Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu)

Một phần của tài liệu Giảng dạy thơ Đường ở trường phổ thông dưới góc nhìn của thi pháp học (Trang 71 - 78)

- Ngôn ngữ: Khi nói về ngôn ngữ thơ Đường, trong “Đường thi tuyển dịch”, tác giả Lê Nguyễn Lưu đã nhận xét rằng “Ngôn ngữ thơ Đường kết tinh được nhiều

3.2.4.Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu)

Chương 3: ỨNG DỤNG THI PHÁP HỌC VÀO GIẢNG DẠY THƠĐƯỜNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

3.2.4.Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu)

Thôi Hiệu (704-754) quê ở Biện Châu (nay là thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam). Năm Khai Nguyên thứ 11 (723), ông đỗ tiến sĩ, làm quan tới chức Tư huân Viên ngoại lang.

Thôi Hiệu là một nhà thơ nổi tiếng thời Thịnh Đường. Thời trẻ, phong cách thơ ông phù diễm (đẹp mà không sâu). Về sau do đi du ngoạn nhiều nơi, chứng kiến nhiều cảnh đời, nhất là lại tòng quân nơi biên tái nên phong cách thơ của ông có nhiều chuyển biến, khẳng khái hùng hồn. Ông sáng tác không nhiều, thường viết về đề tài tình yêu nam nữ và chinh chiến nơi biên cương. Thơ ông trong sáng, sinh động gần gũi với dân ca. Trong tập Toàn Đường thi, thơ của ông có 48 bài, nhưng chỉ với bài thơ Hoàng Hạc lâu, Thôi Hiệu cũng đã nổi tiếng. Nghiêm Vũ đời Tống trong Thương Lăng thi thoại có lời bình: “Đường nhân thất ngôn luật thi, đương dĩ Thôi Hiệu “Hoàng Hạc lâu” vi đệ nhất” (Luật thi bảy tiếng của người đời Đường thì bài Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu là nhất). Lời nhận xét đó cũng có nghĩa là các nhà thơ đời sau rất khâm phục Thôi Hiệu và bài thơ Hoàng Hạc Lâu.

● Hoàng Hạc lâu

Hoàng Hạc lâu là tên một cái lầu ở trên ghềnh đá Hoàng Hộc, ở huyện Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc. Theo truyền thuyết, Phí Văn Vi sau khi lên tiên, cưỡi hạc vàng trở về nghỉ tại đây. Theo Tề hài chí, tiên nhân Tử An cưỡi hạc vàng qua nơi đây [57, tr. 29]. Theo sách Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10 (tập 1): truyền thuyết kể rằng, xưa có chàng buồn vì thi hỏng, lang thang trên bãi Anh Vũ, bên bờ Trường Giang. Bỗng có con hạc vàng đáp xuống. Phí Văn Vi cưỡi hạc bay về trời [10, tr. 398]. Người đời sau dựng lầu Hoàng Hạc để ghi nhớ sự tích ấy.

Thôi Hiệu nhân đến Hoàng Hạc lâu, hoài niệm thần tiên quá khứ, cảm khái trước hiện tại nhân thế mà viết nên bài thơ này.

Phiên âm:

Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ, Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu. Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản. Bạch vân thiên tải không du du,

Phương thảo thê thê Anh Vũ châu. Nhật mộ hương quan hà xứ thị? Yên ba giang thượng thử nhân sầu.

Dịch nghĩa:

Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi rồi, Nơi đây còn trơ lại lầu Hoàng Hạc.

Hạc vàng một khi đã bay đi, không trở lại nữa, Mây trắng nghìn năm còn bay chơi vơi,

Hàng cây đất Hán Dương phản chiếu rõ mồn một trên dòng sông tạnh, Trên bãi Anh Vũ cỏ thơm mơn mỡn xanh tươi.

Chiều tối [tự hỏi] đâu là quê hương?

Khói và sóng trên sông khiến cho người buồn.

