Xét trên nhiều bình diện, phạm trù không gian và thời gian có nhiều điểm rất gần gũi nhau và chuyển hóa cho nhau. Nói cụ thể, trong thực tiễn giao tiếp có một số đại từ vừa đảm nhiệm chức năng chỉ xuất không gian, vừa gánh vác chức năng chỉ xuất thời gian. Cũng giống như đại từ chỉ xuất chỉ không gian, đại từ
chỉ xuất chỉ thời gian cũng xuất hiện với số lượng không đáng kể về hình thức thay thế hay nói cách khác, cấu trúc của nó cũng gần như giống nhau, ít có những kết hợp phức tạp.
Vd 49: Anh sống thanh thản và hồn nhiên, đánh giặc cũng thanh thản hồn nhiên
đến trong vắt, đến gây nghi ngờ trong cái nhìn của một số không ít người. Để rồi
đến một lần, cái trong vắt ấy bỗng chuyển thành tĩnh lặng. Cô vũ nữ Ápsara vừa từ trại Ăng ca trốn chạy ra, trong một đêm lửa trại giữa rừng sâu để ngày mai bộ đội vào trận, bằng vóc dáng mảnh mai, bằng nước da xanh xao yếu ốm, bằng
đôi mắt buồn lạ lùng của mình đã chém thẳng vào tâm hồn anh, hằn một vết thương thẩn thờ, nhức nhối không bao giờ lành được nữa. Cuộc đời binh nghiệp anh đã đi nhiều nơi, từ những cánh rừng bằng lăng Đông Nam Bộ, đến những cánh rừng khộp, rừng le nơi đây, anh đã gặp nhiều người, nhiều cô gái mặn mòi, trẻ đẹp nhưng trong trái tim phóng khoáng của mình, anh chưa lưu giữ một ai, một hình ảnh nào. Cho đến nay…phải chăng cái vẻ đẹp tội tình kia từ địa ngục trở về, cái hình hài duyên dáng và cổ sơ kia mang sắc màu rêu phong của Bayon, Ăngco thăm thẳm nhân tình đã gặp chút hồn nhiên pha chút hoang dại trong anh để chỉ chờ có thế là bùng lên thành lửa, ngọn lửa bất thần ấy đã thiêu cháy trái tim người lính vừa tròn ba mươi tuổi. Từ đó anh đánh giặc vẫn vậy, nhưng sống trầm đi.
(Chu Lai- Anh Đởm)
Không rõ ý như các đại từ thay thế ở các mục trên, từ thay thế trong đại từ
chỉ xuất chỉ thời gian, khi thay thế cho yếu tố xuất hiện phía trước theo hướng hồi chiếu nó phải được lựa chọn và được hiểu trong một mạch văn. Cụ thể, cụm từ “từ đó” sẽ thay cho một cú “Cô vũ nữ Ápsara…không bao giờ lành được nữa” nhưng cũng có thể là gồm cả các ý ở các câu trước và sau câu.
Vd 50: Hộ chỉ sung sướng được ít lâu thôi. Sau cái hành vi đẹp đẻ của hắn, và thấy cái hành vi ấy được trả công bằng một tình yêu rất êm đềm, hắn chỉ còn nghĩ đến gia đình, chỉ cốt làm sao nuôi được gia đình. Hộ vốn nghèo. Hắn là một nhà văn, trước kia với cách viết thận trọng của Hắn, hắn chỉ kiếm được vừa
đủ để một mình hắn sống một cách eo hẹp, có thể nói là cực khổ. Nhưng bây giờ
hắn chỉ có một mình. Đói rét không có nghĩa lý gì đối với gã trẻ tuổi say mê lý tưởng. Lòng hắn đẹp. Đầu hắn mang một hoài bão lớn. Hắn khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất. Hắn chỉ lo vun trồng cho cái tài của hắn mỗi ngày một thêm nảy nở. Hắn đọc, ngẫm nghĩ, tìm tòi, nhận xét, suy tưởng không biết chán. Đối với hắn lúc ấy, nghệ thuật là tất cả. Ngoài nghệ thuật không còn gì đáng quan tâm nữa.
