Vọng Lư Sơn bộc bố, Tĩnh dạ tư, Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng (Lí Bạch)

Một phần của tài liệu Giảng dạy thơ Đường ở trường phổ thông dưới góc nhìn của thi pháp học (Trang 55 - 63)

- Ngôn ngữ: Khi nói về ngôn ngữ thơ Đường, trong “Đường thi tuyển dịch”, tác giả Lê Nguyễn Lưu đã nhận xét rằng “Ngôn ngữ thơ Đường kết tinh được nhiều

Chương 3: ỨNG DỤNG THI PHÁP HỌC VÀO GIẢNG DẠY THƠĐƯỜNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

3.2.2. Vọng Lư Sơn bộc bố, Tĩnh dạ tư, Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng (Lí Bạch)

Nhiên chi Quảng Lăng (Lí Bạch)

● Lí Bạch

Lí Bạch sinh năm 701 mất năm 762, tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, sinh ở Tứ Xuyên (làng Thanh Liên, huyện Chương Minh, nay là huyện Miện Dương). Quê ông ở Cam Túc (huyện Thiên Thủy - tức Lũng Tây ngày xưa). Lí Bạch xuất thân trong một gia đình thương nhân giàu có. Lúc nhỏ học đạo, múa kiếm. Lớn lên thích giang hồ ngao du sơn thủy, năm 25 tuổi “chống kiếm viễn du”, cùng năm người bạn lên núi Thái Sơn “ẩm tửu hàm ca” (uống rượu ca hát), người đời gọi là Trúc khê lục dật (sáu người ẩn dật trong khe trúc). Sau đó được tiến cử với Đường Minh Hoàng, ông về kinh đô Tràng An ba năm, nhưng nhà vua chỉ dùng ông như một “văn nhân ngự dụng” nên bất mãn, bỏ đi ngao du sơn thủy. Đến Lạc Dương, gặp Đỗ Phủ kết làm bạn “vong niên” (bạn “quên tuổi tác”, không coi trọng tuổi tác - Đỗ Phủ nhỏ hơn Lí Bạch 11 tuổi). Họ cùng Cao Thích vui chơi, thưởng trăng ngắm hoa, săn bắn được nửa năm. Rồi ông lại tiếp tục chia tay Đỗ Phủ viễn du về phương Nam. Những năm cuối đời ông ẩn cư ở Lô Sơn. Tương truyền năm 61 tuổi ông đi chơi thuyền trên sông Thái Thạch, tỉnh An Huy, uống say, thấy trăng lung linh đáy nước, nhảy xuống ôm trăng mà chết. Người đời gọi ông là “Thi tiên” (ông tiên trong làng thơ), “Tửu trung tiên” (ông tiên trong làng rượu). Thơ Lí Bạch hiện nay còn khoảng 1.800 bài.

Qua thơ ca ông, có thể thấy quan niệm làm thơ của ông là theo phương châm “kế thừa có phê phán, phục cổ để cách tân”, ông ra sức học tập Hán nhạc phủ. Vì quán triệt phương châm kế thừa có phê phán, phục cổ để cách tân nên ông đạt được những cống hiến trong thực tiễn sáng tác.

Tư tưởng Nho gia và Đạo gia đều tác động vào ông, nhưng tư tưởng Đạo gia sâu sắc hơn nhiều. Ngay cả tư tưởng du hiệp cũng đóng góp phần hình thành phong cách đặc biệt của ông.

