Không gian đời thường: Trong thơ Đường, con người được phản ánh trong quan hệ mâu thuẫn đối lập với thế lực áp bức họ và lúc này không gian vũ trụ cũng

Một phần của tài liệu Giảng dạy thơ Đường ở trường phổ thông dưới góc nhìn của thi pháp học (Trang 32 - 33)

quan hệ mâu thuẫn đối lập với thế lực áp bức họ và lúc này không gian vũ trụ cũng nhường chỗ cho không gian đời thường.

Không gian tồn tại của lớp người “thấp cổ bé họng” là không gian đời thường. Trong không gian ấy đầy nỗi bi ai, con người bị vây bủa, trói buộc. Họ phải đi (hoặc chạy) trong những thôn xóm, làng mạc, chiến trường. Đây là kiểu không gian xuất hiện nhiều trong thơ hiện thực. Với tư cách là người đại diện để cất lên tiếng nói của nhân dân, các thi sĩ đã tái hiện lại những cảnh đời vất vả, tất bật để tồn sinh một cách khó nhọc, vẽ lại cảnh tiêu điều hiu hắt thê lương trên quê hương bị chiến tranh tàn phá. Cho nên không gian đời thường rất thực, gần gũi. Thế giới cảnh vật quanh cuộc đời vất vả đều mang màu sắc u tối, nhợt nhạt thiếu sức sống, các thi nhân miêu tả nó một cách cụ thể và có khi rất chi tiết.

Qua việc tìm hiểu, chúng ta thấy có sự khác biệt giữa không gian vũ trụ và không gian đời thường, có điều trong thơ Đường không gian vũ trụ vẫn chiếm ưu thế

hơn. Không gian nghệ thuật của thơ Đường đã đạt đến mức hoàn mĩ, tiêu biểu cho không gian nghệ thuật thơ Trung Quốc.

● Thời gian nghệ thuật

Thời gian nghệ thuật của Thơ Đường là sự đúc kết những tinh hoa của thời gian trong thơ ca Trung Quốc. Theo Trần Đình Sử: “Nếu hiểu thơ ca là sự cảm nhận về thế giới và con người thì thời gian, không gian nghệ thuật chính là hình thức để con người cảm thụ thế giới và con người. Bởi vì người ta không thể cảm thụ bất cứ cái gì ngoài thời gian và không gian” [44, tr. 6].

Các nhà thơ, nhà văn xây dựng con người trong tác phẩm bằng hình tượng, cho nên thời gian trong tác phẩm cũng sẽ là thời gian của hình tượng. Ở thơ Đường chúng ta cảm thấy đầy ắp thời gian. Khi nghiên cứu về thời gian, Trần Đình Sử chia thời gian nghệ thuật trong thơ Đường làm năm phạm trù, đó là: thời gian sinh mệnh cá thể , thời gian vũ trụ - tự nhiên, thời gian lịch sử, thời gian sinh, thời gian siêu nhiên. Cũng như quan niệm về con người nghệ thuật, không gian nghệ thuật, chúng ta có thể chia năm phạm trù về thời gian đó tương ứng với hai kiểu thời gian chính trong thơ Đường đó là: thời gian vũ trụ và thời gian đời thường.

Một phần của tài liệu Giảng dạy thơ Đường ở trường phổ thông dưới góc nhìn của thi pháp học (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)