Khuê oán (Vương Xương Linh)

Một phần của tài liệu Giảng dạy thơ Đường ở trường phổ thông dưới góc nhìn của thi pháp học (Trang 81 - 85)

- Ngôn ngữ: Khi nói về ngôn ngữ thơ Đường, trong “Đường thi tuyển dịch”, tác giả Lê Nguyễn Lưu đã nhận xét rằng “Ngôn ngữ thơ Đường kết tinh được nhiều

3.2.6.Khuê oán (Vương Xương Linh)

Chương 3: ỨNG DỤNG THI PHÁP HỌC VÀO GIẢNG DẠY THƠĐƯỜNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

3.2.6.Khuê oán (Vương Xương Linh)

● Vương Xương Linh

Vương Xương Linh (698? – 756?), tự Thiếu Bá quê ở Kinh Triệu (nay thuộc thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây). Thời Huyền Tông Khai Nguyên thứ 15 (727) ông đỗ tiến sĩ, được bổ nhiệm làm huyện úy Phạm Thủy, rồi điều đi làm việc ở Lĩnh Nam. Năm sau ông trở về Trường An nhận chức huyện thừa ở Giang Ninh, người đời gọi ông là Vương Giang Ninh. Sau đó ông lại bị giáng chức làm huyện úy ở Long Tiêu. Trong loạn An- Sử, ông trở về quê lánh nạn ở Hào Châu và bị tên thứ sử Hào Châu là Lư Khâu Hiểu giết hại. Ông kết bạn thân với Mạnh Hạo Nhiên, Lí Bạch, thường làm thơ tặng đáp qua lại.

Vương Xương Linh là một trong những nhà thơ nổi tiếng Thịnh Đường. Tác phẩm “Hà nhạc anh linh tập” của Đường Ân Phan ghi chép tác phẩm của mười hai nhà thơ trong đó thơ Vương Xương Linh nhiều nhất. Ân Phan cho rằng Vương Xương Linh là nhà thơ đã kế thừa cốt cách rằn rỏi trong thơ văn của Kiến An, chuyển đổi phong cách thơ hời hợt của thời Tề Lương. Thơ ông thường đề cập đến cuộc sống của tướng sĩ nơi biên cương, nỗi oán hờn của người cung nữ, nỗi li sầu biệt hận của người thiếu phụ khuê các, tình bằng hữu chân thành, trong sáng…

Thơ của Vương Xương Linh rất tinh tế, trang nhã, thanh tân, ý cảnh thâm thúy. Ông sành các thể thơ, trong đó đặc sắc nhất là thất ngôn tuyệt cú (tứ tuyệt). Nhiều bài tuyệt cú của Vương Xương Linh được người thời Đường gọi là “thần phẩm”. Thơ

của ông hiện còn khoảng 186 bài; trong đó những bài như Xuân tái, Thái liên khúc,

Phù Dung lâu tống Tân Tiệm, Khuê oán… rất được người đời hâm mộ.

● Khuê oán

Phiên âm:

Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu,

Xuân nhật ngưng trang thướng thúy lâu. Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc,

Hối giao phu tế mịch phong hầu.

Dịch nghĩa:

Người đàn bà trẻ nơi phòng khuê không biết buồn, Ngày xuân trang điểm lộng lẫy, bước lên lầu đẹp. Chợt thấy sắc [xuân] của cây dương liễu đầu đường, Hối hận đã để chồng đi [tòng quân lập công, làm quan]

kiếm tước hầu!

Dịch thơ:

Bản dịch thứ nhất:

Trẻ trung nàng biết chi sầu,

Ngày xuân trang điểm lên lầu ngắm gương. Nhác trông vẻ liễu bên đường,

“Phong hầu”, nghĩ lại, xui chàng kiếm chi!

(Tản Đà dịch) Bản dịch thứ hai:

Thiếu phụ phòng khuê chẳng biết sầu, Ngày xuân chải chuốt, bước lên lầu. Đầu đường chợt thấy màu dương liễu, Hối để chàng đi kiếm tước hầu.