Sáng tác của Lý Bạch là sự kết hợp hài hòa giữa tính lãng mạn và tính hiện thực, trong đó tính lãng mạn chiếm phần thượng phong. Tuy nhiên, thơ ca phản ánh hiện thực, tố cáo giai cấp thống trị và cảm thông với nhân dân lao động thì Lí Bạch còn thua xa về chất lượng cũng như số lượng so với Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị. Ông chỉ vượt hai người này về thơ ca lãng mạn có nội dung tích cực. Thơ của ông bay bổng như muốn thoát ly khỏi đời thường, xem thường vinh hoa phú, tìm chén rượu tiêu sầu, cầu tiên phỏng đạo và ngao du sơn thủy. Từ đó ông truyền cho thơ ca một hơi thở mới, một nội dung tân kỳ ít thấy trong văn học cổ điển. Ông gửi gắm tâm hồn của mình vào thiên nhiên. Thiên nhiên như một người bạn tri âm tri đắc, hiểu rõ nỗi lòng ông, an ủi, giúp đỡ ông xua tan những cái xấu xa, đưa lại những điều tốt đẹp. Ngôn ngữ thơ ông sinh động, hoa mỹ nhưng trong sáng, giản dị, tự nhiên, không hề có dấu vết chạm trổ tỉ mỉ công phu. Thơ thất ngôn tuyệt cú của ông – cùng với Vương Xương Linh – là thất ngôn tuyệt cú bậc nhất đời Đường, được xưng tặng là “tay thánh tuyệt cú”. Đỗ Phủ cũng phải thán phục ông: “Bạch dã thi vô địch”. Vô địch ở số lượng hơn hai mươi nghìn bài, vô địch ở chất lượng như lời Bì Nhật Hưu thời vãn Đường nhận xét: “Từ khi nhà Đường dựng nghiệp đến nay, ngữ ngôn ra ngoài trời đất, tư tưởng vượt xa quỷ thần, đọc xong thì thần ruổi tám cực, lường rồi thì long ôm bốn bể, lỗi lạc dị thường, không phải là lời của thế gian, thì có thơ Lí Bạch”.[Dẫn theo 17, tr. 23]

● Vọng Lư sơn bộc bố

Nếu như thơ Đỗ Phủ là những trang hiện thực của bao nỗi cơ cực buồn thương thì thơ Lí Bạch là tiếng lòng lãng mạn trữ tình lành mạnh. Ta dễ bắt gặp ở thơ ông sự liên tưởng độc đáo, mạnh mẽ của trí tưởng tượng phong phú, sự rung động sâu xa của tấm lòng yêu thiên nhiên, đất nước nồng nàn mà bài thơ Vọng Lư Sơn bộc bố là một điển hình.

Phiên âm:

Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên, Dao khan bộc bố quải tiền xuyên,

Phi lực trực há tam yên xích, Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.

Dịch nghĩa:

Mặt trời chiếu núi Hương Lô, sinh làn khói tía, Xa nhìn dòng thác trên dòng sông phía trước, Thác đổ như bay ba ngàn thước,

Ngỡ là sông Ngân Hà rơi xuống tự chín tầng mây.

Dịch thơ:

Nắng rọi Hương Lô khói tía bay, Xa trông dòng thác trước sông này, Nước bay thẳng xuống ba ngàn thước, Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây. (Tương Như dịch)

Núi Lư (một quả núi ở tỉnh Giang Tây) có đỉnh Hương Lư (Hương Lô). Ngắm nhìn thác núi Lư đổ nước xuống trắng xóa, xúc cảm trước cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ, Lí Bạch sáng tác bài thơ “Vọng lư sơn bộc bố”. Cá tính mãnh liệt, hào phóng của ông thể hiện rõ trong bài thơ này.

Bài thơ theo thể thất ngôn tứ tuyệt, với hai mươi tám chữ mà nhà thơ đã dựng lên trước mắt người đọc một bức tranh toàn cảnh thác núi Lư.

“Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên”

Câu đầu tiên tả khung cảnh và thế đứng uy nghi của núi Lư, lấy làn mây vẽ nên cái nền rực rỡ của ngọn thác, mặt trời chiếu vào đỉnh núi sinh khói tía. Trong một câu thơ Lí Bạch đã tả thế núi, ánh nắng mặt trời và màu khói tía bốc lên. Tất cả các hình ảnh ấy được sắp xếp bằng những từ ngữ dễ hiểu, tự nhiên thể hiện óc quan sát, cách miêu tả độc đáo, gây ấn tượng. Câu hai và ba miêu tả ngọn thác từ chính diện:

“Dao khan bộc bố quải tiền xuyên, Phi lưu trực há tam thiên xích”

Từ xa nhìn, ngọn thác như từ trong mây tía tuôn ra. “Chữ quải” là lấy tĩnh tả động, dòng chảy liên tục kết thành một dải rất hợp với “phi lưu” ở câu dưới. Ba câu thơ đầu vừa truyền thần vừa truyền tình cảm.

