Đại từ chỉ xuất chỉ ngườ

Một phần của tài liệu Cấu trúc, ngữ nghĩa, ngữ dụng của phương thức thay thế từ vựng trong tiếng Việt (Trang 58 - 62)

Các đại từ chỉ xuất chỉ người sẽ trình bày dưới đây được chúng tôi lấy trong số 500 cứ liệu mà chúng tôi đã thu thập. Tuy không thể khái quát được hết nhưng chúng tôi sẽ cố gắng đưa ra những cấu trúc chung nhất từ các ví dụ điển hình nhất.

Vd 40: Đầu tiên lại là Hi. Không biết bằng cách nào Hải hiểu được tình cảnh chị. Suốt từ ngày chia tay chị chưa gặp lại Hải. Sau bảy nhăm, đã lấy vợ trong Nam. Hải đường đột đến. Chị sững người. Thời gian đã đi qua người đàn ông này quá nhanh. Chính sự già nua, mỏi mệt của người bạn cũ đã khiến chị có thói quen đứng trước gương nhìn lại mình.

(Phạm Ngọc Tiến -Thế giới đàn ông ngọt ngào)

Sự thay thế diễn ra trong đoạn văn trên nằm ở ngữ danh từ “người đàn ông này” thay thế cho tên riêng Hi. Tuy là cả ngữ này thay thế cho Hi, nhưng nếu xét về sự quy chiếu thì chỉ có đại từ chỉ xuất “này” là yếu tố chính để quy chiếu đến Hi. Như vậy, đồng thời cũng có thể hiểu nó cũng là yếu tố chính thay thế cho yếu tố xuất hiện ở phía trước. Nếu bỏ đi từ “này” thì cả ngữ còn lại không làm nhiệm vụ thay thế được vì không rõ người đàn ông đang được nhắc

đến ở đây là người đàn ông nào.

Vd 41: Tên đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng:

- K bc mnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu

đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương xuống

đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.

(Nguyễn Dữ, Truyền kì mạn lục)

K bc mnh này” có một kết cấu tương tự như ở ví dụ trên, nó cũng là yếu tố dùng để thay thế cho từ xuất hiện ở phía trước theo hướng hồi chiếu là từ

“nàng”.

Vd 42: Đó là giấc mơ của một cái lá bưởi; một cái lá dầy, mướt xanh ở giữa chừng lại có thắt eo kiểu cách. Ngày hôm qua, trẻ con đi bẻ gai đểăn ốc, cóđứa

đưa ngón tay bé tí vuốt lên mặt lá , khen: “ Cái lá này xinh!”. Chuyện tự dưng đi khen một cái lá “xinh” là đâu phải chuyện thường, người ta vẫn chỉ khen mỗi hoa, mà cũng phải, bọn hoa mới lớn, hoặc là khen mấy cái quả con, bé tí teo mà cũng ra dáng, cũng cuống, cũng vỏ xanh, từ trong đám lá nhô ra uy quyền.

Thế mà đứa bé y lại khen, lại còn rủ mấy đứa kia nhìn mà xác nhận. Một

đứa dí mũi vào, bảo: “Chẳng thơm gì cả!”, cả đám cười ồ: “ Lá chứ có phải hoa đâu!”, rồi chúng nó hỏi nhau: “Chùng nào có hoa?”, nghe chừng có vẻ rất nôn nóng.

(Phan Thị Vàng Anh-Chuyện của lá và hoa)

Nếu lựa chọn quan hệ ngang và quan hệ dọc để xây dựng cấu trúc cho đại từ chỉ xuất chỉ người chúng ta có thể giải thích như sau: về quan hệ ngang hay còn gọi là quan hệ ngữ đoạn, trong các ngữ danh từ “người đàn ông này”,

