Phong Kiều dạ bạc (Trương Kế) ● Trương Kế

Một phần của tài liệu Giảng dạy thơ Đường ở trường phổ thông dưới góc nhìn của thi pháp học (Trang 78 - 81)

- Ngôn ngữ: Khi nói về ngôn ngữ thơ Đường, trong “Đường thi tuyển dịch”, tác giả Lê Nguyễn Lưu đã nhận xét rằng “Ngôn ngữ thơ Đường kết tinh được nhiều

3.2.5.Phong Kiều dạ bạc (Trương Kế) ● Trương Kế

Chương 3: ỨNG DỤNG THI PHÁP HỌC VÀO GIẢNG DẠY THƠĐƯỜNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

3.2.5.Phong Kiều dạ bạc (Trương Kế) ● Trương Kế

● Trương Kế

Trương Kế năm sinh năm mất không rõ, chỉ biết ông sống vào khoảng cuối thời Thịnh Đường sang đầu thời Trung Đường. Trương Kế tự là Ý Tôn, quê ở Tương Châu (nay thuộc huyện Tương Dương, tỉnh Hồ Bắc). Ông đỗ tiến sĩ trong khoảng niên hiệu Thiên Bảo (742 - 756), có giữ một số chức quan nhỏ, mất tại nhiệm sở trong cảnh nghèo nàn. Thơ Trương Kế hiện còn khoảng 51 bài. Trong đó bài “Phong Kiều dạ bạc” được hâm mộ nhất, được đời sau truyền tụng, “vĩnh thùy bất hủ” (còn mãi không mờ).

● Phong Kiều dạ Bạc

Phiên âm:

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên, Giang phong ngư hỏa đối sầu miên. Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự,

Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.

Dịch nghĩa:

Trăng xế, quạ kêu, sương đầy trời,

(Khách) nằm ngủ trước cảnh buồn của đèn chài và lùm cây phong bên sông. Chùa Hàn Sơn ở ngoài thành Cô Tô,

Nửa đêm tiếng chuông văng vẳng đến thuyền khách.

Dịch thơ:

Trăng tà chiếc quạ kêu sương,

Lửa chài cây bến, sầu vương giấc hồ. Thuyền ai đậu bến Cô Tô,

Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn.

(K.D. dịch, trong thơĐường, tập I, NXB Văn học, Hà Nội, 1978)

Đêm lữ thứ tha hương, thi nhân đỗ thuyền ở bến Phong Kiều, thành Cô Tô (nay thuộc thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô). Cảnh sắc thanh u bến vắng gợi nỗi sầu trong lòng lữ khách cô đơn. Trương Kế xuống bút, phác họa cảnh vật thanh âm mình cảm nhận được lúc nửa đêm thành một bài thơ trang nhã.

Ai cũng có thể nói trăng xế, quạ kêu, sương đầy trời. Cảnh vật, âm thanh ấy không có gì xa lạ. Vậy mà khi đặt chúng bên nhau trong một câu thơ thì cảnh tượng tĩnh mịch lúc nửa đêm bỗng hiện lên. Trăng thượng huyền (ngày 8 tháng 9 âm lịch) nửa đêm đã xế, để lại màn đêm mông lung. Ba cảnh tượng do ba giác quan cảm nhận:

nhìn thấy trăng tà, nghe tiếng quạ kêu, cảm thấy sương lạnh. Quá trình của thời gian – lúc nửa đêm, được thể hiện qua quá trình của cảm giác.

Câu thứ hai vẽ tiếp cảnh tượng đặc trưng và cảm thụ của người lữ khách trong đêm ở bến Phong Kiều. Trong màn đêm mông lung, cảnh vật mờ ảo không rõ nét, chỉ thấy mờ mờ vòm cây bên sông “giang phong ngư hoả đối sầu miên”, trong màn sương mờ mịt, trên mặt sông nhấp nháy những đốm lửa thuyền chài. “Giang phong”

và “ngư hoả” – một tĩnh một động, một tối một sáng. Mãi đến lúc này, thơ mới tả về người lữ khách – “sầu miên”. Sầu miên chính là tâm trạng của người lữ khách đang mơ màng trong giấc ngủ buồn. Nỗi sầu mơ hồ, miên man chập chờn trong cảnh vật sánh đôi với nỗi buồn trong lòng người.

Xét theo luật thi, câu 2 vốn là câu thực mà đã sớm nói ra “nỗi lòng” (sầu) thì khó lòng đi tới câu kết. Theo luật làm thơ cận thể, đặc biệt là thơ tuyệt cú, thì phần kết phải là trọng tâm ý nghĩa của toàn bài. Chỉ có mười bốn chữ mà hai câu trước đã vẽ được sáu cảnh, tất cả cái hay đã đúc kết ở hai câu trước mất rồi, còn gì để nói nữa đây? Do vậy, nhà thơ bối rối. Và may nhờ tiếng chuông chùa Hàn San, nhà thơ bừng tỉnh và tìm ra cách làm hai câu sau (câu 3 và 4).

Hàn San là tên vị hoà thượng xây dựng và trụ trì chùa này trong thời nhà Đường. Có giai thoại kể rằng: trong đêm ấy, Trương Kế viết hai câu thơ mở đầu

Phong kiều dạ bạc thì bế tắc, cùng lúc hoà thượng trên chùa Hàn San làm được hai câu đầu bài tứ tuyệt thì bí lối. Hoà thượng trằn trọc. Chú tiểu lại vấn an, hoà thượng nói rằng mới làm được hai câu thơ như sau:

“Sơ tam sơ tứ nguyệt mông lung,

Bán tự ngân câu, bán tự cung”

(Mồng ba mồng bốn ánh trăng mông lung,

Vừa giống cái móc câu bạc, lại vừa giống cái cung). Chú tiểu xin làm tiếp:

“Nhất phiến ngọc hồ phân lưỡng đoạn,

Bán trầm thuỷ để bán phù không”

(Một mảnh hồ trong xanh chia (vầng trăng) ra hai phần, Nửa chìm đáy nước, nửa nổi trên không)

Dịch thơ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đêm nay đầu tháng trăng mờ,

Nửa như móc bạc nửa ngờ vành cung. Hồ xanh ai xẻ đôi vừng,

Nửa chìm đáy nước nửa lòng trên mây”

(Theo bản thuyết minh phim Trung Hoa du ký, tập 4. Đài Truyền hình Tp.HCM sản xuất 2004).

Bốn câu hợp lại vừa khéo thành bài thất tuyệt. Hoà thượng vui mừng bảo chú tiểu đi thỉnh chuông, còn ông thắp hương để tạ ơn Phật tổ đã phù hộ cho hai thầy trò làm được bài thơ hay. Trương Kế đang ở bến Phong Kiều gần đó chợt nghe tiếng chuông vọng đến thuyền, bắt được ý thơ cho hai câu chót. Nhà thơ đã tìm ra lối giải thoát là: Phật giáo.

Hai câu sau của Trương Kế cũng chỉ mười bốn chữ, chỉ độc tôn tiếng chuông thong thả buông trong đêm tĩnh mịch, đem sự thanh thản, bình yên đến cho mọi người. Cả bốn câu thơ dập dềnh như sóng, như con thuyền đậu bến. Câu một thấy thường nhưng đến câu hai thật hay, câu ba như một bước lùi để làm nền cho câu bốn xuất thần nâng bài thơ lên một tầng cao, trở thành một tác phẩm tuyệt diệu của Đường thi.

Một phần của tài liệu Giảng dạy thơ Đường ở trường phổ thông dưới góc nhìn của thi pháp học (Trang 78 - 81)