Đại từ theo cấu trúc X+danh từ/động từ/tính từ+ đại từ.

Một phần của tài liệu Cấu trúc, ngữ nghĩa, ngữ dụng của phương thức thay thế từ vựng trong tiếng Việt (Trang 78 - 82)

Vd 74: Hai cái bóng bé nhỏ quá, chụm lại với nhau chưa bằng được một ngón chân cái của người lớn ta. Đấy là hai con chuột nhắt. Chuột nhắt bé hơn chuột chù. Nhưng nó nhanh và hoạt hơn nhiều. Anh chut chù có cái mõm dài nghêu – cứ vác mõm đã đủ mệt- đi đến đâu cũng rụt rụt rè rè. Hễ hơi có cái gì đáng sợ là vội hốt hoảng chạy cuống lên, vãi cả đái và kêu rối rít. Đã thế lại còn chậm và cũng không biết leo tường, leo cột, chỉ ở luẩn quẩn sát mặt đất. Thật là một thứ

chuột cùng dân, thấp kém nhất trong xã hội chuột. Vậy mà thiên hạ lại ưa th

“hôi như chuột chù”, nhưng người ta chỉ ưa có cái tiếng kêu: “chuuc….chuuuuuc..”. Các cụ ta nói: “Ấy chuột chù bảo: túc túc”, nghĩa là “đủ đủ”. Nhà ai, chuột chù mà cứ “túc, túc” luôn, ắt nhà ấy sắp có việc đại phát tài.

(Tô Hoài, O chuột)

Cần phải nói ngay, đây không phải là X + đại từ chỉ xuất như ở các ví dụ đã phân tích. Ở phép thế bằng đại từ này có cấu trúc là một sự tổng kết hợp. Như ở ví dụ trên, yếu tố được giải thích là một ngữ danh từ “th chut đó”, trong đó

đại từ đó” là từ dùng để thay thế và nó thay thế cho “Anh chut chù”. Nó có cấu trúc “th +danh t+đó”.

Vd 75: Dưới nửa cánh cửa sắt mắt cáo đang đóng im ỉm. Nắng xế đang trát lên những ô cửa han gỉ mt v bun cũ, phong rêu như hàng chục năm nay không có bóng người qua lại, ra vào. Điu cm nhn đó làm anh ngập ngừng…

(Chu Lai- Trang bản thảo chép thuê)

Điu cm nhn đó” là thế tố, yếu tố được giải thích. Nó thay thế cho “mt v bun cũ là yếu tố giải thích và cũng là chính tố.

Cấu trúc Điu + động t+ đó”.

Vd 76: Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ

tịch nước lấy chiếc nhà sàn nh bng g bên cnh chiếc ao làm “ cung điện” của mình. Quả như một câu chuyện thần thoại như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vỏn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị

với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kỳ.

Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kỳ, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.

( Lê Anh Trà, Phong cách Hồ Chí Minh, Cái vĩ đại gắn với cái giản dị, trong Hồ

Chí Minh và văn hóa Việt Nam, Viện Văn hóa xuất bản, Hà Nội, 1990)

“Chiếc nhà sàn nh bng g bên cnh chiếc ao” là ngữ danh từ mà thế

tố là “chiếc nhà sàn đó” sẽ thay thế để tránh sự lặp lại trong đoạn văn. Nó có cấu trúc tương tự như hai ví dụ trên “chiếc+danh t+đó”.

Vd 77: Thiên tài sờ nắn cái cúc áo. Nó là một cái cúc tròn bằng đồng, có hình chữ thập như thánh giá ở giữa và một chữ B rất nhỏ khắc nổi ở trên. B chắc là viết tắt của hãng Boland, hãng làm áo bành mùa đông cao cp. Chiếc áo bành này là quà tặng của một người bạn gái. Anh chợt nhớ những ngón tay mềm mại của cô ấy lúc đóng cúc áo bành cho anh vào mấy mùa đông trước.

(Phan Việt- Phù phiếm truyện- Chết truyện)

Tương tự ví dụ trên, “Chiếc áo bành này” sẽ thay thế cho “áo bành mùa

đông cao cp”. Chúng ta có thêm một cấu trúc với một danh từ chỉ loại nữa, đó là “chiếc+danh t+này”.

Vd 78: Cmđể nguyên chất ăn bao giờ cũng ngon và nhiều vị. Tất cả những cách thức đem nấu khác chỉ làm cho thc quà y bớt mùi thơm và chất dẻo đi thôi. Tuy vậy, nhiều người ưa cái thứ cốm xào, thắng đường rất quánh. Thành ra một thứ quà ngọt sắc và dính răng. Như vậy, tưởng mua bánh cốm mà ăn lại còn thú vị hơn.

(Thạch Lam- Một thứ quà của lúa non: Cốm- Hà Nội 36 phố phường)

“Cm chỉ có một từ nhưng tránh làm cho mạch văn lủng củng tác giả đã sử dụng một ngữ danh từ “thc quà y” để thay thế cho nó. Trong ngữ đang xét,

thay thế cho chính tố “cm”. Chúng ta có thêm một cấu trúc mới với “thc +danh t+ y” .

Vd 79: Nhưng gần đến hàng m Tam, hắn nghe tiếng mụ Tam the thé. Đích là mụ

vừa xoắn được một kẻ ăn hàng chịu mất mặt mũi, bây giờ mới thấy. Đen đủi thực. Hắn tần ngần đứng lại. Để nghe ngóng xem sao đã! Chà cái con m la sát này

thật là chua ngoa.

(Nam Cao-Trẻ con không được ăn thịt chó)

Sự xuất hiện của các danh từ khái quát trở nên phong phú hơn khi nó xuất hiện trong các văn cảnh khác nhau. Như ở ví dụ này, “cái con m la sát này” sẽ

là yếu tố thay thế cho “m Tam” là yếu tố giải thích. Cấu trúc của nó cũng là “cái+ ng danh t+này”. Đại từ “này” chỉ có chức năng hạn định, không còn là yếu tố chính thay thế.

Cần lưu ý, dẫn ra nhiều ví dụ với các hình thức kết hợp khác nhau, để

chúng ta thấy trong cấu trúc được dùng để thay thế nó không phải là một cấu trúc thuần nhất được áp dụng cho nhiều văn bản, mà mỗi văn bản với những ngữ cảnh khác nhau chúng ta sẽ có những từ ngữ khác nhau để kết hợp lại tạo thành một thế

tố. Và chúng tôi hiểu, sự phân loại ởđây chỉ có ý nghĩa tương đối.

2.1.2 Thay thế không phải đại từ

2.1.2.1 Thế bằng từđồng nghĩa

Đây là kiểu thế bao gồm nhiều tiểu loại. Nếu kiểu thế đồng nghĩa từ điển tương đối ổn định và xuất hiện nhiều trong văn bản văn học thì các kiểu thế: thế đồng nghĩa lâm thời, thế đồng nghĩa miêu tả, thế đồng nghĩa gần nghĩa…lệ thuộc rất nhiều vào ngữ cảnh và không ổn định. Sau đây, chúng tôi sẽ đi vào miêu tả

Một phần của tài liệu Cấu trúc, ngữ nghĩa, ngữ dụng của phương thức thay thế từ vựng trong tiếng Việt (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)