Những thuận lợi, khó khăn của giáo viên và học sinh khi tiếp cận thơ Đường

Một phần của tài liệu Giảng dạy thơ Đường ở trường phổ thông dưới góc nhìn của thi pháp học (Trang 41 - 46)

- Ngôn ngữ: Khi nói về ngôn ngữ thơ Đường, trong “Đường thi tuyển dịch”, tác giả Lê Nguyễn Lưu đã nhận xét rằng “Ngôn ngữ thơ Đường kết tinh được nhiều

Chương 3: ỨNG DỤNG THI PHÁP HỌC VÀO GIẢNG DẠY THƠĐƯỜNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

3.1.1. Những thuận lợi, khó khăn của giáo viên và học sinh khi tiếp cận thơ Đường

trường trung học cơ sở và trung học phổ thông hiện nay dưới góc độ phương pháp, chuyên môn về phía người học (học sinh) lẫn người dạy (giáo viên) hiện nay.

3.1.1. Những thuận lợi, khó khăn của giáo viên và học sinh khi tiếp cận thơ Đường thơ Đường

Thuận lợi

Thơ Đường với đặc điểm nổi bật là ngắn gọn, súc tích, giàu cảm xúc nên dễ thuộc, dễ nhớ. Nội dung thơ Đường chan chứa tính nhân văn, những rung động sâu lắng đối với thiên nhiên, tình yêu, tình bạn; hình ảnh con người trong thơ rất gần gũi và quen thuộc với hình ảnh con người trong thơ văn Việt Nam. Chính những điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các em học sinh yêu thích, dễ tiếp cận và cảm thụ thơ Đường.

Mặc khác, sách giáo khoa có trích dẫn đầy đủ bản phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ; giới thiệu về tác giả nên học sinh và giáo viên có thể tham khảo, tìm hiểu văn bản trước khi lên lớp. Việc giảng dạy thơ Đường ở trường phổ thông cũng giúp ích rất nhiều cho học sinh trong việc cảm thụ văn học trong nước. Có 89,6% giáo viên cùng đồng tình với ý kiến trên.

Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi, việc học và dạy thơ Đường ở trường phổ thông cũng gặp rất nhiều khó khăn về phía người học và người dạy.

Về phía người học

Nội dung thơ Đường thường có nhiều điển tích, điển cố, từ ngữ cổ. Niêm luật thơ Đường khó nên học sinh không cảm thấy hấp dẫn. Thơ Đường hàm súc, cô đọng nên đôi lúc gây khó hiểu cho học sinh... Chính những nguyên nhân trên không thu hút sự quan tâm của học sinh khi tiếp cận. Mặt khác, bản phiên âm và bản dịch thơ nhiều khi chưa sát nghĩa, gây lúng túng cho cả học sinh và giáo viên khi học và dạy thơ Đường.

- Học sinh ít hứng thú, chưa có tâm thế khi học tập. Qua trao đổi với giáo viên, nhiều người cho rằng học sinh hiện nay thiếu trí tưởng tượng, lạ lẫm không hứng thú,

khó cảm thụ, đôi lúc cảm thấy xa lạ với lối tư duy trong thơ cổ nói chung cũng như về thơ Đường. Khi lý giải điều này, có nhiều nguyên nhân:

Một phần chính là do khoảng cách về không gian, thời gian lịch sử và một phần là do khoảng cách về tâm lí học. Nhịp sống hiện đại với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin đã thu hút sự quan tâm của thế hệ trẻ trong nhà trường, khiến họ trở nên bận rộn hơn và ít hứng thú trước những tác phẩm văn học của quá khứ.

Học sinh chưa vượt qua được “rào chắn” của từ ngữ, vì thế chưa thực sự hiểu và rung cảm với bài học. Lẽ đương nhiên muốn lĩnh hội được nội dung tác phẩm, trước hết phải hiểu cho được lớp từ ngữ vốn là thứ công cụ vô cùng quan trọng để nhà văn thể hiện được tư tưởng và tình cảm của mình. Các em còn chưa hiểu thấu đáo từ ngữ trong tác phẩm thì làm sao có thể hiểu thấu đáo nội dung của nó?

