Sửa đổi, bổ sung một số quy định trong Luật Thơng mại và các Luật chuyên ngành khác bảo đảm sự thống nhất, phù hợp với quy định của

Một phần của tài liệu Quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại ở Việt Nam (Trang 163 - 174)

Luật chuyên ngành khác bảo đảm sự thống nhất, phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự (2005) trong việc bảo vệ quyền tự do luật hợp đồng

Một số văn bản pháp luật chuyên ngành, do đợc ban hành trớc khi thông qua Bộ luật Dân sự (2005), nên các quy định về hợp đồng trong các lĩnh vực th- ơng mại đặc thù trong các văn bản này có những điểm không còn phù hợp, mâu thuẫn, thậm trí trái với quy định về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự (2005). Do vậy, cần rà soát lại các quy định về hợp đồng trong các văn bản pháp luật chuyên ngành, tiến hành sửa đổi, bổ sung các quy định về hợp đồng trong các văn bản này, huỷ bỏ các quy định không còn phù hợp, để bảo đảm sự thống nhất với quy định của Bộ luật Dân sự (2005), Luật Thơng mại (2005) và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Do vậy, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định về hợp đồng trong các văn bản này. Điển hình là các quy định về hợp đồng trong các văn bản nh: (1) Luật Kinh doanh bảo hiểm (2000), (2) Luật Điện lực (2004), (3) Pháp lệnh Bu chính, Viễn thông (2002).

1- Về Luật Kinh doanh bảo hiểm (2000)

Luật Kinh doanh bảo hiểm dành chơng 2 quy định về hợp đồng bảo hiểm. Chơng này quy định khá cụ thể về các vấn đề nh: khái niệm hợp đồng bảo hiểm (Điều 12), nội dung của hợp đồng bảo hiểm (Điều 13), hình thức hợp đồng bảo hiểm (Điều 14); Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm và của bên mua bảo hiểm (Điều 17 và 18); trách nhiệm cung cấp thông tin (Điều 19); giải thích hợp đồng bảo hiểm (Điều 21); hợp đồng bảo hiểm vô hiệu (Điều 22); chấm dứt hợp đồng bảo hiểm (Điều 23); hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm (Điều 24); sửa đổi bổ sung hợp đồng bảo hiểm (Điều 25)… Ngoài ra, Luật này còn quy định về các loại hợp đồng bảo hiểm cụ thể gồm: hợp đồng bảo hiểm con ngời (từ Điều 31 đến Điều 39); hợp đồng bảo hiểm tài sản (từ Điều 40 đến Điều 51); hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự (từ Điều 52 đến Điều 57) (đối với hợp đồng bảo hiểm hàng hải đợc áp dụng theo quy định của Bộ luật

Hàng hải, nếu Bộ luật Hàng hải không quy định thì áp dụng quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm).

Nghiên cứu các quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm về hợp đồng bảo hiểm, tôi cho rằng có những quy định sau đây chồng chéo, không phù hợp với Bộ luật Dân sự (2005) cần sửa đổi, bổ sung:

- Về nội dung hợp đồng bảo hiểm: Khoản 1 Điều 13 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định nội dung hợp đồng bảo hiểm bắt buộc phải có những nội dung sau: a) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, ngời đợc bảo hiểm….; b) Đối tợng bảo hiểm; c) Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản đợc bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản; d) Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm; đ) Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm; e) Thời hạn bảo hiểm; g) Mức phí bảo hiểm, phơng thức đóng phí bảo hiểm; h) Thời hạn, phơng thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thờng; i) Các quy định giải quyết tranh chấp; k) Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng. Ngoài những nội dung trên, hợp đồng bảo hiểm có thể có các các nội dung khác do các bên thoả thuận (Khoản 2 Điều 13). Trong nội dung trên, có nhiều nội dung không nhất thiết phải quy định cụ thể trong hợp đồng bảo hiểm mà các bên có thể áp dụng tập quán hoặc thói quen thơng mại hoặc các quy định của pháp luật trong trờng hợp các bên không có thoả thuận trong hợp đồng nh: điều khoản về loại trừ trách nhiệm bảo hiểm; thời hạn bảo hiểm; mức phí bảo hiểm, phơng thức đóng phí bảo hiểm; thời hạn, phơng thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thờng; các quy định giải quyết tranh chấp…

So với quy định của Bộ luật Dân sự (2005) về nội dung hợp đồng, quy định này không còn phù hợp và cần bị bãi bỏ, vì nó hạn chế quyền tự do thoả thuận về nội dung hợp đồng và không phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự (2005) về nội dung hợp đồng dân sự và hợp đồng bảo hiểm.