Thác núi Lư trắng xóa, lấp lánh, nhà thơ ngỡ ngàng tưởng như giải Ngân Hà với những triệu vì sao tinh tú lấp lánh, rực rỡ, kéo dài rực sáng bỏ bầu trời để rơi xuống mặt đất. Sự so sánh hợp lí, thú vị đã tạo nên một chi tiết vừa hư vừa thực phù hợp với phong cách lãng mạn của nhà thơ.

Bức tranh thiên nhiên về thác núi Lư được miêu tả thật tinh tế. Tả thác nước mà có núi sông, ánh nắng mặt trời, giải ngân hà... Hình ảnh con người không thấy xuất hiện ở đây nhưng người đọc vẫn hình dung được, thấy con người nhỏ bé bị bao trùm bởi khung cảnh thiên nhiên rộng lớn. Dưới ngòi bút của Lí Bạch, hình ảnh thác sống động, mãnh liệt và dữ dội. Thác núi Lư là tác phẩm của thiên nhiên, kì quan của thiên nhiên, còn Vọng Lư sơn bộc bố là kì quan nghệ thuật của “Thi tiên” Lí Bạch.

● Tĩnh dạ tư

“Vọng nguyệt hoài hương” là đề tài khá quen thuộc trong thơ Đường. Hình ảnh vầng trăng tròn là biểu tượng của sự đoàn viên. Khi xa quê, trăng sáng, tròn bao nhiêu thì càng gợi nhớ về quê cũ bấy nhiêu. Đêm yên tĩnh trên đường lữ thứ, tình quê hương ngổn ngang trăm mối, tức cảnh sinh tình, nhà thơ viết lên một bài thơ tuyệt diệu. Đề tài về trăng trong bài “Tĩnh dạ tư” đã mang lại cho người đọc biết bao rung động và sự đồng cảm sâu xa.

Phiên âm:

Sàng tiền minh nguyệt quang, Nghi thị địa thượng sương. Cử đầu vọng minh nguyệt, Đê đầu tư cố hương.

Dịch nghĩa:

Ánh trăng sáng đầu giường, Ngỡ là sương trên mặt đất.

Ngẩng đầu ngắm vầng trăng sáng, Cúi đầu nhớ quê cũ.

Dịch thơ:

Đầu giường ánh trăng rọi, Ngỡ mặt đất phủ sương. Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,

Cúi đầu nhớ cố hương. (Tương Như dịch)

Bài thơ là một bức tranh thiên nhiên thanh tĩnh. Nếu thời gian trong bài “Vọng Lư sơn bộc bố” là ban ngày có ánh nắng mặt trời chiếu rọi thì thời gian trong “Tĩnh dạ tư” là ban đêm, ánh trăng sáng bàng bạc, là nỗi suy tư trong đêm trăng sáng.

Ba câu thơ đầu ngắn gọn hàm súc, miêu tả cảnh đêm thanh tĩnh. Ánh trăng chan hòa, dịu hiền chiếu sáng trên bầu trời, mặt đất, vào tận phòng cho biết đêm sâu, thanh bình yên tĩnh nên gió trăng mặc sức đến chơi. Nhận thấy ánh trăng rọi sáng đầu giường, rõ ràng là người không ngủ. Trước ánh sáng lung linh vằng vặc ngỡ rằng “mặt đất phủ sương”, sự liên tưởng phong phú đã tạo nên một hình ảnh thơ tuyệt đẹp. Một tâm hồn đa cảm dạt dào cảm xúc như Lí Bạch làm sao có thể không rung động trước vẻ lộng lẫy hấp dẫn của chị Hằng? Động tác “cử đầu” chỉ trong khoảnh khắc cho thấy trăng ở đây còn là biểu tượng của một mảnh hồn cô đơn mơ tìm tâm hồn tri âm tri kỷ, thấy trăng như thấy “cố tri”, thấy trăng mà sinh ra nỗi nhớ, nỗi nhớ luôn tiềm ẩn trong tâm thức. Đó là tâm tình hết sức tự nhiên.

Hai câu thơ cuối đối nhau rất chỉnh cả ý và từ (cử - đê; vọng – tư; minh nguyệt – cố hương). Trăng viên mãn mà người xa cách, xúc cảnh sinh tình, nỗi nhớ quê từ đó mà dấy lên, ánh trăng làm xót xa lòng người lữ thứ “tư cố hương”, câu thơ cuối là câu thơ khép, điểm gút của bài thơ, là đỉnh cao cảm xúc của tác giả dồn nén lại.