Chính những điều trên đã ảnh hưởng ít nhiều đến xúc cảm của giáo viên cũng như học sinh khi đến với những tác phẩm thơ Đường. Khi quan sát tâm lý của học sinh khi tiếp cận thơ Đường, chỉ có 23,5% học sinh tỏ ra thích thú, còn 76,5% học sinh thì bình thường hoặc tỏ ra không thích. Trong quá trình điều tra, chúng tôi phát hiện một điều lý thú bất ngờ là có sự khác biệt rất rõ giữa tâm lý tiếp cận thơ Đường của học sinh các trường thuộc quận 5, 6 với quận 3. Các em học sinh ở quận 5 và 6 thích học thơ Đường hơn và số bài thơ Đường các em thuộc lòng nhiều hơn, ít sai sót khi nêu tên bài thơ cũng như tác giả. Điều này có thể lý giải được vì đa phần các học sinh này là người Hoa hoặc người Việt gốc Hoa.

Ở học sinh, tình trạng hứng thú ít trong học tập là rất phổ biến. Điều này được thể hiện ở thái độ thờ ơ, thụ động, ít phát biểu xây dựng bài, không thắc mắc trong các giờ học. Giờ học vì thế khá đơn điệu và tẻ nhạt, hầu như chỉ có giáo viên hoạt động. Kết quả điều tra về mức độ hiểu của học sinh về thơ Đường chúng tôi ghi nhận:

Bảng 3.9: Kết quả điều tra sự cảm thụ thơ Đường của học sinh trung học phổ thông

Nội dung điều tra Học sinh

trả lời Số lượng % Khi đọc một bài thơ Đường, em

có hiểu nội dung và nghệ thuật qua văn bản không?

Có Không Không đầy đủ 26 21 149 13,3 10,7 76 Tổng cộng 196 100

Bảng thống kê trên cho thấy ở bậc trung học phổ thông tỉ lệ học sinh không hiểu hoặc hiểu không đầy đủ nội dung và nghệ thuật của tác phẩm là 86,7%, như vậy hiện tượng học sinh coi nhẹ, không hứng thú trong giờ học thơ Đường là khá phổ biến. Những kiến thức mà các em có được sau giờ học có tính chất bề mặt hơn là chiều sâu.

Chương trình môn Văn trong nhà trường phổ thông, với những định hướng giáo dục, đã lựa chọn có tính chất áp đặt những tác phẩm, tác giả văn học của nhiều thời kỳ, nhiều giai đoạn văn học. Giáo viên và học sinh đương nhiên cũng phải chịu sự áp đặt ấy. Mặc dù các bài thơ Đường được lựa chọn giảng dạy đều hết sức đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, có tác dụng giáo dục lớn nhưng chưa hẳn đã phù hợp với sở trường của người dạy và đặc biệt với tâm lý lứa tuổi 12 - 13 của học sinh lớp 7. Kết quả điều tra giáo viên ở trường trung học cơ sở được ghi nhận như sau:

Bảng 3.10: Kết quả điều tra mức độ phù hợp của thơ Đường đối với học sinh trung học cơ sở

Nội dung câu hỏi Nội dung trả lời Số lượng Tỉ lệ Theo anh (chị), các bài thơ

Đường có phù hợp với chương trình học của học sinh không?

Có phù hợp Không phù hợp Không có ý kiến 40/77 30/77 7/77 51,9% 39% 9,1%

Kết quả trên chứng tỏ rằng đưa thơ Đường vào giảng dạy ở bậc trung học cơ sở cho học sinh lớp 7 là chưa phù hợp. Đây cũng là một khó khăn trong sự nỗ lực của người dạy và người học, để có thể biến sự áp đặt của chương trình thành sự lựa chọn tự nguyện của bản thân. Kết quả khảo sát cho thấy có 46,1% giáo viên cho rằng có nhiều bài thơ Đường không phù hợp với chương trình học của học sinh và 13,9% số người khảo sát đề nghị không nên đưa thơ Đường vào giảng dạy ở trường phổ thông, đặc biệt là bậc trung học cơ sở.

