Sự tác động của Nhà nớc thông qua hoạt động xét xử của Toà án

Một phần của tài liệu Quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại ở Việt Nam (Trang 67 - 70)

hệ hợp đồng nh trong cơ chế quản lý kinh tế tập trung bao cấp. Về lĩnh vực này, tôi đồng ý với quan điểm của PGS.TS Phạm Hữu Nghị: “Trong trờng hợp thật sự cần thiết, nhân danh tổ chức quyền lực công, Nhà nớc có thể can thiệp vào việc ký kết hợp đồng và do đó giới hạn quyền tự do giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, sự can thiệp này phải là sự can thiệp hợp lý và đợc pháp luật quy định chặt chẽ để tránh sự lạm dụng, vi phạm quyền tự do hợp đồng” [56, tr.81].

1.5.3. Sự tác động của Nhà nớc thông qua hoạt động xét xử của Toàán án

ở những nớc theo truyền thống án lệ, Toà án không chỉ tác động vào quan hệ hợp đồng mà còn có vai trò quan trọng trong việc “sáng tạo” ra pháp luật thông qua các quyết định xét xử của mình (án lệ). Theo pháp luật của Anh, Hoa Kỳ, mọi quy tắc pháp luật đã đợc đa ra trong một phán quyết của Toà án khi xét xử một vụ việc tơng tự đều có hiệu lực ràng buộc đối với Thẩm phán của của các Toà án cùng cấp hoặc cấp dới (trừ phán quyết của Toà án sơ cấp). Phán quyết của Toà án tối cao không chỉ có hiệu lực ràng buộc với các Toà án sơ cấp, mà với cả Toà án án cao cấp có vị trí thứ bậc thấp hơn Toà án đó (ví dụ: các Thẩm phán xét xử độc lập của Toà án cao cấp thẩm quyền chung đợc coi là có vị trí thứ bậc thấp hơn so với Hội đồng xét xử tập thể), thậm chí đối với cả Toà án cùng cấp với Toà án đó. Tuy nhiên, Thẩm phán có thể không áp dụng quy tắc tiền lệ này, trong trờng hợp họ cho rằng các tình tiết của vụ án mình đang xét xử không giống với các tình tiết trong vụ án đã xét xử trớc đó (gọi là phơng thức phân biệt). Ngay cả khi trong trờng hợp các tình tiết đợc coi là giống nhau, Thẩm phán cũng có quyền không chịu sự ràng buộc của một quy tắc tiền lệ đã đợc lập ra trong một phán quyết ban hành trớc đó, nếu cho rằng quy tắc đó

không phải là một căn cứ có tính chất quyết định (ratio decidendi), đặc biệt là trong trờng hợp căn cứ đó chỉ có tính chất bổ sung (obiter dictum), còn đang đ- ợc tranh cãi hay trong trờng hợp quy tắc đợc đa ra vợt quá khuôn khổ của vụ việc cần xét xử [51, tr.148-149]. Vai trò của án lệ nh vậy cho thấy rằng, ở các n- ớc này, Toà án có vai trò quan trọng trong việc góp phần hình thành nên pháp luật hợp đồng qua hoạt động xét xử.

Ngoài việc thừa nhận nguyên tắc tiền lệ, pháp luật các nớc theo truyền thống án lệ còn thừa nhận quy tắc giải thích luật. Theo quy tắc này, tuỳ theo mức độ không rõ ràng của văn bản luật, Toà án có quyền giải thích luật theo các cách sau: Một là, cách giải thích theo câu chữ. Theo đó, việc giải thích chỉ căn cứ vào câu chữ trong văn bản pháp luật, tức là căn cứ vào câu chữ của quy phạm cần giải thích và ngữ cảnh của quy phạm đó. Hai là, cách giải thích căn cứ vào mục đích điều chỉnh của quy phạm. Theo đó Toà án sẽ căn cứ vào mục đích của nhà làm luật muốn đạt đợc khi xây dựng quy phạm. Ba là, cách giải thích trung gian, gọi là quy tắc vàng (golden rule). Theo đó, khi giải thích, Toà án phải căn cứ vào câu chữ của luật, trừ trờng hợp nếu giải thích nh vậy có thể dẫn đến một kết quả phi lý hoặc không công bằng mà nhà làm luật chắc chắn không muốn khi ban hành quy phạm đó [51, tr.15].