“K bc mnh này”, chúng có sự sắp xếp theo trật tự trước sau, theo tuyến tính, hết từ này đến từ khác (người + đàn + ông + này). Từ sự kết hợp đó, mà chúng ta có các ngữ đoạn trên. Xét về quan hệ học, ở vị trí từ “người” chúng ta có thể

thay bằng một số từ khác nếu có thể nhưng vẫn đảm bảo về nghĩa cho ngữ đoạn

đó. Cứ hình dung các ngữ đoạn trên, cụ thể là ở vị trí từ “người” chẳng hạn, chúng ta thay vào đó từ “k và ở vị trí từ “đàn ông” chúng ta thay vào đó là từ

bc mnh”, cuối cùng là ở từ “này” chúng ta cũng có thể thay vào đó một từ

khác. Tương tự như vậy, ở ví dụ này từ cấu trúc “ Kẻ + danh từ + này” nếu sử

dụng quan hệ dọc, chúng ta sẽ có một cấu trúc giống các cấu trúc trên nhưng từ, ngữ có khác vì nó nằm trong nột văn bản khác, nội dung khác.

Cụ thể: Đứa + danh từ + ấy.

Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng phổ biến những cấu trúc như: người, kẻ, đứa + danh từ + ấy, này. Bên cạnh đó, có một số sự thay thế với những cấu trúc đơn giản và thường gặp trong phép thế đại từ.

Vd 43: Con người tuyt vi đấy! Đợt này quay về phải ghé vào thăm ông ta một chút mới được. Ấy, nghe nói trước đây cũng là một tay lái xe có hạng ở chiến trường Tây Nam, con người đầy chiến tích, ngang dọc một thời nhưng đời riêng cũng lắm cái lận đận? Cánh xé kháo nhau cô vợ chưa cưới của ông y đẹp kinh người nhưng…Hả?

- Chắc ông đồn trưởng này phải tài hoa lắm, mắt sáng và râu quai nón xanh rì- Cô áo xanh phán đoán một cách hào hứng tưởng đâu từ đầu giờ cô luôn tỏ ra háo hức cực kỳ trước mắt bất cứ một việc gì xảy ra trên đường- Giá gặp

được viên th lĩnh trn i y một chút nhỉ. Chắc ối chuyện ly kỳ, rùng rợn.

Đây là một đoạn văn được trích dẫn trong truyện ngắn của Chu Lai. Ở đoạn văn này, có xuất hiện phép thế từ vựng. Cụ thể ở đây là, “ông y” dùng để

thay thế cho “con người tuyt vi y”. Đoạn văn sau, có hai yếu tố thay thế nữa là: ông đồn trưởng này viên th lĩnh trn i y cùng thay thế cho “con người tuyt vi y”. Như vậy, với sự thay thế đầu tiên hình thức của cụm từ thay thế tương đối đơn giản chỉ là danh từ thân tộc+ấy. Nhưng ở hai ngữ thay thế sau, có cùng cấu trúc với các ngữ thay thế ở các ví dụ trên, ở đây từ thay thế không phải là k, người, đứa mà còn là con, viên.

Trong đại từ chỉ xuất chỉ người, cấu trúc từ ngữ cũng có những quy định riêng, thông thường từ, ngữ thay thế thường là danh từ chỉ người kết hợp với

y, này, đó, kia, ny. Nhưng đôi lúc, nó có là cấu trúc phức tạp hơn như:

danh t ch loi ( k, người, đứa, con, viên) + danh t + đại t ch xut (y, này, đó, kia, ny).

Liên quan đến đại từ chỉ xuất với chức năng thay thế cho người trong từng việc có đó (đấy) và đây. Đây là hai từ ngữ rất độc đáo.

- Đấy với đây không dây mà buộc (Ca dao)

- Đấy mày đây cũng song già, đấy quan tổng đốc, đây bà quận công. ( Ca dao)

về nguyên tắc nó cũng có một số đặc điểm về chức năng thay thế. Tuy nhiên, ít nhiều phải gắn liền với ngữ cảnh cụ thể, thậm chí phải sử dụng ngoại chiếu mới xác định sở chỉ. Tiếc rằng, do khuôn khổ của luận văn không cho phép chúng tôi mô tả chúng.

Một phần của tài liệu Cấu trúc, ngữ nghĩa, ngữ dụng của phương thức thay thế từ vựng trong tiếng Việt (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)