Về phía người dạy

Về thời lượng chương trình và nội dung thi: Theo chương trình cải cách do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, tổng số tiếng dạy Văn trong trường phổ thông là 337 tiết/ niên học, trong đó văn học nước ngoài chiếm 68 tiết (20,2%), văn học Trung Quốc chiếm 18 tiết (chủ yếu là thơ Đường). Số lượng tuy không nhiều nhưng những bài được chọn vào giảng dạy là tiêu biểu. Song việc phân bố thời gian dạy chỉ bốn

mươi lăm phút cho một bài thơ là quá ít, không đủ để phân tích đầy đủ nội dung và thi luật. Chính do phân phối thời gian giảng dạy trong khuôn khổ tiết học đã được quy định sẵn như vậy nên giáo viên gặp rất nhiều khó khăn. Kết quả thăm dò cho thấy có 56,5% giáo viên cho rằng việc phân phối thời gian giảng dạy thơ Đường trong chương trình chưa hợp lý. Đối với các bài đọc thêm, giáo viên và học sinh chưa chú trọng. Những bài đọc thêm về thơ Đường được đưa vào sách giáo khoa hiện nay gồm: Phong Kiều dạ bạc (Trương Kế), Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu), Khuê oán (Vương Xương Linh), Điểu minh giản (Vương Duy). Việc được đọc, được tiếp xúc với những bài đọc thêm ngoài chương trình chính khóa là một cơ hội để học sinh tìm hiểu thêm về thơ Đường bởi vì mỗi bài thơ đều có một vẻ đẹp riêng tiêu biểu cho thơ Đường. Phỏng vấn một số giáo viên, chúng tôi được biết họ không có thì giờ dành cho việc hướng dẫn học sinh đọc thêm. Điều này có nguyên nhân từ phía chương trình. Thực tế với thời gian eo hẹp (7 tiết), giáo viên phải rất cố gắng mới hoàn tất được bài dạy chính khoá. Họ hầu như không quan tâm đến việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số bài thơ trong phần đọc thêm này.

Mặt khác, trong những kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh Đại học, Văn học nước ngoài hầu như không không đặt trọng tâm nên cả học sinh lẫn giáo viên đều không chú trọng việc dạy và học. Có 22,6% giáo viên có tư tưởng xem nhẹ thơ Đường so với giảng dạy văn học trong nước.

Về tài liệu tham khảo: Một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy thơ Đường là do tài liệu tham khảo của giáo viên còn hạn chế, sách hướng dẫn sơ sài, còn quá tràn lan, không có gì mới mẻ. So với văn bản tiếng Việt thì thơ Đường ít có sách tham khảo hơn.

Giáo viên gặp khó khăn về từ ngữ: vốn từ Hán của giáo viên còn hạn chế, không trình bày hết ý tưởng tác giả, gây khó khăn khi khai thác các yếu tố về thi pháp thơ Đường. Không có bài khái quát về thơ Đường. Một số bài thơ Đường không có bản phiên âm, dịch nghĩa (ví dụ bài Mao ốc vị thu phong sở phá ca) nên rất dễ bị hiểu sai khi nghiên cứu qua bản dịch thơ chưa sát nghĩa, nhiều bản dịch không theo thể loại thơ Đường.