(Nguyễn Khắc Phi dịch)

Trừ một trăm năm thịnh vượng, còn phần lớn thời gian nhà Đường rơi vào cảnh chiến tranh loạn lạc. Chiến tranh thời Đường có chiến tranh mở rộng bờ cõi biên cương, chiến tranh chống sự xâm lược từ bên ngoài và chiến tranh trong nộ bộ các tập đoàn thống trị.

Để mở rộng lãnh thổ và đề phòng sự xâm lấn, nhà Đường đã nhiều lần chủ trương dùng sức mạnh vũ lực gây chiến tranh với các ngoại tộc ở các vùng biên giới. Đã có chiến tranh là có chia li, có đau thương mất mát, mà có lẽ người chịu nhiều mất mát nhất là người phụ nữ khi có chồng ra chiến trận. Thấu hiểu được điều đó, Vương Xương Linh đã cho ra đời một kiệt tác: Khuê oán. Khuê oán là tác phẩm thuộc mảng đề tài về chiến tranh và phụ nữ - Đó là đề tài rất thành công của Vương Xương Linh. Bài thơ thể hiện diễn biến tâm trạng của một người thiếu phụ có chồng đi chinh chiến để lập công danh, chức tước.

Vương Xương Linh viết bài thơ này trước cuộc binh biến An Lộc Sơn, khi nhà Đường còn đang hùng mạnh và tiến hành cuộc chiến tranh để mở rộng biên cương. Việc này đã khiến nhiều người rất bất bình, Đỗ Phủ đã từng băn khoăn:

“Biên đình lưu huyết thành hải thủy, Vũ hoàng khai biên ý vị dĩ!”

(Binh xa hành)

(Ngoài biên cương máu đã chảy thành biển mà ý định mở rộng biên cương của nhà vua vẫn chưa nguôi).

Đây là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, luật bằng, đảm bảo các yêu cầu nghiêm ngặt của luật thi. Bài thơ chỉ có 28 chữ mà thể hiện thật khúc chiết, thấm đẫm tâm trạng ai hoài vô vọng của người chinh phụ.

Cuộc đời con người là quá trình tìm kiếm chân lý. Nhưng không phải ai cũng tìm ra hoặc hiểu được một chân lý nào đó của cuộc sống khi nhìn lại chặng đường đời không mấy ngắn ngủi của mình đã trải qua. Có những người có khả năng bừng ngộ những chân lý trước một tình huống nào đó của cuộc sống hoặc sau những trải nghiệm của chính cuộc đời mình. Chân lý cuộc sống lại thường được thể hiện dưới những hình thức rất hàm súc và cô đọng. Khuê oán của Vương Xương Linh thể hiện một quá trình bừng ngộ chân lý của người thiếu phụ. Đó là chân lý về hạnh phúc, mối quan hệ giữa hạnh phúc và sự nghiệp.

Hình tượng con người trong bài thơ là người thiếu phụ, một nạn nhân khổ đau trong chiến tranh, họ đón nhận cảnh hạnh phúc lứa đôi chẳng được bao lâu đã chịu chia lìa để làm người chinh phụ, sống lẻ loi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ hình ảnh người chinh phụ trong Khuê oán, ta lại chợt chạnh lòng nhớ tới hình ảnh người chinh phụ trong “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn, cũng trải qua cuộc sống bi thảm như “khuê phụ”, không thể nào ghi xiết nỗi khổ đau của họ.

Không gian nghệ thuật trong bài thơ là không gian hẹp, cụ thể nơi khuê các nhưng nó xen lẫn với không gian mênh mông, cao rộng thể hiện vị trí quan sát ở trên cao. Thời gian hiện tại, sự việc đang diễn ra trước mắt xen kẽ thời gian tâm trạng.

Sống trong không gian tĩnh lặng với cảnh phòng không chiếc bóng nhưng người thiếu phụ không biết sầu “bất tri sầu”, luôn đinh ninh một niềm tin về tương lai tươi sáng rạng ngời. Đó là ngày chồng “kiến công lập nghiệp” trở về, nên lòng nàng vẫn bình yên theo năm tháng.