Dịch thơ:

Bản dịch thứ nhất:

Hạc vàng ai cưỡi đi đâu,

Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ. Hạc vàng đi mất từ xưa,

Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay.

Hán Dương sông tạnh cây bày, Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non. Quê hương khuất bóng hoàng hôn Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai? (Tản Đà dịch) Bản dịch thứ hai:

Ai cưỡi Hạc vàng đi mất hút, Trơ lầu Hoàng Hạc chốn này thôi! Hạc vàng một đã đi, đi biệt,

Mây trắng ngàn năm bay chơi vơi.

Cỏ thơm Anh Vũ bãi xanh ngời. Hoàng hôn về đó quê đâu tá? Khói sóng trên sông não dạ người.

(Khương Hữu Dụng dịch)

Nếu như chọn hai mươi nhà thơ trong số 2.300 thi sĩ thời Đường sẽ không có Thôi Hiệu, nhưng thử chọn 10 bài hay nhất trong số hơn 48.000 bài thơ Đường thì không thể không có Hoàng Hạc lâu. Thực vậy, dẫu chỉ là một bài lưu dấu nhưng cũng đủ cho nhiều độc giả ngân lên một niềm rung cảm chân thành nhất cùng với thi nhân. Một Hoàng Hạc lâu tuyệt diệu đã thật sự làm rung động tâm hồn, tình cảm người đọc. Nó như vừa gói trọn lại, vừa bộc lộ nỗi lòng sâu kín của thi nhân. Tâm trạng u hoài ngàn năm đó được tác giả mô tả hết sức điêu luyện, tài nghệ qua ngòi bút của mình đứng trước cảnh sắc nên thơ nơi lầu Hoàng Hạc.

Xuất phát từ những góc độ khác nhau mà Hoàng Hạc lâu có khá nhiều cách cảm nhận. Song thơ Đường không phải là món ăn giải trí nhẹ nhàng, bởi đó là loại thơ có tính tư duy cao, đòi hỏi người đọc phải có sự suy ngẫm, khám phá, giải mã mới có thể hiểu được những kết luận bất ngờ ẩn sau từng câu chữ mà nhà thơ muốn gửi gắm.

Bài thơ được viết theo thể luật thi thất ngôn bát cú. Qui định của luật thi rất chặt chẽ, rất kị phá cách về thanh luật. Ở đây, Thôi Hiệu đã vượt qua được trở ngại đó. Cả ba câu thơ đầu của Hoàng Hạc lâu đều phá cách. Nếu đúng luật thì thanh của chữ thứ 4 phải ngược với chữ thứ 2 và 6 để tạo đòn cân thanh điệu cân xứng theo kiểu (bằng-trắc-bằng) hoặc (trắc-bằng-trắc), theo nguyên tắc “nhị tứ lục phân minh”. Nhưng thực tế, thanh điệu ở câu đầu là (bằng-bằng-trắc), câu hai là (trắc-bằng-trắc) và câu ba là (trắc-trắc-trắc). Phá cách vì chữ cuối câu thơ đầu là “khứ”, thanh (trắc),

bỏ vận. Dụng ý của nhà thơ là bỏ thanh lấy ý vì chỉ có “khứ” mới gồm cả hai nghĩa

“đi” và “mất”.

Hiện tượng phá cách còn thể hiện ở câu thứ 3, 6 thanh (trắc) đi liền nhau và câu thứ 4 lại có 5 thanh (bằng). Nhà thơ dùng hai mảng âm bằng và trắc để chọi nhau: “Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản; Bạch vân thiên tải không du du”, nhưng đối vẫn rất chỉnh: màu sắc đối với màu sắc (vàng – trắng), danh từ đối với danh từ (hạc – mây, nhất - thiên), mặc dù câu trên là: b/t/t/t/t/t/t câu dưới lại là: t/b/b/t/b/b/b.