Tình yêu quê hương đậm đà, như hơi thở, như máu trong tim của tác giả. Cả bài thơ là vần bằng êm ả, nhẹ nhàng. “Ý tại ngôn ngoại”, chỉ với hai mươi chữ đơn giản mà tình yêu thiên nhiên thơ mộng tuyệt vời, tình thương nỗi nhớ quê hương bao la của Lí Bạch được hiện lên qua từng câu từng chữ trong bài “ngũ ngôn tứ tuyệt” tuyệt diệu này.

● Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng

Phiên âm:

Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,

Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu. Cô phàm viễn ảnh bích không tận, Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu”.

Bạn cũ giã từ lầu Hoàng Hạc, ở phía tây,

Xuôi về Dương Châu giữa tháng ba, mùa hoa khói.

Bóng cánh buồm lẻ loi xa dần, mất hút vào khoảng không xanh biếc, Chỉ thấy sông Trường Giang chảy vào cõi trời.

Dịch thơ:

Bạn từ lầu Hạc lên đường,

Giữa mùa hoa khói, Châu Dương xuôi dòng. Bóng buồm đã khuất bầu không,

Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời.

(Ngô Tất Tố dịch)

Chúng ta biết rằng, đề tài trong thơ của Lí bạch rất đa dạng và phong phú, viết về tình bạn cũng là một trong những phương diện sáng tác thành công của ông. Có thể nói rằng, Lí bạch là nhà thơ của tình bạn. Cuộc sống tha hương đây đó giúp ông tiếp xúc với nhiều lớp người, kết giao với đủ hạng người. Tình bạn trong thơ Lí Bạch không phân biệt tuổi tác, địa vị sang hèn, ông đặc biệt trân trọng những người bạn văn chương, đó là những người bạn tri âm tri kỷ như Mạnh Hạo Nhiên, Đỗ Phủ… Những người bạn ấy đã để lại dấu ấn khó phai mờ trong thơ ông.

“Chia li, tống biệt” cũng là đề tài quen thuộc trong thơ Đường. “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” là sự kết hợp giữa hai đề tài: tống biệt và hữu nhân.

Bài thơ thuộc thể loại “thất ngôn truyệt cú” (còn gọi là thất ngôn tứ tuyệt). Kết cấu của một bài thơ tuyệt cú có hai phần. Hai câu đầu tả cảnh mà trong cảnh có tình, hai câu sau thể hiện tình cảm trên nền phong ảnh đã tạo trước đó và khi cái tình đã được thoát ra thì bài thơ cũng chấm dứt. Bản dịch trong sách giáo khoa hiện hành trích từ “Thơ Đường, tập 2, Nxb Văn học Hà Nội, 1987) do Ngô Tất Tố dịch bằng thể thơ lục bát. Đây là thể thơ truyền thống của dân tộc Việt Nam, dễ thuộc dễ nhớ cũng như ở phương diện biểu đạt tâm tình.

Trong thơ Lí Bạch, chúng ta thường thấy xuất hiện hình ảnh người phụ nữ, người hiệp khách, người lao động và đặc biệt là hình tượng nhân vật trữ tình – tác giả thì ở đề tài nào cũng có. Trong Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng

Lăng, vừa khai bút, tác giả đã nói đến cố nhân, một tình bạn sâu nặng gắn bó không thể xa rời nhưng cảnh tống biệt vẫn cứ diễn ra. Nhà thơ đã mượn cảnh ngụ tình, lấy cái ra đi để nói cái ở lại. Lấy cái động để nói cái tĩnh, lấy thiên nhiên để nói lòng mình.

Cả bài thơ ngoài một tên người (Mạnh Hạo Nhiên) và bốn địa danh (Hoàng Hạc lâu, Quảng Lăng, Dương Châu, Trường Giang), về nghĩa của từ trong bài thơ cũng không khó hiểu, nhưng ẩn ý sâu xa của bài thơ lại vô cùng.

“Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu”, Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”.

