Mối tương quan giữa ngữ nghĩa vàn gữ dụng

Một phần của tài liệu Cấu trúc, ngữ nghĩa, ngữ dụng của phương thức thay thế từ vựng trong tiếng Việt (Trang 101 - 103)

c. Thế bằng từn gữ trong cùng trường nghĩa

2.2.2 Mối tương quan giữa ngữ nghĩa vàn gữ dụng

Theo Nguyễn Văn Hiệp trong cuốn “Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp” , ông có nêu: Đối với ngữ pháp truyền thống, câu là đơn vị cú pháp cao nhất, tất cả các quan hệ cú pháp đều được giới hạn trong phạm vi câu. Vượt ra ngoài biên giới câu, ta chỉ có những quan hệ nào đó về nghĩa mà thôi. Nhưng với cách tiếp cận ngữ pháp chức năng, vốn dựa vào nghĩa thì ngữ cảnh (bao gồm văn cảnh và ngữ cảnh tình huống) có một vai trò cực kỳ quan trọng. Chẳng hạn, có nhiều loại nghĩa mà câu chuyển tải chỉ có thể hiểu được thấu đáo khi ta đặt câu vào một phối cảnh rộng hơn, đó là câu trong hoạt động giao tiếp hiện thực, câu trong diễn ngôn. Còn trong mô hình ngữ pháp của Halliday, nghĩa văn bản là một trong ba bình diện nghĩa của câu, loại nghĩa này liên quan đến văn cảnh, tức liên quan tới phần văn bản đi trước và đi sau câu, cũng như liên quan đến ngữ cảnh tình huống [23, tr 273].

Với mục đích của mình (tiến tới xác lập một khung miêu tả cú pháp dựa trên quan điểm ngữ nghĩa), chúng tôi chỉ quan tâm đến diễn ngôn ở khía cạnh nó là đơn vị lớn hơn câu, và trong câu có những dấu hiệu thể hiện sự liên kết giữa một câu với các câu khác trong diễn ngôn [23, tr 275]. Đây là luận điểm mà luận văn đã sử dụng một cách nhất quán.

Thông thường, chúng ta vẫn chỉ xem xét đến ngữ nghĩa của câu. Nhưng trên thực tế còn có ngữ nghĩa của văn bản. Ngữ nghĩa học cú pháp không nghiên cứu nội dung nghĩa cụ thể của các đơn vị được nghiên cứu là câu và văn bản. Nội dung của nó là phát hiện những cấu trúc nghĩa chung nhất dùng làm cơ sởđể

nghĩa trên bình diện như vậy chủ yếu áp dụng cho thể thống nhất trên câu, tức là cho văn bản con. Trên cơ sở những thành tựu nghiên cứu đạt được hiện nay, chúng ta có thể tiến hành cả việc phân tích một văn bản- sản phẩm lời nói hoàn chỉnh với kích thước không lớn lắm. Cơ sở của việc mở rộng của việc mở rộng

đối tượng của ngữ nghĩa học cú pháp ra thể thống nhất trên câu vẫn là tư tưởng

đã buộc các nhà ngôn ngữ học phải nới rộng khuôn khổ của cú pháp và thừa nhận đơn vị cao nhất của nó không phải là câu mà là văn bản [26, tr 59]. Bên cạnh đó, việc khám phá ra cấu trúc ngữ nghĩa của văn bản là lý thuyết giao tiếp cũng chỉ ra cho chúng ta thấy mối tương quan giữa ngữ nghĩa và ngữ dụng. Cụ thể, việc thu hút lý thuyết giao tiếp vào việc giải quyết các vấn đề của ngữ

nghĩa học cú pháp trên cấp độ văn bản được quy định bởi bản chất giao tiếp của văn bản, bởi sự kiện là trong cơ sở của mỗi văn bản không chỉ có phán đoán phức về hiện thực, mà còn có một phương hướng giao tiếp nhất định được hình thành bởi đặc trưng của hoạt động chứa hành vi tư duy nói năng, tức là bởi hoàn cảnh giao tiếp và những nhiệm vụ mà người nói đặt ra cho mình căn cứ vào hoàn cảnh đang xét [26, tr62].

Từ một góc độ khác, có thể nhắc đến John Lyons để làm nổi rõ thêm cách tiếp cận về mối quan hệ giữa hai lĩnh vực vừa đề cập. Theo ông ngữ cảnh có sự

quy định nghĩa của phát ngôn, cụ thể: trong phân tích ngôn bản hoặc diễn ngôn, ngữ cảnh quy định nghĩa của phát ngôn ở ba mức độ khác nhau: Thứ nhất: ngữ

cảnh thường sẽ-nếu không nói là luôn luôn, cho biết câu nào đã được nói ra. Thứ

hai, nó thường sẽ làm rõ mệnh đề nào đã được thể hiện, nếu có một mệnh đề được thể hiện. Thứ ba, nó thường cho biết rõ mệnh đề đang xét ấy là đang được thể hiện kiểu lực ngôn trung này chứ không phải kiểu lực ngôn trung khác

[27, tr276]. Ở đây, chúng tôi không xem xét đến sự khác nhau ở mức độ thứ ba vì rằng trong khuôn khổ đề tài của luận văn không đề cập đến lực ngôn trung.

Đến đây có thể khẳng định, dù coi các quan hệ ngữ nghĩa, ngữ dụng của văn bản hay diễn ngôn là một phép ánh xạ từ cấu trúc câu, hay coi chúng như

một bậc ngữ pháp cao hơn câu thì quả nhiên không thể không xém xét đến ngữ

cảnh. Chính ngữ cảnh sẽ là “bà đỡ” cho cả ngữ nghĩa và ngữ dụng.

Khi giải quyết đặc điểm về ngữ nghĩa và ngữ dụng của phương thức thay thế từ vựng chúng tôi sẽ không tách ra làm hai mục riêng biệt. Như trình bày ở

trên, chúng tôi sẽ tìm hiểu chúng trong mối tương quan với nhau. Tức trong ngữ

nghĩa học có những yếu tố ngữ dụng. Qua ngữ dụng, việc phân tích ngữ nghĩa thêm phong phú và đa dạng.

Một phần của tài liệu Cấu trúc, ngữ nghĩa, ngữ dụng của phương thức thay thế từ vựng trong tiếng Việt (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)