Đối với ba bài tự học có hướng dẫn (tiết 51)

Một phần của tài liệu Giảng dạy thơ Đường ở trường phổ thông dưới góc nhìn của thi pháp học (Trang 101 - 107)

- Ngôn ngữ: Khi nói về ngôn ngữ thơ Đường, trong “Đường thi tuyển dịch”, tác giả Lê Nguyễn Lưu đã nhận xét rằng “Ngôn ngữ thơ Đường kết tinh được nhiều

Chương 3: ỨNG DỤNG THI PHÁP HỌC VÀO GIẢNG DẠY THƠĐƯỜNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

3.3.2. Đối với ba bài tự học có hướng dẫn (tiết 51)

Yêu cầu:

- Kiến thức – tư tưởng:

+ Hiểu được chủ đề - cảm hứng chủ đạo và nét đặc sắc về hình thức thể hiện tiêu biểu trong từng bài.

+ Qua ba bài thơ, hiểu thêm giá trị thơ Đường. - Tích hợp với các bài thơ Đường đã học.

- Rèn kĩ năng tự học, tự tìm hiểu giá trị của tác phẩm thơ trữ tình qua hệ thống sách giáo khoa.

Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

- Các cuốn sách: ThơĐường tập 1, 2. - Phóng to tranh ảnh Hoàng Hạc lâu.

- Chân Dung, tranh ảnh, những tư liệu về: Vương Duy, Thôi Hiệu, Vương Xương Linh.

Thiết kế dạy – học:

Hoạt động 1: Hướng dẫn tự đọc – hiểu từng bài thơ

● Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu)

- Giáo viên hỏi: Cho biết tên tác giả, tên những người dịch, nhận xét thể thơ trong nguyên tác và trong các bản dịch?

Định hướng trả lời:

- Tác giả Thôi Hiệu (704 – 754) – nhà thơ Đường nổi tiếng, cùng thời với Lí Bạch. - Những người dịch: Tản Đà dịch thành thơ lục bát, một trong những bản dịch được hâm mộ nhất. Khương Hữu Dụng dịch theo thể thơ nguyên tác: thất ngôn bát cú Đường luật.

- Giáo viên hỏi tiếp: Em hiểu gì về hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Có thể kể lại truyền thuyết Phí Văn Vi, chỉ rõ vị trí lầu Hoàng Hạc?

Định hướng trả lời:

Lầu Hoàng Hạc là một di tích văn hóa nổi tiếng nằm ở bờ bắc Trường Giang, thuộc phía Tây Nam huyện vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc). Truyền thuyết kể rằng, xưa có chàng Phí Văn Vi buồn vì thi hỏng, lang thang trên bãi Anh Vũ, bên bờ Trường Giang. Bỗng có con hạc vàng đáp xuống, Phí Văn Vi cưỡi hạc bay lên trời. Người đời sau xây ngôi lầu làm kỷ niệm, gọi là lầu Hoàng Hạc. Thôi Hiệu và nhiều nhà thơ khác đến thăm, cảm hứng đề thơ.

Người đương thời và đời sau đều xem bài thơ Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu là đệ nhất (Nghiêm Vũ). Hay đến mức, thi tiên Lí Bạch phải viết:

“Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc Thôi Hiệu đề thi tại thượng lầu” (Trước mắt có cảnh không nói được Vì thơ Thôi Hiệu ở trên đầu)

- Giáo viên hỏi: Nên chia bố cục bài thơ làm mấy phần và nhận xét?

Định hướng trả lời:

Có thể chia bài thơ làm hai phần. Bốn câu thơ đầu đề cập trực tiếp đến nguồn gốc, tên gọi và định vị lầu Hoàng Hạc ở phương diện thời gian. Phần này chủ yếu nói chuyện xưa - nay; còn – mất. Bốn câu sau định vị lầu trong không gian, miêu tả thiên nhiên và trực tiếp biểu hiện tâm trạng.

- Giáo viên hỏi: Theo em, chủ đề và cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?

Định hướng trả lời:

Xác định điều này không dễ.

- Đó là cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước cảnh đẹp nơi lầu Hoàng Hạc. - Kết đọng nỗi sầu hoài cổ, nhớ quê xa.