Mặc dù đòn cân thanh điệu không được cân xứng nhưng sáu thanh trắc ở câu thứ ba đi liền phối hợp với nhau, âm điệu trầm đục nặng nề diễn tả được tâm trạng đau đớn trước thực trạng người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi không còn quay trở lại, điều đó cũng có nghĩa rằng cái đẹp, cái huy hoàng linh thiêng đã mất. Câu thơ thứ tư lại có năm thanh bằng tạo cảm giác êm dịu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu thơ sóng đôi, ý đối lập, tương phản cùng các điệp từ khứ, hư từ không, và một trường hợp ngoại lệ nữa đó là cách dùng từ đồng âm dị nghĩa. Từ “Hoàng hạc”

được lặp lại ba lần. Hoàng hạc (chim) ở câu một, Hoàng Hạc (lầu) ở câu hai và hoàng hạc (chim) ở câu ba. Sự lặp lại này có dụng ý nghệ thuật

Nghệ thuật đối thật điêu luyện “Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ, Phương thảo thê thê Anh Vũ châu”. Đối thanh, đối ý, đối từ loại đều cân xứng hài hòa: danh từ đối với danh từ “tình xuyên – phương thảo; Hán Dương thụ - Anh Vũ châu”, tính từ đối với tính từ “lịch lịch – thê thê” (rõ mồn một – rậm rạp) làm sống dậy bức tranh thiên nhiên sắc màu tươi sáng, đường nét hài hòa đầy sức sống của cánh rừng, dòng sông, bãi cỏ như cố sức vẫy gọi con người đang đắm chìm trong mộng tưởng trở về với thực tại.

Những nét trữ tình bay bổng được nhà thơ miêu tả bằng một bút pháp điêu luyện tuyệt vời, với một sự chọn lọc từ ngữ, ý cảnh cô đọng, hàm súc, gợi nhiều liên tưởng. Toàn bài thơ chỉ có 8 câu, 56 chữ vẻn vẹn, nhưng bức tranh thiên nhiên và con người được tái hiện ở đây thật sinh động, tài tình.

Về bố cục có thể chia bài thơ làm hai phần, bốn câu đầu là sự hoài niệm về quá khứ, bốn câu sau là sự thất vọng trước hiện tại và nỗi lòng buồn nhớ quê hương của tác giả...

Hình tượng con người trong thơ là nhân vật trữ tình – nhà thơ. Trong thơ cổ, thi nhân ít chịu gò ép mình, trói mình trong một tư thế gượng gạo mà họ muốn lên thật cao để chiếm lĩnh không gian, thời gian. Họ coi mình là một tiểu vũ trụ trong cái đại vũ trụ bao la rộng lớn, họ xuất hiện với một tư thế đĩnh đạc để nói lên tiếng nói giữa đất trời mênh mông. Đó là con người tương thông với vũ trụ, giao hòa cùng thiên nhiên. Chỉ có quên cái hữu hạn, hòa mình vào thiên nhiên, con người mới cảm thấy tự do, thư thái để chiêm nghiệm với đất trời, tưởng nhớ cái đã qua, nghĩ về hiện tại và tương lai. Khi ấy, tâm hồn họ sẽ siêu thoát, cảm xúc ắt sẽ thăng hoa. Trong

Hoàng Hạc lâu, Thôi Hiệu cũng xuất hiện ở một độ cao nhất định: trên lầu Hoàng Hạc, ở nơi ấy hồn thơ như trải rộng, để rồi nhà thơ hoài niệm:

“Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ, Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu. Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản. Bạch vân thiên tả không du du”