Giáo viên còn mơ hồ trong cách hiểu giữa thơ Đường và thơ Đường luật trung đại của Việt Nam. Kết quả khảo sát thật sự bất ngờ khi thực tế phản ánh có 13/77 giáo viên khối Trung học cơ sở (chiếm 16,9%) hiểu sai khi nêu tên những bài thơ và

tác giả của những bài thơ Đường mà giáo viên giảng dạy trong chương trình, có một số giáo viên lẫn lộn với những bài thơ và tác giả của văn học Việt Nam thời trung đại như: Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan), Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương), Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến), Thương vợ (Trần Tế Xương)… Cụ thể như sau:

Bảng 3.11: Kết quả khảo sát mức độ am hiểu thơ Đường của giáo viên trung học cơ sở

Nội dung điều tra Kết quả trả lời Số lượng %

Hiểu sai 13/77 16,9% Nêu tên và tác giả của các bài thơ

Đường mà anh (chị) giảng dạy

theo chương trình. Hiểu đúng 64/77 83,1%

Sự nhầm lẫn nghiêm trọng này cho thấy tư tưởng xem nhẹ của một số anh chị em giáo viên về mảng Văn học nước ngoài trong chương phổ thông trong đó có thơ Đường – một thể thơ mà ảnh hưởng của nó đến văn học nước nhà không nhỏ. Có 6/115 giáo viên (chiếm 5%) khi khảo sát cho rằng thơ Đường không ảnh hưởng gì đến văn học Việt Nam. Việc đánh giá như vậy vô cùng lệch lạc. Đây thực sự là con số đáng lo ngại.

Sự lúng túng về phương pháp giảng dạy: Với phương pháp giảng dạy theo kiểu diễn giảng đang phổ biến trong trường phổ thông hiện nay thì việc giảng dạy một bài thơ Đường chưa thật sự hiệu quả. Kết quả điều tra cho thấy, để chuẩn bị cho một tiết dạy thơ Đường, giáo viên thường không kết hợp đầy đủ các yếu tố như nội dung, nghệ thuật, điển tích, lời bình và hình ảnh minh họa mà chủ yếu tập trung vào nội dung (30,2%), nghệ thuật (22,4 – 26,7%), điển tích (21 – 22,7%). Với cách dạy như thế rất khó tạo một sự khởi đầu, đưa các em đi tiếp vào thế giới rộng lớn “Thơ Đường”. Hầu hết giáo viên dạy theo những kiến thức đã qui định và học sinh buộc phải ghi nhớ những đơn vị kiến thức cần thiết để có điểm khi kiểm tra. Cách dạy học áp đặt, máy móc này làm các em mau chóng quên đi những kiến thức mà lẽ ra trở thành thứ của cải quý giá làm giàu cho bản thân khi bước vào đời. “Độc diễn” khi giảng dạy, là nhận xét có tính khái quát của chúng tôi khi dự một số giờ dạy của giáo viên. Một giờ dạy Văn thực sự mang lại hiệu quả phải là giờ học có sự tham gia tích cực của học sinh dưới sự gợi ý, hướng dẫn của người thầy. Học sinh phải tìm thấy ở giờ học sự hứng thú, niềm say mê, kích thích sự tìm tòi và sáng tạo. Với quan niệm

như vậy, giờ dạy học Văn sẽ không bao giờ bị bó buộc trong khuôn khổ cứng nhắc mà chính là điểm khởi đầu để học sinh bước vào một chân trời rộng mở của tri thức, của hứng thú và khám phá. Để khơi dậy được niềm yêu thích ở học sinh, người thầy cần phải biết phối hợp nhiều phương pháp giảng dạy cho phù hợp với đối tượng và nội dung giảng dạy của từng bài, cần đến sự vận dụng các phương pháp làm sao khắc phục khó khăn, phát huy thuận lợi, mang lại hứng thú cho người học.

Nhìn chung, phần lớn giáo viên có tâm lí ngán ngại đối với việc giảng dạy thơ Đường. Đây là mảng văn học đòi hỏi giáo viên Văn phải có một sự hiểu biết rộng rãi, đặc biệt là những kiến thức văn hóa, văn học cổ. Số lượng giáo viên thông thạo chữ Hán càng ngày càng trở nên hiếm hoi. Những giáo viên trẻ bên cạnh những ưu thế nhất định, lại chưa kịp trang bị cho mình những hiểu biết, những kiến thức cần thiết để có thể dạy tốt bộ phận văn học rất quan trọng này.

Một phần của tài liệu Giảng dạy thơ Đường ở trường phổ thông dưới góc nhìn của thi pháp học (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)