Gợi trong lòng người đọc sự ngỡ ngàng, bâng khuâng, nỗi nhớ, nỗi buồn trong trẻo, sâu thẳm.

- Học sinh tự đọc lại bài thơ nguyên tác và bản dịch, tự lắng nghe và ngẫm nghĩ. - Giáo viên hỏi: Theo em, tác giả có tả kĩ lầu Hoàng Hạc hay không? Có sự đối lập nào xuất hiện trong bài thơ?

- Viết về lầu Hoàng Hạc mà không tả cụ thể ngôi lầu ra sao, chủ yếu tả khung cảnh chung quanh, đám mây trắng, bãi cỏ Anh Vũ, hàng cây Hán Dương, dòng Trường Giang. Đó là nét riêng và dụng ý của tác giả.

- Có sự đối lập: quá khứ – hiện tại; mất – còn; cõi tiên – cõi trần; vô hạn của vũ trụ – hữu hạn của đời người; không gian thực và không gian tâm tưởng.

- Cảnh đẹp nhưng lòng buồn.

- Giáo viên hỏi: Có ý kiến cho rằng, chữ sầu ở cuối bài đã kết đọng cảm hứng của bài thơ. Ý kiến em?

- Học sinh thảo luận.

Định hướng trả lời:

- Đúng vậy, cả bài thơ chữ nào, câu nào cũng bâng khuâng, man mác một niềm buồn thương, nhung nhớ. Nhớ người xưa đi mất hút không bao giờ trở về, đám mây trắng chơi vơi, ngọn khói sóng buổi chiều trên dòng sông rộng gợi nỗi sầu nhớ quê hương. - Huy Cận, khi viết bài thơ nổi tiếng Tràng Giang cũng chịu ảnh hưởng của hai câu kết trong bài Hoàng Hạc lâu – Thôi Hiệu, mặc dù cảm xúc hai người không hoàn toàn giống nhau:

“Lòng quê dờn dợn vời con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”

- Giáo viên chốt lại toàn bài: Với khả năng vận dụng linh hoạt luật thơ, sáng tạo hình ảnh và ngôn ngữ, Thôi Hiệu đã tạo nên giá trị hàm súc cho bài thơ. Chỉ tám câu thơ bảy chữ, tác giả không chỉ nhắc đến truyền thuyết, nguồn gốc, vị trí lầu Hoàng Hạc trong không gianthời gian thực và không gian – thời gianảo mà còn thể hiện được những vấn đề triết lí nhân sinh có ý nghĩa, gợi nhiều liên tưởng cho người đọc. Tâm trạng nuối tiếc, sự suy tư của tác giả trước sự mất còn, giữa hiện tại và quá khứ, giữa cái vô hạn của vũ trụ mênh mông với sự hữu hạn của đời người đã gợi lên những liên tưởng về hiện thực xã hội. Đó vừa là những trăn trở về cuộc đời, vừa là tấm lòng tha thiết đối với quê hương. Và vượt lên tất cả là tấm lòng trân trọng những giá trị tốt đẹp của quá khứ, từ đó trân trọng những điều tốt đẹp của cuộc sống hiện tại. Những ý nghĩa nhân văn tốt đẹp ấy, bài thơ thể hiện khao khát và ước mơ về một cuộc sống có nhiều điều tốt đẹp bởi đó là giá trị thực của cuộc sống.

● Khuê oán (Vương Xương Linh)

- Học sinh dựa vào tiểu dẫn sách giáo khoa 10 trang 161 trả lời tiểu sử tác giả. Đề tài biên tái (Chiến tranh biên giới trong thơ Đường khá phổ biến: Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị)

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bản phiên âm và hai bản dịch; nhận xét, so sánh về thể loại giữa nguyên tác với hai bản dịch.

Định hướng trả lời:

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

Bản dịch thơ lục bát (Tản Đà), theo thể loại nguyên tác (Nguyễn Khắc Phi).

- Giáo viên hỏi: Diễn biến tâm trạng của người vợ trẻ trong bài thơ như thế nào? Phân tích rõ tâm trạng và chuyển đổi tâm trạng của nàng trong từng câu thơ. Vì sao có sự chuyển đổi đó?

