Thế bằng từn gữ thượng danh-hạ danh

Một phần của tài liệu Cấu trúc, ngữ nghĩa, ngữ dụng của phương thức thay thế từ vựng trong tiếng Việt (Trang 93 - 95)

Thế bằng từ ngữ thượng danh- hạ danh hay còn gọi là thay thế trong quan hệ cấp loại. Đây là quan hệ giữa một thượng danh với các hạ danh. Thượng danh là từ ngữ có nghĩa chỉ một loại, mà tiểu loại của nó được biểu đạt bằng những từ

ngữ khác, đó là hạ danh. Nói cách khác, nghĩa của thượng danh là một phần của nghĩa hạ danh. Như thế, nghĩa của hạ danh sẽ chuyên biệt hơn nghĩa của thượng danh [ 12, tr 128].

Vd 96: Khi mũi xuồng vừa chạm thành tàu, Hai Ùm chợt bàng hoàng kêu lên:

- Thôi chết rồi! Chết rồi!

- Có chuyện gì thế?

- Còn ba lô và đồ đạc của thằng Thiêm!

- Ừ, phải rồi! Đúng là còn tài sn của Thiêm. Vậy mà tại sao cả mấy thằng

đều không để ý.

(Trần Đăng Khoa-Đảo Chìm- Bão biển)

Như đã biện giải ở trên, hạ danh ở ví dụ này là “ba lô và đồ đạc”. Các hạ

danh này còn được gọi là yếu tố được thay thế trong phép thế. Nó dựa vào thượng danh ở đây là từ “ tài sn”. Đây chính là sự thay thế bằng các từ ngữ hạ

danh - thượng danh. Có thể giải thích là giữa “tài sn” và “ba lô và đồ đạc”

quan hệ về mặt nghĩa, trong ngữ cảnh “tài sn” thay thế cho “ba lô và đồ đạc”

và trong trường hợp này, yếu tố thay thế là bao nghĩa của các yếu tố trước.

Vd 97: Đà điu kiệt sức dần. Tiếng đàn liên tục ngắt quãng. Con vt bắt đầu bước xiên xẹo, cánh trơ trụi màu thịt bỏng rát.

(Tạ Duy Anh- Bản nhạc con đà điều)

Đà điu” là từ sẽ được thay thế. “Đà điu” là một từ cụ thể, nó giống như

các con vật khác như: con cò, con mèo, con chó, …Từ “con vt” thay thế cho nó lại có nghĩa khái quát hơn. Nó không chỉ khái quát cho một giống chim như đà điểu mà nếu là các con vật như: con chó, con mèo … cũng được gọi là con vật. Như vậy, từ hạ danh “đà điu” được thay thế bằng một từ thượng danh có nghĩa bao quát hơn, đó là từ “con vt”.

Vd 98: Chúng đi tới bụi cây có hai bông hoa đỏ, con nai đang đứng chờ họ đây. Cũng có cả mt con nai cái, vú căng sữa, cho hai bạn bú no rồi hôn vào miệng chúng.

Hai con vt mang Giéc-đa và Kay trước hết tới nhà bà cụ Phần Lan. Chúng được bà cụ chỉ dẫn đường về. Sau đó chúng tới nhà bà cụ xứ La-pô-ni,

được cụ may áo quần mới và chuẩn bị xe trượt tuyết cho hai bạn.

(Andecxen-Bà chúa tuyết)

Con nai” “mt con nai cái” nếu có từ ngữ thay thế cho nó thì chúng ta sẽ thay thế bằng từ “hai con vt”. Tương tự như ở ví dụ trên, “Con nai”

“mt con nai cái” là hạ danh được thay thế bằng một thượng danh là từ “hai con vt”.

Vd 99: Có lẽ không có nơi nào có nhiều lễ tế trong năm như ở Cao Bằng. Có thể

nói, ít có chỗ nào vào mùa cốm mà lại vui như bản tôi đang ở. Sàn sân nhà nào cũng rộn rã tiếng cười, cầu nối giữa các nhà lúc nào cũng nhộn nhịp người qua lại, còn ánh trăng thì trong trẻo chan hòa, cao sang vời vợi như ước mơ vô tận của người vùng cao. Những nơi khác có thể thiếu ăn, thiếu mặc, bản nhỏ của tôi trời đất thương tình ít khi đói kém, tuy xa chợ nhưng đồ ăn thức uống dồi dào. Thịt gà, thịt vịt thì nhà nào cũng sẵn. Những con hong thích ăn rau lang,

lũ ln rng quậy phá mùa màng đôi khi cũng bị trừng trị cho hết thói ngỗ

ngược, lại là nguồn thức ăn ngon. Bởi vậy, mới mười tuổi mà tôi đã được thưởng thức khá nhiều loại thịt thú rng.

(Chân trời mở rộng- Đoàn Lư )

Con hong”, “lũ ln rng” là các tiểu hạ danh. Còn “thú rng” là thượng danh. Từ thượng danh này là từ dùng để thay thế cho các hạ danh trên. Như vậy, qua các ví dụ ở trên chúng ta có thể khái quát về sự thay thế bằng các từ ngữ thượng danh-hạ danh như sau: vì trong hầu hết các ví dụ, các hạ danh bao giờ cũng xuất hiện trước và là yếu tố được thay thế. Bên cạnh đó, cũng vì là những yếu tố có nét nghĩa nhỏ hơn, cụ thể hơn nên nó thường là chính tố. Còn các thượng danh, có nghĩa khái quát hơn mà như Trần Ngọc Thêm nói là nó có ngoại diên lớn hơn nên thường làm thế tố.

Một phần của tài liệu Cấu trúc, ngữ nghĩa, ngữ dụng của phương thức thay thế từ vựng trong tiếng Việt (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)