Đại từ nhân xưng ngôi 1.

Một phần của tài liệu Cấu trúc, ngữ nghĩa, ngữ dụng của phương thức thay thế từ vựng trong tiếng Việt (Trang 42 - 45)

Theo cách phân chia của Diệp Quang Ban, ngôi 1 là sự quy chiếu đến người nói

được chia làm 3 dạng là : - Số ít: Tôi, tao, tớ (ta), mình

- Số nhiều: Chúng tôi, chúng ta, chúng tớ, chúng tao - Số nhiều bao gộp: ta, chúng mình.

Dựa trên ngữ liệu chúng tôi tập hợp, sự thay thế trong đại từ nhân xưng ngôi 1 cũng có chung hai mô hình như trên. Nhưng đi vào chi tiết hơn chúng ta có những vấn đề như sau:

Các đại từ nhân xưng ngôi 1 được dùng để thay thế cho hầu hết là các danh từ

tên riêng và các danh từ chung (chỉ người và chỉ vật). Từ những danh từ riêng, danh từ chung và ngữ danh từ là số ít đến những danh từ và ngữ danh từ là số

nhiều, tương ứng sẽ có các đại từ nhân xưng ngôi một số ít hoặc số nhiều thay thế cho các danh từ và ngữ danh từ đó để rút gọn và tránh sự lặp lại.

Vd 21: Chợt hai thầy trò phát hiện có ba bốn chục chiếc cối xay gió giữa đồng, Đôn Ki-hô-tê vừa nhìn thấy liền nói với giám mã: :Vận may run rủi khiến cho

sự nghiệp của chúng ta đẹp quá sự mong muốn, và kia kìa, anh bạn

Xan- chô-Pan-xa ơi, có đến ba bốn chục tên khổng lồ ghê gớm, ta quyết giao chiến giết hết bọn chúng; và với những chiến lợi phẩm thu được, chúng ta sẽ bắt

đầu giàu có: bởi đây là một cuộc chiến đấu chính đáng, và quét sạch cái giống xấu xa này mặt đất là phụng sự Chúa đấy”. “Những tên khổng lồ nào cơ?” Xan- chô Pan-xa hỏi. “Những đứa mà anh đang nhìn thấy kia kìa”, Đôn Ki-hô-tê đáp, “cánh tay chúng dài ngoẵng, có đứa, cánh tay dài đến hai dặm”.

(Xéc-van-tét, Đôn Ki-hô-tê, Phùng Văn Tửu dịch.)

Trong đoạn văn trên, ở đại từ nhân xưng ngôi 1, số nhiều “chúng ta” được tác giả sử dụng để thay thế cho nhân vật là Đôn-ki-hô-tê và Xan- chô- Pan-xa .

Sự thay thế trong ví dụ trên diễn ra theo hướng hồi chiếu. Chính vì vậy, không khó khăn mấy để tiếp nhận nội dung của văn bản một cách mạch lạc và xuyên suốt.

Nếu thay thế sử dụng đại từ nhân xưng ngôi 1, theo chúng tôi sự xuất hiện của các từ như: tôi, tao (tớ), ta, mình sẽ có số lần xuất hiện tương đối nhiều.

Và khi chúng xuất hiện bao giờ cũng đi kèm với ngữ cảnh. Chỉ trong ngữ cảnh

đó chúng ta mới hiểu được các đại từ nhân xưng này đang quy chiếu tới những yếu tố nào trong văn bản.

Vd 22: Chúa thượng thật là lo xa, chúng tôi ngu dại không thể nghĩ tới chỗ đó. Hiện nay, phương lược tiến đánh ra sao, xin chúa thượng nhất nhất chỉ rõ để

chúng tôi tuân theo mà làm.

Vua Quang Trung bèn sai mở tiệc khao quân, chia quân sĩ ra thành năm

đạo, hôm đó là ngày 30 tháng chạp. Rồi nhà vua bảo kín với các tướng rằng: -Ta với các ngươi tạm sửa lễ cúng Tết trước đã. Đến tối 30 Tết lập tức lên

đường, hẹn đến ngày mùng 7 năm tới thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Các ngươi nhớ lấy, đừng cho ta là nói khoác!

(Ngô Gia Văn Phái- Hoàng Lê nhất thống chí)

Trong đoạn văn trên, có hai đại từ nhân xưng ngôi 1, đại từ nhân xưng số

nhiều “chúng tôi” ở đây dùng để thay thế khứ chiếu với “các tướng” và

các ngươi” xuất hiện ở đoạn văn sau. Còn đại từ nhân xưng ngôi 1, số ít “ta”

thay thế hồi chiếu với Chúa thượng và vua Quang trung.

Có thể nói, nếu không quy chiếu theo hướng hồi chiếu và khứ chiếu của hai đại từ nhân xưng trong một ngữ cảnh nhất định ở đây là buổi mở tiệc khao quân của vua Quang Trung cho quân sĩ của mình thì chúng ta khó lòng biết được

đại từ nhân xưng “chúng tôi” là thay thế cho ai hoặc cái gì? Tương tự đại từ

nhân xưng “ta” cũng vậy.

Thông thường thì các đại từ nhân xưng được dùng để thay thế cho các danh từ nhưng trong một số trường hợp, nó được sử dụng để thay thế cho chính nó.

Vd 23: Mình nói thật đấy. Rất bi thảm. Bi thảm vì cứ phải cao thượng. Ngay cả

chuyện vợ con cũng rất rắc rối. Thưở trẻ trung, t yêu một cô gái. Nàng đẹp lắm. Nếu không có vết chủng đậu mờ mờ ở cánh tay óng nuột, có lẽ chẳng ai nghĩ

nàng là con người của cõi phàm trần.

( Trần Đăng Khoa- Đảo Chìm- Bi kịch của một người nổi tiếng)

Nằm trong số các đại từ nhân xưng ngôi 1, số ít, ở ví dụ trên chúng ta thấy rất rõ từ “mình”được thay thế bằng từ “t” cũng là đại từ nhân xưng chỉ ngôi 1, số ít. Như vậy, không phải tuyệt đại đa số là các đại từ nhân xưng đều có một cấu trúc thống nhất là chỉ thay thế cho danh từ mà thôi. Trong nhiều tác phẩm chúng ta sẽ thấy có những lúc chính chúng thay thế cho nhau để tránh đi sự đơn

điệu và lặp lại quá nhiều lần từđó trong đoạn văn hoặc văn bản.

Một phần của tài liệu Cấu trúc, ngữ nghĩa, ngữ dụng của phương thức thay thế từ vựng trong tiếng Việt (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)