Bốn câu thơ là một loạt những đối lập: giữa con người và sự vật, giữa mất và còn, giữa cõi tiên và cõi trần, giữa quá khứ và hiện tại. Sở dĩ cái còn kia – lầu Hoàng Hạc, là vì có cái mất vĩnh viễn – chàng Tử An cưỡi hạc qua đây, cả hạc vàng, người cưỡi hạc, người lầu Hoàng Hạc đã lùi vào dĩ vãng, trở thành hư vô. Đó là cái đã mất, song cái mất đó là tiền đề của cái còn. Người xưa không còn mà chim hạc cũng chẳng thấy, Thôi Hiệu mượn giai thoại của người xưa để nói về sự mất còn của ngày hôm nay, cái cao quý, cái linh thiêng, cái hồn đã không còn nữa “bất phục phản”, chỉ trơ lại, sót lại một thực thể vô hồn. Cõi tiên đã mất đi chỉ còn lại cõi đời trần tục, dấu vết của một sự tích, và hình ảnh bạch vân không còn là hình ảnh mây trắng cụ thể nữa mà đó là cái huyền thoại xa xăm, gói trọn tâm cảnh của thi nhân vào đấy.

Một điều đặc biệt ở đây là trong bốn câu, chỉ có một câu Thôi Hiệu tả lầu, ba câu kia tả người xưa. Theo Kim Thánh Thán: “câu 1 tả người xưa, câu 3 nghĩ người

xưa, câu 4 là ngóng người xưa” [57, tr. 30] Như thế, lòng của thi nhân chỉ nghĩ đến người xưa, trông ngóng người xưa chứ tuyệt nhiên không để mắt đến lầu.

Từ chốn thần tiên, tác giả đưa ta trở về với thực tại, để người nay thổ lộ tâm tư hoài vọng của mình:

“Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ, Phương thảo thê thê Anh Vũ châu. Nhật mộ hương quan hà xứ thị? Yên ba giang thượng thử nhân sầu”.

Buổi chiều ở lầu Hoàng Hạc không còn là ảo tưởng xa xôi mà là hiện thực. Nắng chiều, hàng cây, bến sông, cỏ xanh… thật đìu hiu cô quạnh khiến người xa quê càng thêm sầu não, tự hỏi lòng: đã già mà vẫn bôn ba, số phận mình cứ mãi lênh đênh. Ở đây thơ và tâm hồn nhà thơ là một, cảnh sắc thiên nhiên: trời, mây, sông, nước, cỏ cây hòa lẫn làm một.

Thi nhân đã đặt tâm hồn mình vào khoảng thời gian và không gian vô tận. Không gian lầu Hoàng Hạc như gắn liền với trời cao và khoảng không rộng lớn. Cảnh ở đây giờ chỉ còn trơ trọi một lầu Hoàng Hạc giữa cảnh bãi vắng, sông trôi, giữa đất trời bao la. Nó cuốn hút tác giả vào chốn xa xôi bay theo mây gió, mặc cho thời gian lặng lẽ trôi qua trong cái không gian tĩnh mịch ấy

Lầu Hoàng Hạc như một ám ảnh nghệ thuật. Ba lần xuất hiện, hạc vàng đều có liên quan chặt chẽ với nhau. Hạc vàng bay lên trời là tiền đề cho Hoàng Hạc lâu tồn tại, lầu còn đó nhưng hạc vàng đã bay mất đi không bao giờ trở lại.

Không gian mênh mông như nối liền bầu trời lầu Hoàng Hạc với bầu trời châu Anh Vũ và lan tận biển Đông. Cái mênh mông của trời đất ấy cũng đổi thay bao độ. Hoàng Hạc thời Đường vẫn tồn tại trong không gian của Hoàng Hạc sơn. Thời gian cứ trôi đi không bao giờ trở lại, những khoảnh khắc nối tiếp cứ sinh ra mãi trong không gian.

Thời gian nghệ thuật được nhà thơ chuyển đổi thật tài tình, từ chỗ không bằng lòng với hiện tại, quay về với quá khứ, nhưng quá khứ một đi không trở lại, không thể vãn hồi, nhà thơ lại về thực tại. Thời gian nghệ thuật ở đây không vận động một chiều mà nó được tái tạo dưới dạng hoài cổ ký ức, theo trường cảm xúc của thi nhân. Cảm nhận thời gian, con người cảm thấy ngắn ngủi, chóng tàn với thời gian vũ trụ tĩnh tại bất biến là hai chủ đề thời gian tiêu biểu trong thi ca Trung Quốc.