- Về hình thức hợp đồng bảo hiểm: tôi cho rằng cần bỏ Điều 14 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định về hình thức hợp đồng bảo hiểm vì nó đã đợc quy định tại Điều 570 Bộ luật Dân sự (2005).

- Về giải thích hợp đồng bảo hiểm: cần bỏ Điều 21 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định về giải thích hợp đồng bảo hiểm, vì nó đã đợc quy định tại Bộ luật Dân sự (2005) (Khoản 2 Điều 407 về hợp đồng dân sự theo mẫu và Khoản 8 Điều 409 về giải thích hợp đồng dân sự).

- Về các trờng hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu: cần bỏ Điều 22 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định về hợp đồng bảo hiểm vô hiệu. Bởi vì, các trờng hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu theo quy định của Khoản 1 Điều 22 Luật Kinh doanh bảo hiểm không đầy đủ so với quy định về các trờng hợp hợp đồng dân sự vô hiệu của Bộ luật Dân sự (2005), bởi các lý do sau:

Thứ nhất, theo quy định của Điều 410 Bộ luật Dân sự (2005), các quy

định về giao dịch dân sự vô hiệu cũng đợc áp dụng đối với hợp đồng dân sự vô hiệu. Theo đó, hợp đồng dân sự khi không có một trong các điều kiện theo quy định của Điều 122 Bộ luật Dân sự (2005) là: “1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Ngời tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; c) Ngời tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện. 2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trờng hợp pháp luật có quy định”.

Theo quy định của Điều 22 Luật Kinh doanh bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm vô hiệu trong các trờng hợp sau: a) Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể đợc bảo hiểm; b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, đối tợng bảo hiểm không tồn tại; c) Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xẩy ra; d) Bên mua bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm có hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng bảo hiểm; đ) các trờng hợp khác theo quy định của pháp luật.

Nh vậy, so với quy định của Điều 410 Bộ luật Dân sự (2005), Điều 22 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định còn thiếu các trờng hợp vô hiệu của hợp đồng nh: (a) Bên ký kết hợp đồng bảo hiểm không có năng lực hành vi dân sự; (b) Mục đích và nội dung của hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật, trái

đạo đức xã hội; (c) Bên tham gia hợp đồng không hoàn toàn tự nguyện do bị đe dọa hay nhầm lẫn.

Thứ hai, các trờng hợp hợp đồng vô hiệu theo quy định của Điều 22 Luật

Kinh doanh bảo hiểm có thể dẫn chiếu áp dụng Điều 410 Bộ luật Dân sự (2005): + Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể đợc bảo hiểm; (b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, đối tợng bảo hiểm không tồn tại là những trờng hợp mà có thể áp dụng Điểm b Khoản 1 Điều 122 Bộ luật Dân sự (2005), vì trờng hợp này đối tợng và mục đích giao kết hợp đồng không tồn tại.

+ Trờng hợp vô hiệu do: (c) tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xẩy ra, có thể hiểu là hành vi vi phạm nghĩa vụ thông tin và trái đạo đức xã hội theo Điểm b Khoản 1 Điều 122 Bộ luật Dân sự (2005).

+ Trờng hợp vô hiệu do: Bên mua bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm có hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, có thể xác định là hành vi vi phạm nguyên tắc tự nguyện theo Điểm c Khoản 1 Điều 122 Bộ luật Dân sự (2005).

- Về chủ thể của hợp đồng bảo hiểm: theo quy định của Điều 59 Luật Kinh doanh bảo hiểm, “các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm gồm: 1. Doanh nghiệp bảo hiểm nhà nớc; 2. Công ty cổ phần; 3. Tổ chức bảo hiểm tơng hỗ; 4. Doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh; 5. Doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn nớc ngoài”.

