Liên kết khứ chiếu (Cataphora)

Một phần của tài liệu Cấu trúc, ngữ nghĩa, ngữ dụng của phương thức thay thế từ vựng trong tiếng Việt (Trang 25 - 27)

Y ếu tố giải thích ếu tố được giải thích Đôn-ki-hô-tê  Lão

1.3.2 Liên kết khứ chiếu (Cataphora)

Nếu ngoại chiếu phân biệt với liên kết nội chiếu, thì liên kết khứ chiếu cũng

được đặt trong sự đối sánh với liên kết hồi chiếu. Liên kết khứ chiếu, các yếu tố được giải thích lại đứng ở câu trước còn các yếu tố giải thích lại đứng ở sau. Trong liên kết khứ chiếu, yếu tố được giải thích đứng trước tuy tạo ra một sự mơ

hồ khi mới tiếp nhận văn bản nhưng đó cũng là dụng ý của tác giả là nhằm mục

đích nhấn mạnh cho yếu tố giải thích.

Vd 11: Riêng cái tên mà người ta đặt cho cái rét mun màng đó đã thơ

mộng lắm rồi: Rét nàng Bân. Nhưng có ai đã từng rét cái rét cái rét ấy, sầu cái sầu ấy đôi lần, tất đều nhận thức rằng cái rét ấy còn chứa đựng một cái gì đẹp như thế hay hơn thế: đàn bà con gái trời đã cho xinh đẹp, gặp cái rét nàng Bân tự nhiên đẹp trội hẳn lên, như có thể có một chiếc đũa thần làm biến đổi cả máu huyết, màu da, con mắt, miệng cười, tiếng nói. Từ xa ta cảm thấy người nào cũng thơm thơm như những nụ tầm xuân”

(Vũ Bằng- Thương nhớ mười hai- Tháng ba, rét nàng Bân) Ngữ danh từ “cái rét mun màng đó” đang gây một sự tò mò cho người

đọc khi mới đọc vào dòng đầu, họ thắc mắc không biết cái rét muộn màng mà tác giả muốn nhắc tới ở đây là cái rét nào? Liên kết khứ chiếu tức yếu tố giải thích nằm ở vế câu sau tức “rét nàng Bân”, trả lời cho yếu tố được giải thích ở đây là “cái rét mun màng đó”. Tượng tự, cụm từ “ đẹp như thế hay hơn thế” là yếu tố được giải thích và nó được yếu tố giải thích xuất hiện ở sau là “làm biến đổi c máu huyết, màu da, con mt, ming cười, tiếng nói”.

Vd 12: Ấy đấy, thương người đàn bà Bắc như thế đấy. Sch c như ly như

lau, cn thn tng ly, tng tý. Và càng thương hơn nữa khi tha thấy người đàn bà chậm rãi vuốt ve từng cái tà áo, lồng nhỏ nhẹ từng cái khuyết vào cái khuy rồi xếp vuông vức áo nọ lên quần kia, như thể sợ động mạnh thì quần áo sẽ

không còn vẹn tuyết trinh, vì nhầu nếp lụa.

(Vũ Bằng- Thương nhớ mười hai- Tháng ba, rét nàng Bân)

Ở ví dụ 12 này, từ ngữ dùng để thể hiện liên kết hồi chiếu là quy chiếu cho cả một mệnh đề. Cụm từ “như thế đấy” xuất hiện trong câu “ Thương người

đàn bà Bc” sẽ được làm rõ ở ngay câu kế tiếp “Sch c như ly như lau, cn thn tng ly, tng tý.”. Và nó còn có thể được hiểu rộng ra ở câu cuối của đoạn văn.

Cả hai liên kết hồi chiếu và khứ chiếu đều thuộc về liên kết nội chiếu. Tức chúng chỉ thể hiện các phép liên kết bên trong một văn bản. Trong liên kết nội chiếu, hình thức liên kết chủ yếu thể hiện cho liên kết hồi chiếu và liên kết khứ chiếu thường là phép liên kết thay thế.

Một phần của tài liệu Cấu trúc, ngữ nghĩa, ngữ dụng của phương thức thay thế từ vựng trong tiếng Việt (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)