Đứng trên lầu Hoàng Hạc nhìn về phía Hán Dương, trời quang mây tạnh, hiện rõ mồn một hàng cây bên bờ, đấy là cái còn. Hàng cây ấy cũng đã có bao cây đã mất rồi được trồng lại cũng giống như cái lầu kia, cả hai vẫn tồn tại mãi giữa không gian, cạnh đó là bãi Anh Vũ xanh đầy cỏ non. Những nét chấm phá tuy đơn sơ, bình dị nhưng gợi cảm: có màu vàng của nắng chiều, màu xanh của cỏ, cây, màu trắng của khói. Thế nhưng, nếu cảnh này dậy lên với trời trong nắng sớm của bình minh, cảnh vật sống động và rộn rã thì chiều đến khi hoàng hôn buông xuống càng khiến tâm tư con người thêm sầu muộn.

Không gian nghệ thuật được tác giả xây dựng theo cách con người cảm thụ là trung tâm. Quy mô không gian có ý nghĩa đặc biệt biểu hiện sức mạnh tâm hồn. Người xưa nói: hùng tâm đại chí – chí lớn gắn với chiếm lĩnh không gian lớn. Không gian lớn có tác dụng phóng tầm nhìn, nên không phải ngẫu nhiên mà thơ Đường thường có các động tác trữ tình: đăng cao, cúi, ngửa, vọng viễn… Mặc dù trong bài

thơ không trực tiếp sử dụng các động tác trữ tình ấy nhưng qua cách thức diễn đạt, hẳn độc giả vẫn có thể hình dung ra không gian trong bài thơ là không gian động, thoắt ẩn thoắt hiện, thoắt ở chỗ này thoắt ở chỗ kia.

Dường như không tìm được sợi dây liên hệ tình cảm nào trước không gian vắng lặng, nhà thơ như thất vọng và chuyển điểm nhìn về với chính mình và bất giác chạnh lòng: “Nhật mộ hương quan hà xứ thị? Yên ba giang thượng thử nhân sầu”.

Hoàng hôn đã khuất bóng, sự vật xung quanh trở về với dáng vẻ đìu hiu, cô quạnh. Trên sông sóng gợn nhấp nhô, khói tỏa lờ mờ, khiến cho lòng khách tha hương thêm buồn da diết, khắc khoải. Thời gian thì “nhật mộ”, không gian thì “hà xứ thị?” với hình ảnh gợi sầu “yên ba giang thượng”. Nhà thơ quay về đối diện với chính mình. Cảnh hoàng hôn lữ thứ không nhà làm cho con người nghĩ tới tuổi già, không biết đâu là bến đậu để được bình an giữa những biến động cuộc đời.

Nỗi buồn phủ kín, tất cả như bế tắc trong không gian và cả thời gian để rồi tất cả thời gian và không gian chỉ còn đọng lại một chữ sầu rơi xuống ở cuối bài. Một chữ sầu gói trọn nỗi đau của cả một đời người, một thời đại, vời vợi giữa không gian, thời gian và nhân gian.

Chỉ để lại cho đời mấy chục bài thơ, tập hợp vào một quyển nhưng chỉ bài Hoàng Hạc lâu cũng đã đủ làm cho danh tiếng nhà thơ vang dội qua bao thế hệ. Có lẽ cuộc đời, con người cụ thể và cả thái độ, nhân cách, xử thế của nhà thơ đã qua đi với thời gian, song Hoàng Hạc lâu vẫn còn sống mãi. Bụi thời gian không thể nào lấp phủ một bài thơ của Thôi Hiệu.

Một phần của tài liệu Giảng dạy thơ Đường ở trường phổ thông dưới góc nhìn của thi pháp học (Trang 71 - 78)