Nh vậy, theo quy định này các loại hình doanh nghiệp khác gồm: công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên không đợc quyền hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Tôi cho rằng quy định này hạn chế quyền tự do kinh doanh, tự do hợp đồng của các chủ thể kinh doanh và không phù hợp với Luật Doanh nghiệp (2005) và Luật Đầu t (2005). Theo đó, “Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm” (Khoản 1 Điều 7 Luật Doanh nghiệp (2005)). Vì vậy, để bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp (2005) và Luật Đầu t (2005), cần sửa đổi Điều 59 Luật Kinh doanh bảo hiểm bằng việc quy định cho các loại

hình doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp (2005) đều đợc quyền kinh doanh bảo hiểm.

2- Về Luật Điện lực (2004)

- Về nội dung và hình thức hợp đồng mua bán điện, Điều 22 Luật Điện lực quy định: “Hợp đồng mua bán điện có thời hạn phải đợc thể hiện bằng văn bản, bao gồm các nội dung sau đây: 1. Chủ thể hợp đồng; 2. Mục đích sử dụng; 3. Tiêu chuẩn và chất lợng dịch vụ; 4. Quyền và nghĩa vụ của các bên; 5. Giá điện, phơng thức và thời hạn thanh toán; 6. Điều kiện chấm dứt hợp đồng; 7. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; 8. Thời hạn của hợp đồng; 9. Các nội dung khác do hai bên thoả thuận”.

Tôi cho rằng quy định trên của Luật Điện lực cha phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự (2005) về nội dung hợp đồng. Bởi vì, có nhiều nội dung không nhất thiết phải quy định cụ thể trong hợp đồng mà các bên có thể áp dụng thói quen thơng mại hoặc các quy định của pháp luật trong trờng hợp các bên không có thoả thuận trong hợp đồng nh: Quyền và nghĩa vụ của các bên; phơng thức và thời hạn thanh toán; điều kiện chấm dứt hợp đồng; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; thời hạn của hợp đồng… So với quy định của Bộ luật Dân sự (2005) về nội dung hợp đồng, quy định này không còn phù hợp, vì nó hạn chế quyền tự do thoả thuận hợp đồng của các bên.

Để bảo đảm quyền tự do hợp đồng trong hoạt động điện lực và phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự (2005), tôi cho rằng cần sửa đổi, bổ sung quy định của Điều 22 Luật Điện lực theo hớng dẫn chiếu áp dụng các quy định của Bộ luật Dân sự về nội dung hợp đồng.

- Về hợp đồng mẫu trong hoạt động điện lực: Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 105/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hớng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực quy định: Bộ Công nghiệp ban hành mẫu hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt.

Xét dới góc độ bảo đảm quyền tự do hợp đồng, quy định này có u điểm là nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Tuy nhiên, về mặt pháp lý, nó lại trái

với bản chất của hợp đồng, vì các lý do sau: thứ nhất, hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng mua bán điện phục vụ sinh hoạt là một loại hợp đồng dân sự phải do các bên thoả thuận với nhau, chứ không thể do Bộ Công nghiệp ban hành để áp dụng cho các bên nh quy định tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 105/2005/NĐ-CP. Thứ hai, mặc dù quy định trên nhằm mục đích bảo vệ ngời tiêu dùng, nhng nó có nguy cơ vi phạm quyền tự do hợp đồng, nhất là quyền tự chủ kinh doanh của bên bán điện, trong trờng hợp Bộ Công nghiệp ban hành hợp đồng mẫu có nội dung không phù hợp (về tiêu chuẩn và chất lợng dịch vụ; quyền và nghĩa vụ của các bên; giá điện, phơng thức và thời hạn thanh toán; điều kiện chấm dứt hợp đồng…).