(Nam Cao-Đời thừa)
“Lúc ấy” sẽ là thế tố. Nó thay thế cho chính tố “Hắn đọc, ngẫm nghĩ, tìm tòi, nhận xét, suy tưởng không biết chán”.
Vd 51: Chúng cứ lao xao như thế mãi, đến nỗi những cành cây đang đứng như
chết ngất vì đau do bọn trẻ con bẻ gai hôm qua, cũng phải gượng trả lời: “
Đừng nói nữa hoa rất thơm, cánh trắng, nhụy có phấn vàng. Đẹp thì không nhưng thơm nên nhiều bạn”. Bọn lá lao xao tợn: “ bạn nào, bạn nào?”. Cây mệt mỏi: “ Ong, ruồi và bướm!”. Sau bữa ấy, tất cả bọn lá đều chờ mùa hoa.
(Phan Thị Vàng Anh-Chuyện của lá và hoa )
Ở ví dụ này, yếu tố thay thế “sau bữa ấy” xác định yếu tố được thay thế
không quá phức tạp như ở hai ví dụ trên. Yếu tố được giải thích ở đây là “ hôm qua” nhưng khi hiểu thì chúng ta phải hiểu là “hôm nay”, tại thời điểm
cành cây, bọn lá đang trò chuyện với nhau. Như vậy, phải quy chiếu trong ngữ
Vd 52: Anh trồng một cây Bò cạp trước khi mua mảnh đất để cất nhà. Anh ghét cái tên xấu xí kia trong khi vào mùa xuân, cây nở từng chùm hoa vàng rủ
xuống. Khi đó, những chiếc lá xanh đã nhẹ nhàng rụng tự bao giờ.
(Khuê Việt Trường -Qua mùa lá rụng)
Đôi lúc trong phép thay thế, còn có sự kết hợp của phép lặp. Như ở ví dụ
này, cụm từ “khi đó” trong đó có từ “khi” là được lặp lại, còn từ “đó” dùng để
thay thế cho “vào mùa xuân”. Kết hợp lại, chúng ta có “khi đó” thay thế cho “ khi vào mùa xuân”.
Vd 53: Có người cho rằng: Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại. Lúc
đầu tôi không tin điều này. Bởi vì vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình chỉ
mới được đặt ra vài chục năm may. Còn nói từ thời cổ đại tức là chuyện của dăm bảy ngàn năm về trước. Độ chênh lệch về thời gian ấy ai mà tin được! Thế
mà nghe xong câu chuyện này, qua một thoáng liên tưởng, tôi bỗng “sáng mắt ra”…
Bài toán dân số, theo Thái An,
(Báo Giáo dục và thời đại Chủ nhật, số 28, 1995).
Trong thế đại từ chỉ xuất về thời gian, bên cạnh các đại từ chỉ xuất thì sự
xuất hiện của các danh từ đứng trước cũng góp phần chỉ rõ hơn cho yếu tố sẽ
thay thế, rõ hơn là thế dùng đại từ chỉ xuất chỉ thời gian. Cụ thể ở ví dụ này, cụm từ “thời gian ấy” sẽ thay thế cho “chuyện của dăm bảy năm về trước”.
Vd 54: Bên ngoài, ánh nắng rọi xuống mặt sân sáng lóa, có mấy tiếng gà trưa cất lên eo éo. Gian nhà càng như im đi, mờ mờ hơi đất. Giờ này là mụ cũng sắp
đi làm đồng về đây. Ông lại sắp phải nằm trong nhà mà nghe mụ chửi con mắng cái, kêu vại nước chóng cạn, cái bếp bừa bộn nheo nhéo lên đây.
Trong thế đại từ chỉ xuất chỉ thời gian, không phải lúc nào xuất hiện danh từ chỉ thời gian cộng với các đại từ là chúng ta lưu ý đến nó sẽ là từ dùng để thay thế. Đôi lúc, sự xuất hiện của nó chỉ để nhấn mạnh và xác định cái thời điểm mà nhân vật người kể chuyện muốn nói đến. Cụ thể, cụm từ “giờ này” được coi là cái mốc so với tiếng gà gáy trưa ở câu trước, nghĩa là vào thời gian là buổi trưa là mụ đi làm đồng về. Lúc này, “này” được xem là chỉ định từ không phải là từ để thay thế.