Nhưng rồi, theo định luật tuần hoàn của vũ trụ, xuân không tự hẹn mà đến. Xuân đến như hơi thở ngọt ngào, như nhịp tim đập tự nhiên của đất trời… và xuân đến với lòng người. Thiếu phụ say sưa, vui vẻ trong cảnh ngày xuân tươi đẹp, nàng trang điểm xong lên lầu ngắm cảnh xuân. Bức tranh ngày xuân thật viên mãn và tươi đẹp như tuổi xuân đang độ rực rỡ của nàng. Gương mặt trang điểm lộng lẫy hòa trong sắc màu xanh biếc của cây cỏ mùa xuân. Không gian, cảnh vật thật thanh thoát không vướng chút âu sầu.

Từ chốn phòng khuê, người thiếu phụ bước lên lầu “thướng thúy lâu”, thế là mọi việc thay đổi, không gian giờ đây có sự biến chuyển. Trong thơ Đường ta nhận thấy mỗi khi lên cao là lúc con người có niềm tâm sự. Lên cao, để trông xa, để có được tầm nhìn bao quát. Bất chợt nàng bắt gặp sắc màu dương liễu ở đầu đường thay đổi:

“Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc”

Lập tức tâm trạng người chinh phụ cũng đổi thay: Từ vô tư thành buồn và hối hận. “Hối giao phu tế mịch phong hầu”

Khi ngắm cảnh ngày xuân, mọi người vẫn thường ngắm mai, liễu. Trong văn học truyền thống của Trung Quốc, mai và liễu là biểu tượng của mùa xuân, báo hiệu thời gian của mùa xuân, sắc xuân và tuổi xuân. Mai liễu còn thường chỉ người con gái đẹp đang ở tuổi xuân, và liễu cũng là biểu tượng của sự li biệt. Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà ánh mắt của người thiếu phụ lại đột nhiên dừng ở cây dương liễu. Sắc xuân của cành dương liễu nói được bao điều: là hình ảnh người thiếu phụ đẹp đang độ xuân thì, là mùa xuân – mùa của hạnh phúc, tình yêu, của tình phu thê quấn quýt,

nỗi niềm ly biệt... Nó tác động vào nỗi lòng của người khuê phụ khiến nàng bừng tỉnh. Chữ “hối” (hối hận) là linh hồn của bài thơ, “hối” là tự trách mình. Nàng tự ăn năn hối hận tại sao không biết giữ chồng mà để chồng ra trận, vào chỗ hiểm nguy? Ấn phong hầu còn có nghĩa gì khi thời gian cứ trôi đi mang theo tuổi xuân, niềm vui, hạnh phúc?

Với 28 chữ của một bài tuyệt cú, Vương Xương Linh thể hiện tiếng nói phản đối chiến tranh phi nghĩa của nhân dân thời Đường, cũng là tiếng nói của toàn nhân loại từ cổ chí kim. Bài thơ thể hiện quá trình diễn biến tâm lí, kể cả phần tiềm thức của con người làm. Giá trị nhân văn của thi phẩm thể hiện ở sự trân trọng khát vọng hạnh phúc chính đáng của người thiếu phụ, ở tiếng nói lên án chiến tranh phi nghĩa đã cướp đi của con người không chỉ tuổi thanh xuân, hạnh phúc mà cả cuộc đời. Với việc thể hiện sự chuyển biến tâm lí của người thiếu phụ, nhà thơ thể hiện quá trình chuyển biến nhận thức của chính mình: từ con người khao khát lập công danh bằng đao kiếm trên lưng ngựa đến con người có tư tưởng phản chiến khi nhận ra được sự tàn khốc của chiến tranh.

Một phần của tài liệu Giảng dạy thơ Đường ở trường phổ thông dưới góc nhìn của thi pháp học (Trang 81 - 85)