện tích rau an toàn Ha - Diện tích canh tác Ha 159 233 503 612 675 776 - Diện tích gieo trồng Ha 400 591 1440 1785 1947 2250 -Hệ số quay vòng Lần 2,5 2,5 2,8 2,9 2,88 2,9 2. Tỷ lệ so với rau đại trà % 5,3 7,6 17,5 22 24 30 3. Tỷ lệ so với diện tích đất canh tác. % 53 34 43 37 34 38,8 (Nguồn: Sở NN&PTNT.)

Các Huyện có diện tích canh tác rau an toàn nhiều là: Đông Anh gần 270 ha, Gia Lâm 230 ha, Từ Liêm 200 ha...

4.1.1.2. Địa điểm trồng rau an toàn theo dự án qui hoạch. Rau an toàn đợc sản xuất ở 22/30 xã qui hoạch trong đó:

- Huyện Đông Anh có 7 xã: Vân Nội, Nam Hồng, Tiên Dơng, Nguyên Khê, Kim Chung, Kim Nỗ, Bắc Hồng.

- Huyện Từ Liêm có 6 xã: Minh Khai, Phú Diễn, Tây Tựu, Liên Mạc, Mỹ Đình, Cổ Nhuế.

- Huyện Gia Lâm có 4 xã: Văn Đức, Đặng Xá, Đông D, Lệ Chi. - Huyện Sóc Sơn có 2 xã: Đông Xuân và Thanh Xuân.

- Huyện Thanh Trì có 3 xã: Yên Mỹ, Duyên Hà, Lĩnh Nam.

4.1.1.3. Năng suất, sản lợng:

Năng suất rau an toàn đạt 85-95% so với rau đại trà. Năm 1996-1997 năng suất chỉ đạt 85% do hạn chế sử dụng phân tơi, phân đạm... Những năm sau năng suất tăng dần do ngời sản xuất nắm đợc kĩ thuật bón phân cân đối N- P- K, sử dụng phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ vi sinh để bón lót, sử dụng các giống tốt, giống mới có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh. Sản lợng rau an toàn cũng tăng dần qua các năm. Từ 4800 tấn (1996) tăng lên 29789 tấn (2000) và tăng lên 37575 tấn (2001). Kết quả thu đợc thể hiện ở biểu 8

Biểu 8: kết quả năng suất, sản lợng rau an toàn qua 6 năm của Hà Nội

Năm

Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 2001

Năng suất bình quân

(tạ/ha) 120 135 140 130 153 167

Sản lợng (tấn) 4800 7978 20160 23205 29789 37575 (Nguồn: Sở NN &PTNT)

4.1.1.4. Cơ cấu và chủng loại rau an toàn:

Rau an toàn đợc sản xuất theo 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu là chủ yếu. Năm 1996 –1997 các chủng loại rau chính là bắp cải, su hào, cà chua, đậu quả,...chiếm 70% - 80%, rau cao cấp chiếm 10% - 20% (gồm suplơ xanh, ớt ngọt, ngô bao tử,...).

Năm 1998 – 2001 chủng loại rau cao cấp tăng lên 25 –30% do có giá trị dinh dỡng và kinh tế cao. Qua nghiên cứu khảo nghiệm đã đa thêm một số giống rau mới nh cải ngọt, cải bó xôi, cải chân vịt, xà lách tím, cải bắp tím,... Đây là những giống có thể trồng quanh năm, góp phần bổ xung cho cơ cấu rau giáp vụ.

Ngoài ra, ngời sản xuất đã chú trọng phát triển rau trái vụ nhằm tăng giá trị kinh tế nh: cà chua, cải bắp, suplơ vụ sớm, vụ muộn,...

Hiện nay, đã hình thành một số vùng sản xuất rau an toàn theo chủng loại rau: các loại rau gia vị ở xã Tây Tựu, Đông D; rau cải bắp, su hào ở xã Văn Đức, Đặng Xá, Nam Hồng; da chuột, da bao tử, ngô bao tử ở xã Đông Xuân.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất rau an toàn ở xã Văn Đức - Gia Lâm (Trang 25 - 27)