- Học sinh phân tích, phát biểu.

Định hướng trả lời

+ Câu 1:

Bất tri sầu: không biết buồn, rất vô tư. Vì sao? Vì tuổi trẻ, vì chung giấc mộng công danh với chồng, hi vọng chồng sẽ được phong hầu ban tước sau này.

+ Câu 2:

Ngày xuân trang điểm đẹp đẽ, bước lên lầu ngắm cảnh. Đó là công việc hàng ngày của người phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trẻ.

Tuy nhiên lên lầu (đăng cao) là để nhìn xa, để giải bày, bộc bạch tâm sự. Đến đây, hình như trong tâm hồn của thiếu phụ không còn hoàn toàn vô tư nữa.

+ Câu 3:

Hốt kiếndương liễu sắc

Nàng chợt nhìn sắc liễu bên đường – màu xanh của thiên nhiên, mùa xuân, tuổi trẻ, cũng là màu của li biệt.

Câu thứ ba có tác dụng là cái cầu, cái cớ, cái bản lề khép mở bất ngờ mà tự nhiên để chuyển đổi tâm trạng của con người.

+ Câu 4:

- Từ hốt kiến chuyển sang hối giao một cách hợp lý. Tâm trạng bộn bề, nỗi lòng đau đớn, người thiếu phụ hối hận đã để chồng đi tòng quân mong lập công danh để tuổi xanh trôi đi trong cô đơn, nàng hốt hoảng khi nghĩ về số phận chông chênh của chồng nơi chiến trận xa xôi, lập được công danh thì ít mà tính mạng bị nguy hiểm lại nhiều.

- Sau hốioán.

Oán gì? Oán cái ấn phong hầu, chiến tranh phi nghĩa khiến vợ chồng nàng phải chia lìa không biết đến bao giờ. Rõ ràng, diễn biến tâm trạng của thiếu phụ trong bài thơ là: bất tri sầu – hốthốioán mà nguyên nhân – nguyên cớ trước mắt là màu dương liễu; nguyên nhân sâu xa là ấn phong hầu, chiến tranh phi nghĩa.

- Giáo viên hỏi: Em có liên hệ đến đoạn thơ nào cũng viết về đề tài này trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở?

- Học sinh nhớ lại, trình bày.

Định hướng trả lời:

Chinh phụ ngâm khúc – Đặng Trần Côn (người dịch Đoàn Thị điểm). Đoạn trích Sau phút chia li: (...Lúc ngoảnh lại ngắm màu dương liễu; Thà khuyên chàng đừng chịu tước phong chính là bắt nguồn từ bài thơ Khuê oán này).

● Điểu minh giản (Vương Duy)

- Giáo viên hỏi: Nêu những nét chính về tác giả Vương Duy?

- Học sinh dựa vào tiểu dẫn sách giáo khoa 10 trang 163 trả lời tiểu sử tác giả. Chú ý những nét chính sau:

+ Phái Sơn thủy điền viên trong lịch sử thơ Đường (giai đoạn thịnh Đường) mà Vương Duy là một đại diện xuất sắc.

+ Thơ ông trang nhã, bình đạm, trong thơ có họa. - Học sinh đọc văn bản: phần phiên âm , các bản dịch.

- Giáo viên hỏi: Bài thơ tả cảnh gì? Nét đặc sắc của bức tranh phong cảnh trong bài thơ như thế nào? Trạng thái tâm hồn nhà thơ khi ấy ra sao?

- Học sinh lắng nghe, suy nghĩ, lần lượt trả lời.

Định hướng trả lời:

Bài thơ tả cảnh đêm xuân trong khe núi.

+ Câu 1: Hoa quế nhỏ li ti, rụng khe khẽ mà mà người cũng nghe được chứng tỏ đêm phải rất yên tĩnh, lòng người cũng rất yên tĩnh, tập trung mới nghe được âm thanh cực nhỏ như vậy. Cảnh và người thật hòa hợp.

