Thi pháp và thi pháp học

Một phần của tài liệu Giảng dạy thơ Đường ở trường phổ thông dưới góc nhìn của thi pháp học (Trang 27 - 29)

- Thời Vãn Đường (846907): Thời kỳ này nhà Đường đã xuống dốc, xã hội suy thoái, hỗn loạn, nhiều cuộc nổi dậy khắp nơi vì quan lại tham nhũng, sưu cao

2.2.1. Thi pháp và thi pháp học

Việc nghiên cứu về thi pháp ở nước ta trong những năm gần đây đang được nhiều nhà khoa học quan tâm. Trước đây, do những hoàn cảnh và điều kiện lịch sử - xã hội, đối với bộ môn văn học, các nhà nghiên cứu chưa quan tâm nhiều đến hình thức của tác phẩm mà còn chú trọng vào khía cạnh nội dung tư tưởng. Một tác phẩm văn học, nội dung và hình thức không thể tách rời nhau vì “nội dung” chỉ có giá trị khi tồn tại trong một hình thức nhất định và “hình thức” chỉ thực sự là hình thức khi biểu đạt một nội dung.

Trong Lý luận và văn học ở mục một số vấn đề về thi pháp học, GS. Lê Ngọc Trà đã định nghĩa: “Thi pháp học là một lĩnh vực của khoa văn học, nghiên cứu hệ thống các phương tiện, cách thể hiện và tổ chức ý thức nghệ thuật trong sáng tạo văn chương.

…Đối tượng nghiên cứu đầu tiên của thi pháp học các yếu tố và cấu trúc của tác phẩm văn học như ngôn ngữ, thế giới nghệ thuật, kết cấu và chủ thể nghệ thuật. Lớp yếu tố thứ nhất đó là ngôn từ nghệ thuật.

…Lớp thứ hai là thế giới nghệ thuật bao gồm nhân vật, cốt truyện và các chi tiết được mô tả, thời gian và không gian nghệ thuật.

…Tiếp đó thi pháp học khảo sát kết cấu của tác phẩm… Cuối cùng thi pháp học có nhiêm vụ nghiên cứu phương pháp nghệ thuật và phong cách của nhà văn.

… Thi pháp học chia ra hai bộ phận chủ yếu: thi pháp học lý luận và thi pháp học lịch sử” [67, tr. 142-145].

Trong Từ điển thuật ngữ văn học, mục “Thi pháp học và thi pháp” (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên) định nghĩa:

“Thi pháp học là khoa học nghiên cứu thi pháp, tức hệ thống, phương thức phương tiện biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật trong sáng tác văn học. Mục đích của thi pháp học là chia tách và hệ thống hóa các yếu tố của văn bản nghệ thuật tham gia vào sự tạo thành thế giới nghệ thuật, ấn tượng thẩm mỹ, chiều sâu phản ánh của sáng tạo nghệ thuật.

Xét các chỉnh thể văn học mang thi pháp có thể nói tới thi pháp tác phẩm cụ thể, thi pháp sáng tác của một nhà văn, thi pháp một trào lưu, thi pháp văn học dân tộc, thi pháp văn học một thời đại, thời kỳ lịch sử.

Xét các phương tiện, phương thức nghệ thuật đã được chia tách, có thể nói đến thi pháp của thể loại, thi pháp của phương pháp, thi pháp của phong cách, thi pháp kết cấu, thi pháp không gian, thời gian, thi pháp ngôn ngữ…

Xét về cách tiếp cận, thi pháp học có ba phạm vi nghiên cứu:

- Thi pháp học đại cương (còn gọi là thi pháp học lý thuyết, thi pháp học hệ thống hóa hay thi pháp học vĩ mô).

- Thi pháp học chuyên biệt (hay còn gọi là thi pháp học miêu tả vi mô). - Thi pháp học lịch sử.

… Thi pháp học chuyên biệt tiến hành miêu tả tất cả các phương diện nói trên (tức thi pháp thể loại, không gian, thời gian, kết cấu, ngôn ngữ, mô típ…) của sáng tác văn học nhằm xây dựng “mô hình”- hệ thống hóa cá biệt của các thuộc tính tác động thẫm mỹ. Vấn đề ở đây chính là các tương quan của tất cả các yếu tố nói trên trong chỉnh thể nghệ thuật.

… Thi pháp học chuyên biệt có thể miêu tả tác phẩm văn học cá biệt cũng như cụm tác phẩm trong sáng tác của một nhà văn, của một thể loại, một trào lưu văn học hoặc một thời đại văn học.

Thi pháp học giúp ta công cụ để thâm nhập vào cấu trúc tác phẩm, cốt cách tư duy của tác giả cũng như nắm bắt “mã” văn hoá nghệ thuật của các tác giả và các thời kỳ văn học nghệ thuật, từ đó nâng cao cảm thụ tác phẩm.

Thi pháp học cổ xưa nặng về tính chất qui phạm, cẩm nang. Thi pháp học hiện đại nặng về phát hiện, miêu tả các ngôn ngữ nghệ thuật đang hình thành và song hành với sự vận động của văn học”. [14, tr. 206-207].

Từ hai định nghĩa trên cho thấy rằng, dù cách diễn đạt có chỗ khác nhau nhưng quan niệm của hai cách về thi pháp và thi pháp học căn bản cùng thống nhất ở một số nét chính:

- Thi pháp là hệ thống các phương thức, phương tiện biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học (hệ thống đó bao gồm: thể loại, kết cấu, không gian, thời gian, ngôn ngữ).

- Thi pháp học là bộ môn khoa học nghiên cứu hệ thống thi pháp đó.

- Có thể chia thi pháp học thành ba bộ phận chủ yếu. Nhưng khi miêu tả các phương diện của thi pháp tác phẩm, tác giả, trào lưu, thời đại, dân tộc thì đó là nhiệm vụ của thi pháp học chuyên biệt.

Tóm lại, theo chúng tôi thì thi pháp tức là hệ thống hình thức nghệ thuật như: kết cấu của tác phẩm, ngôn từ nghệ thuật, thời gian và không gian nghệ thuật… mà nhà văn dùng để biểu hiện nội dung của tác phẩm văn học thì thi pháp học nghiên cứu hệ thống hình thức. Do vậy, từ những nhận định trên, chúng tôi sẽ tìm hiểu một số phương diện về thi pháp thơ Đường.

Một phần của tài liệu Giảng dạy thơ Đường ở trường phổ thông dưới góc nhìn của thi pháp học (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)