Trong cuốn “Đường thi tam bách thủ” do Lưu Đại Trường chú giải đã hiểu câu này như sau: “Bạn cũ đi về hướng Đông, từ biệt tại bên lầu Hoàng Hạc này”. Còn Trần Trọng Kim thì lại dịch: “Bạn cũ dời khỏi lầu Hoàng Hạc, ở phía tây”. Ngô Tất Tố cũng đã hiểu câu này như sau: “Bạn cũ giã từ lầu Hoàng Hạc, ở phía Tây”.

Như vậy, Mạnh Hạo Nhiên đi từ phía Tây (tức là từ lầu Hoàng Hạc) đi xuống phía Đông (tức là Dương Châu). Hay nói cách khác, Dương Châu ở hướng đối diện với lầu Hoàng Hạc. Chỉ trong một câu thơ rất đơn giản mà nhà thơ đã gợi lên bao nhiêu ý nghĩa. Ở đây không những là nhân vật mà còn là không gian, phương hướng, vị trí, hành trình của người ra đi.

- “Yên hoa” là “hoa khói”, và có thể hiểu là hoa lồng khói, đồng thời từ “yên hoa” còn gợi lên nét phồn hoa đô hội nơi mà bạn cũ sẽ đến (Dương Châu). Trong thơ Đường ta thường bắt gặp chữ yên, mà yên lại thường đi với giang, với thủy “Yên ba giang thượng sử nhân sầu” (Hoàng Hạc lâu – Thôi Hiệu). Từ đó có thể thấy được

tính liên kết chặt chẽ gần như tuyệt đối của thơ Đường.

Ở câu thứ nhất, tả nơi bạn chia tay còn mở ra cái hướng mà bạn mình sẽ đi. Đến câu thứ hai, không chỉ tả thời gian lúc chia tay mà còn gợi lên được cái nơi bạn mình sắp đến. Địa danh Dương Châu ấy bắt đầu hiện lên trong tấm lòng người ở lại. Khoảng cách giữa người đi kẻ ở là một dòng sông li biệt, thế cho nên tâm hồn của thi nhân cứ dõi theo một cánh buồm của Mạnh Hạo Nhiên

“Cô phàm viễn ảnh bích không tận”

Không gian tống biệt là cả bầu trời, mặt nước, một màu bích không tận. Chữ

yên thường đi liền với hình ảnh sông nước, nhưng ở đây chưa đề cập đến sông nước cụ thể mà đã thấy xuất hiện “Cô phàm” (cánh buồm lẻ loi). Câu trên liên ý với câu

dưới. Thuyền đã đi xa nên người mới trông theo cánh buồm cho đến khi cánh buồm

mất hút, lúc đầu còn rõ (cô phàm), rồi mờ dần, thấp thoáng, như thực, như hư (viễn ảnh), cho đến khi cánh buồm cũng mất hút, chỉ còn thấy dòng Trường Giang mênh mông sông nước. Cánh buồm tự bản thân nó không hề mang tâm trạng gì, song ở đây nó lại đang trong một hoàn cảnh gợi nên sự hoang vắng, cô đơn làm cho con người nghĩ đến sự cô lẻ: sông Trường Giang dài và rộng. Một cánh buồm so sánh với con sông dài thì quả là bao la rộng lớn. Nhưng con sông dù dài rộng bao nhiêu thì vẫn làm sao có thể sánh bằng với khoảng không gian xanh biếc vô tận trên đầu. Đó chính là vũ trụ, vũ trụ bao la rộng lớn mà con người không bao giờ có thể thấy hay đo được ranh giới của nó. Không gian mênh mông vô tận ấy thể hiện khát vọng vươn tới

của con người trước vũ trụ bao la và nỗi xót thương trước cảnh ly biệt, chia lìa.

Một cánh buồm lẻ loi đơn độc cứ xa dần, xa dần rồi mất hút vào khoảng xanh vô tận, người đứng dõi theo chỉ còn thấy dòng sông dài chảy từ miệt trời xuống “Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu”. Sông Trường Giang đâu phải chảy từ cõi trời xuống mặt đất, vậy tại sao Lí Bạch lại có sự nhầm lẫn đó? Chắc chắn là không, ông không

Một phần của tài liệu Giảng dạy thơ Đường ở trường phổ thông dưới góc nhìn của thi pháp học (Trang 55 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)