+ Câu 2: Trực tiếp tả cảnh đêm xuân trong núi vắng vẻ. Đêm đã yên tĩnh, đêm trên núi vắng mùa xuân lại càng tĩnh mịch hơn.

+ Câu 3: Trăng lên làm gì có tiếng động thế mà lại làm cho chim núi giật mình. Cũng là vì đêm quá yên lặng.

+ Câu 4: Những tiếng kêu khe khẽ của chim núi vì sợ hãi vào lúc trăng lên lại càng chứng tỏ đêm tĩnh lặng đến vô cùng.

Không gian ở hai câu sau đã có sự thay đổi, có sự xuất hiện của âm thanh (tiếng chim núi) và ánh sáng (ánh trăng). Nhưng ánh sáng và âm thanh càng làm nổi bật hơn sự tĩnh lặng của đêm.

Sự tĩnh lặng của đêm xuân và sự bình yên thanh thản của tâm hồn con người. Đó là tiếng đêm xao động tâm hồn bình yên. Nét đặc sắc là lấy cái động để tả cái tĩnh. Bức tranh bằng âm thanh độc đáo.

- Giáo viên hỏi: So sánh cách lấycái động để tả cái tĩnh trong các bài thơ đã học? - Học sinh gợi nhớ, phát biểu.

Định hướng trả lời:

Bài Tĩnh dạ tư (Lí Bạch) – đêm trăng sáng yên lặng lại nhớ cố hương, lấy cái cử đầu, đê đầu, tả cái đêm yên tĩnh của trăng và nỗi buồn xa quê của tác giả.

Bài Thu điếu (Nguyễn Khuyến) lấy cái sóng gợn tí, lá đưa vèo, cá đâu đớp động để tả cái yên tĩnh của mùa thu và lòng người ngắm cảnh.

Hoạt động 2: Hướng dẫn tự rút ra bài học chung cho cả ba bài

- Giáo viên hướng dẫn học sinh phải tự nhận ra được những điều sau: + Những điểm giống và khác nhau về nội dung và hình thức biểu đạt. + Kết luận rút ra nhận xét về giá trị phong phú của thơ Đường.

Hoạt động 3: Bài tập nâng cao

- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm bài tập sau:

“Thơ Đường lấy cái có (hữu) để nói cái không có (vô) hoặc ngược lại. Qua các bài thơ Đường vừa học, các em hãy phân tích điều đó”.

Định hướng trả lời:

Trong thơ Đường, chúng ta bắt gặp nhiều mối quan hệ thật sinh động. Đó là quan hệ giữa “tiên” và “tục”, giữa quá khứ và hiện tại trong “Hoàng Hạc lâu” của Thôi Hiệu. Đó là quan hệ giữa động và tĩnh, giữa sáng và tối trong “Khe chim kêu” của Vương Duy. Ngoài những mối quan hệ này, ta còn bắt gặp sự đối lập giữa cái “chẳng biết sầu” để nhấn mạnh cái sầu trong “Nỗi oán của người phòng khuê” của Vương Xương

Linh. “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” của Lí Bạch đã tạo ra mối quan hệ đối lập giữa cái có và cái không.

- Cái có được gợi ra từ không gian, thời điểm, địa điểm. Có tháng ba tiết xuân hoa nở, có dòng sông sương khói bàng bạc, có nơi đến gợi bao vẻ đẹp của phồn hoa đô hội, có bầu trời xanh biết ngút tầm mắt. Tất cả để làm rõ cái không có. Đó là cánh buồm mất hút. Người bạn đã đi xa, để lại trong lòng cả hai một nổi cô đơn.

- Cánh buồm cô lẻ mất hút, hòa nhập vào nền trời xanh biếc trong hút tầm mắt là cái không có để nhấn mạnh cái có. Đó là người đưa tiễn. Nhờ thơ đang đứng trên lầu cao dõi theo cánh buồm đưa bạn tới chân trời.

- Cái mênh mông vô tận của không gian là cái có để diễn tả cái không có (không nói ra). Đó là sự lẻ loi, cô đơn, nhỏ bé của kiếp người.

Một phần của tài liệu Giảng dạy thơ Đường ở trường phổ thông dưới góc nhìn của thi pháp học (Trang 101 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)