Y ếu tố giải thích ếu tố được giải thích Đôn-ki-hô-tê Lão
1.4.2 Quan niệm của Trần Ngọc Thêm
Trần Ngọc Thêm là nhà ngôn ngữ học đã có công lao rất lớn trong việc xây dựng nên một hệ thống liên kết của tiếng Việt tương đối cụ thể và chi tiết. Cuốn sách “Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt” có nhiều nội dung bổ ích. Trong các phép liên kết nói chung, phép thế được tác giả chia làm hai loại riêng biệt, khác với cách phân loại của Halliday và Hasan. Đó là, thế đại từ và thế đồng nghĩa. Cách phân loại, chủ yếu là dựa vào sự xuất hiện của chúng trong các kiểu loại phát ngôn.
Phép thế đồng nghĩa được đưa vào cùng loại với các phương thức liên kết chung cho cả ba loại phát ngôn: Câu tự nghĩa, câu hợp nghĩa, ngữ trực thuộc. Còn thếđại từ lại thuộc về câu hợp nghĩa, phát ngôn hợp nghĩa.
Phép thế đại từ là phương thức được sử dụng rất nhiều trong hầu hết các văn bản. Theo Trần Ngọc Thêm xếp phép thế này vào phát ngôn hợp nghĩa, vì theo lý thuyết câu không hoàn chỉnh về nội dung nhưng có thể hoàn chỉnh về mặt cấu trúc. Chính vì không hoàn chỉnh về mặt nội dung nên nó cần liên kết với các phát ngôn hay câu xung quanh mới đủ nghĩa, đó là bản chất của các phép liên kết như: Phép tỉnh lược yếu, phép nối lỏng và phép thế đại từ. Còn phép thế đồng nghĩa lại là phương thức liên kết được dùng cho cả ba phát ngôn. Tức trong văn bản có sự hiện diện của cả ba kiểu loại câu: tự nghĩa, hợp nghĩa và ngữ trực
thuộc thì khả năng xuất hiện của phép thế đồng nghĩa tùy vào từng nội dung có thể thay thế.
Tác giả cũng đã miêu tả rất chi tiết các nội dung bên trong của phép thế đồng nghĩa như:
Căn cứ vào đặc điểm của các phương tiện dùng là chủ tố và kết tố có thể
phân loại phép thế đồng nghĩa thành bốn loại: Thế đồng nghĩa từ điển, thế đồng nghĩa miêu tả, thế đồng nghĩa phủ định, thế đồng nghĩa lâm thời. Và nếu căn cứ
vào tính ổn định của quan hệ đồng nhất do các phương tiện tạo ra thì có thể chia phép thếđồng nghĩa thành hai nhóm là: Nhóm thế đồng nghĩa ổn định ( thế đồng nghĩa từ điển và thế đồng nghĩa phủ định) và nhóm thế đồng nghĩa không ổn
định.
Như vậy, theo như ông các tiêu chí về các từ ngữ thay thế và được thay thế
cùng hướng vào một đối tượng sự vật, hiện tượng, tính chất, hành động là yếu tố
quyết định cho sự xuất hiện của các loại thay thếđồng nghĩa.
Ông tiếp tục chia ra làm hai loại thế lớn là: thế đại từ và thế đồng nghĩa. Trong phép thế đồng nghĩa ông lại phân chia ra theo nhiều tiêu chí, thứ nhất là theo độ phức tạp của hai yếu tố liến kết có: cả hai là từ (gồm: thế đồng nghĩa từ điển và thế đồng nghĩa lâm thời), ít nhất có một là cụm từ (gồm: thế đồng nghĩa phủ định và thế đồng nghĩa miêu tả); thứ hai theo độ ổn định của quan hệ đồng nhất : thế ổn định (gồm: thế đồng nghĩa từ điển và thế đồng nghĩa phủ định), thế không ổn định (gồm: thế đồng nghĩa lâm thời và thế đồng nghĩa miêu tả). Như vậy, cách xác định yếu tố thay thế của Trần Ngọc Thêm không có sự phân chia cụ thể là thế danh từ, động từ, tính từ và mệnh đề mà ông dựa vào ngữ nghĩa
để xác định yếu tố thay thế. Chính vì vậy, mà yếu tố thay thế ở đây thường là từ
Trong phép thế đại từ, Trần Ngọc Thêm cho rằng vì mang tính chất rỗng nghĩa cho nên đại từ chỉ có khả năng lấp đầy phát ngôn về mặt cấu trúc. Còn về
mặt ngữ nghĩa thì đại từ chỉ là cái địa chỉ liên lạc cho ngữ đoạn mà nó thay thế ở
ngoài phát ngôn [38, tr 142]. Phép thế đại từ đóng vai trò quan trọng là tránh sự
lặp lại về mặt cấu trúc và rút gọn được những cấu trúc không cần thiết trong văn bản. Nó thể hiện rõ về mặt ngữ pháp còn về mặt ngữ nghĩa chức năng của các
đại từ không được thể hiện rõ rệt.
Trong đại từ có các đại từ như: đại từ xưng hô, đại từ chỉ định, đại từ nghi vấn …Khi được dùng làm phương thức để thay thế chúng được cụ thể hóa dưới sự miêu tả như sau:
Đại từ nghi vấn chỉ người: tao, tôi, tớ, mày, cậu, anh, y, ông, đồng chí.., hắn, y, thị, họ, nó, chúng, tất cả, mình, nhau; ai, gì ( nghi vấn- phiếm chỉ).
Đại từ chỉ sự vật: gì (nghi vấn phiếm chỉ).
Đại từ chỉ số lượng: bây nhiêu, bấy nhiêu, bao nhiêu (nghi vấn- phiếm chỉ)
Đại từ chỉ thời gian: bây giờ, này, bấy giờ, nãy mai, bao giờ (nghi vấn- phiếm chỉ)
Đại từ chỉ không gian: đây, đấy, trên, sau.., đó, kia, nào (nghi vấn- phiếm chỉ)
Đại từ chỉ dấu hiệu: này, nọ, ấy, đó, kia, nào (nghi vấn- phiếm chỉ)
Đại từ chỉ cách thức: thế, vậy, sao (nghi vấn- phiếm chỉ)
Với cách phân chia chi tiết và cụ thể của tác giả, khi sử dụng một trong nhiều các đại từ trên để làm phương tiện thay thế, về mặt cấu trúc trong văn bản không mắc phải tình trạng lặp lại mà nó còn giúp cho văn bản trở nên nén kín nhưng vẫn đảm bảo về mặt nội dung.
Nếu tách riêng từng phương thức để so sánh, dễ thấy hệ thống liên kết của M.A.K Halliday - R. Hasan và Trần Ngọc Thêm là rất khác nhau. Nhưng nếu nhìn một cách tổng quát thì thay thế về nghĩa của từ trong hệ thống của Trần Ngọc Thêm chính là phối hợp từ vựng của M.A.K Halliday và R. Hasan. Mở
rộng ra, có thể thấy tuy hai hệ thống liên kết được khái quát từ hai ngôn ngữ
khác nhau về loại hình, nhưng về mặt phân loại là khá gần nhau.