Đại từ chỉ xuất chỉ cách thức

Một phần của tài liệu Cấu trúc, ngữ nghĩa, ngữ dụng của phương thức thay thế từ vựng trong tiếng Việt (Trang 71 - 74)

Vd 61: “ Thằng khùng” rất thích xem đá banh. Buổi chiều, bọn trẻ con thường tập trung trước sân chơi đá banh. Thằng khùng đứng sau cổng nhìn vào. Có lúc hứng chí nó hò hét như một cổ động viên thực sự. Thnh thong do thiếu cu th, bn tr mi cho nó vào chơi chung. Nhng lúc như vy, nó thích lắm, chơi hết mình khiến bọn trẻ phải tròn mắt ngạc nhiên. Nhưng khoảng cách giữa chúng và thằng khùng không hề thay đổi. Chúng dè chừng nó và hét lên mỗi khi thấy nó. Và hình như nó cũng không lấy điều đó làm buồn.

(Thái Châu, Đồng Cảm )

Đại từ chỉ xuất chỉ cách thức không thay thế cho một từ hay một ngữ mà nó thường thay thế cho một mệnh đề. Ở ví dụ này, những từ kết hợp với đại từ chỉ

cách thức như “nhng lúc như, đặc biệt là “như” rất hay kết hợp với đại từ

cách thức, cụ thể ở đây là “vy” để làm thành yếu tố thay thế và nó thay thế cho mệnh đề “Thnh thong do thiếu cu th, bn tr mi cho nó vào chơi chung”.

Vd 62: Trn đời tôi, tôi ch lo chết đói. Như thế1 bảo còn nghĩ đến những cái to tát làm sao được? Nguyện vọng của tôi? Ấy là làm thế nào có tiền cho vợ đong gạo, mua nước mắm và mua ba xu thuốc chốc đầu của bà lang Lùn về cho con. Không có mộng. Nói vậy sợ hơi quá quắt. Thật ra tôi cũng có chút mộng văn chương. Nhưng cái mộng ấy cũng hơi …khi khỉ. Tôi cũng muốn vừa có thể phụng sự nghệ thuật, lại vừa có thể kiếm tiền nuôi cả nhà. Nghĩa là tôi ham viết lm nhưng giá th viết mà không được mt đồng xu nh thì có l tôi cũng ham va va thôi. Cái tôi của tôi sự thật thì nó bỉổi như thế2đấy.

(Nam Cao- Những chuyện không muốn viết)

Trong ví dụ này, có hai đại từ chỉ cách thức thay thếở hai vị trí khác nhau. “Như thế1” nó thay thế cho mệnh đề đầu tiên “Trn đời tôi, tôi ch lo chết đói”. Lúc này, vị trí mà nó làm thế tố là chủ ngữ. Còn “như thế2 thay thế cho mệnh

đề xuất hiện ở câu trước là “tôi ham viết lm nhưng giá th viết mà không được mt đồng xu nh thì có l tôi cũng ham va va thôi”.Để hạn định cho chính tố

mà nó sẽ thay thế, sau cụm từ “như thế”, nó còn kết hợp với đại từ “đấy”. Ý của mệnh đề được thay thế sẽ được làm rõ hơn. Vị trí mà thế tố này thay thế nằm ở vị

ngữ, nó làm thành phần bổ ngữ.

Vd 63: Đỗ Thọ, trợ lý của giám đốc K, bốn mươi tuổi, chuyên viên hai, có gia

đình ổn định, yên ấm, một tối thứ năm bỗng không muốn trở về nhà. Sau giờ làm việc, anh đi làm một bụng bia, mặc dù không quen uống. Anh để xe lại cơ quan,

lang thang ngoài ph, không tâm trng, không bun phin, nhâm nhm trong

đầu câu hát nhm ca tr con hi chiến tranh. D chng thế họa có là điên.

(Trần Chiến- Nỗi sợ- Hà Nội 36 truyện ngắn hay)

D chng thế thay thế cho mệnh đề “lang thang ngoài ph, không tâm trng, không bun phin, nhâm nhm trong đầu câu hát nhm ca tr con hi

chiến tranh”. Ởđây, đại từ “thế kết hợp với từ gần nghĩa với cả mệnh đề trên là “d chng”, nhưng yếu tố thay thế chính lại là từ “thế. Chính vì vậy, mà chúng ta gọi đây là thếđại từ.

Vd 64: Thế là đám lính trẻ vây lấy bố Thuận. Xứ đảo chìm nhộn nhạo như một vườn trẻ. Tư Xồm có vẻ buồn. Cu cậu không tham gia cuộc vui, chỉ nhếch mép cười gượng gạo. Khi Hai đánh xuồng về lều bạt thì Tư đã lên giường nằm. Chẳng biết nghĩ ngợi gì mà cậu chàng cứ trằn trọc mãi, thỉnh thoảng lại đưa tay gãi bụng sồn sột. Căn lều bạt hoang lạnh không một ánh lửa. Trong đêm trông nó rờn rợn như hang động người tiền sử. By chim bin chao chát qun lượn trên nóc lu. Không biết trở trời hay sắp có bão mà chúng lại về hành hạ thế này?

(Trần Đăng Khoa- Đảo Chìm- Người lính gác đảo chìm)

Đại từ cách thức theo như bảng phân chia của Trần Ngọc Thêm [ 38, tr 144], có hai từ, đó là đại từ“vy” và đại từ“thế”. Hai đại từ này, phần lớn

trường hợp, đều thay thế cho một mệnh đề. Chúng có thể kết hợp với một số từ

ngữ để làm rõ hơn cho chính tố mà chúng thay thế, như ở các ví dụ trên. Ở ví dụ

này, cũng không khác mấy, cụm từ “thế này” thay thế cho cho mệnh đề

“By chim bin chao chát qun lượn trên nóc lu”.

Nếu như các đại từ như: này, khi, y, đó…thường thay thế cho một từ

hoặc một ngữ thì ở đại từ chỉ cách thức như thế, vy lại thường thay thế cho mệnh đề. Cấu trúc của nó khá đơn giản. Chúng ta có thể hình dung như sau:

A (từ gần nghĩa hoặc đồng nghĩa)+ thế/vậy+ đấy/này/kia hoặc Như + vậy/thế.

Tuy nhiên, phải thấy rằng, cái “cách thức” mà đại từ thay thế phải gắn kết với từng ngữ cảnh cụ thể thì mới lý giải được.

Một phần của tài liệu Cấu trúc, ngữ nghĩa, ngữ dụng của phương thức thay thế từ vựng trong tiếng Việt (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)