Để bảo đảm phù hợp với các quy định pháp luật về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự (2005), cần sửa đổi, bổ sung quy định này theo hớng: Trên cơ sở các quy định của pháp luật về hợp đồng, bên bán điện xây dựng và ban hành hợp đồng mua bán điện mẫu. Các quy định trong hợp đồng mua bán điện mẫu này, trình tự phê duyệt, giám sát việc soạn thảo, phê duyệt, áp dụng hợp đồng mẫu phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật quy định về điều kiện thơng mại chung (theo nội dung ở phần 3.2.2).

- Về điều kiện giao kết hợp đồng mua bán điện: Điều 7 Nghị định số 105/2005/NĐ-CP quy định: a) Bên mua điện phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật và có giấy đề nghị mua điện kèm theo bản sao của một trong các giấy tờ sau: hộ khẩu thờng trú hoặc giấy chứng nhận tạm trú, giấy chứng nhận sở hữu nhà hoặc hợp đồng thuê nhà; b) Bên bán điện phải có lới điện phân phối đủ khả năng cung cấp điện đáp ứng nhu cầu của bên mua điện.

Việc quy định điều kiện giao kết hợp đồng mua bán điện phải có các giấy tờ trên đã tạo ra rào cản đối với quyền tự do hợp đồng trong hoạt động điện lực. Theo quy định của pháp luật các nớc, đối với những lĩnh vực kinh tế có biểu hiện độc quyền cao trong nền kinh tế (nh: cung cấp điện, năng lợng, khí đốt, bu chính,

viễn thông, đờng sắt…), để bảo vệ quyền lợi của khách hàng trớc việc lạm dụng vị trí độc quyền của các doanh nghiệp độc quyền, pháp luật cần quy định nghĩa vụ của doanh nghiệp độc quyền. Đó là “Doanh nghiệp không đợc quyền từ chối ký kết hợp đồng với khách hàng trong trờng hợp đề nghị giao kết hợp đồng của khách hàng là chính đáng”. Vì vậy, để bảo đảm quyền tự do hợp đồng và ngời tiêu dùng trong hợp đồng mua bán điện, tôi cho rằng cần bãi bỏ quy định tại Điều 7 Nghị định số 105/2005/NĐ-CP.

3- Về Pháp lệnh Bu chính, Viễn thông (2002)

- Về hợp đồng trong hoạt động bu chính, viễn thông: Hợp đồng trong hoạt động bu chính, viễn thông đợc quy định tại Điều 15, Điều 28 và Điều 35 của Nghị định số 160/2004/NĐ-CP ngày 3/9/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Pháp lệnh Bu chính, Viễn thông. Theo đó, tất cả các hợp đồng trong hoạt động viễn thông đều đợc các doanh nghiệp viễn thông “mẫu hoá” và áp dụng sau khi có sự phê duyệt của cơ quan quản lý nhà nớc về bu chính viễn thông (Bộ Bu chính, Viễn thông). Quy định này, bên cạnh u điểm đã nêu, còn có những nhợc điểm dễ dẫn đến nguy cơ các doanh nghiệp lạm dụng để hạn chế quyền tự do hợp đồng của bên ở vị trí thế yếu trong hợp đồng. Ngoài ra, quy định này còn có khả năng tạo ra nguy cơ hành chính hoá quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực bu chính, viễn thông, bởi các nội dung hợp đồng mẫu trong lĩnh vực này đều phải có sự phê chuẩn của cơ quan quản lý nhà nớc là Bộ Bu chính, Viễn thông (mặc dù mục đích của sự phê chuẩn này là chống lại sự lạm dụng thế mạnh của doanh nghiệp bu chính, viễn thông, bảo vệ bên thế yếu là ngời tiêu dùng). Điều này còn thể hiện rõ hơn thông qua quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực bu chính, viễn thông. Để bảo đảm quyền tự do hợp đồng, bảo vệ bên thế yếu trong quan hệ hợp đồng, tôi cho rằng việc ban hành và ký kết các hợp đồng mẫu trong hoạt động viễn thông cần tuân theo các quy định pháp luật điều chỉnh các điều khoản về “điều kiện thơng mại chung” (nh đề cập tại phần 3.2.2).

- Về giải quyết tranh chấp trong hoạt động viễn thông

Một phần của tài liệu Quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại ở Việt Nam (Trang 163 - 174)