Quy định về nguyên tắc tiền lệ và quy tắc giải thích pháp luật ở các nớc theo hệ thống luật án lệ có u điểm tạo cho Thẩm phán vai trò chủ động, sáng tạo trong quá trình áp dụng pháp luật (các vụ việc luôn đợc Toà án thụ lý giải quyết, ngay cả khi pháp luật thiếu các quy định điều chỉnh), nhằm bảo đảm quyền lợi của các bên, bảo vệ sự công bằng, công lý trong quan hệ hợp đồng. Nó cho thấy vai trò sáng tạo của án lệ. Tuy nhiên, với việc trao cho Thẩm phán thẩm quyền lớn nh vậy sẽ có khả năng dẫn đến nguy cơ Thẩm phán vừa là ngời tạo ra luật, vừa là ngời áp dụng pháp luật. Trong trờng hợp nh thế sẽ ảnh hởng đến nguyên tắc độc lập xét xử của Toà án và dẫn đến tình trạng cơ quan t pháp “lấn át” quyền lập pháp [23].

ở những nớc theo truyền thống pháp luật thành văn (Pháp, Đức…), vào thời kỳ đầu, Toà án căn cứ vào quan niệm truyền thống về nguyên tắc tự do ý

chí: một khi hợp đồng đợc ký kết hợp pháp thì các điều khoản hợp đồng có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên. Trong trờng hợp này, hợp đồng có hiệu lực bắt buộc ngay cả đối với các cơ quan công quyền, nghĩa là khi xét xử, giải thích hợp đồng, Toà án, các cơ quan nhà nớc phải tôn trọng ý chí, thoả thuận của các bên, không đợc huỷ bỏ, sửa đổi hay giải thích nội dung hợp đồng khác với ý chí của các bên trong hợp đồng [61]. Nguyên tắc này trớc đây đã từng đợc pháp luật hợp đồng một số nớc quy định, ví dụ Điều 1134 Bộ luật Dân sự (1804) của Pháp quy định: “Hợp đồng đợc giao kết có giá trị là luật đối với các bên giao kết. Hợp đồng chỉ có thể đợc huỷ bỏ trên cơ sở có thoả thuận chung”. Theo tinh thần của quy định này, Thẩm phán không có quyền sửa đổi, bổ sung hợp đồng trong trờng hợp phát sinh tình huống ngoài dự kiến. Nguyên tắc này dẫn đến một hệ quả là: Toà án không thể can thiệp vào hợp đồng, ngay cả khi nội dung hợp đồng có những điều khoản bất hợp lý so với thực tế thực hiện hợp đồng [5, tr.89].

Tuy nhiên, kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai, do sự thay đổi của các điều kiện kinh tế - xã hội sau chiến tranh, pháp luật hợp đồng của Pháp đã thừa nhận Thẩm phán có quyền sửa đổi nội dung hợp đồng, nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng phát sinh những tình huống (các bên đã không dự kiến trong hợp đồng) gây khó khăn cho một bên trong qua trình thực hiện hợp đồng [5, tr.90]. Ví dụ: Luật Faillot ngày 21/01/1918 quy định Toà án có quyền can thiệp sửa đổi, bổ sung hợp đồng trong trờng hợp việc thực hiện hợp đồng gặp khó khăn do tình hình kinh tế thay đổi. Luật ngày 11/3/1957 quy định đối với hợp đồng chuyển nhợng quyền khai thác tác phẩm văn học, nghệ thuật, Thẩm phám đợc quyền can thiệp để điều chỉnh mức giá chuyển nhợng theo hớng tăng lên. Theo pháp luật hợp đồng của Đức, nếu có những thay đổi lớn về bối cảnh của nền kinh tế làm mất đi căn cứ, nền tảng của hợp đồng, thì Toà án có thể sửa đổi hợp đồng cho phù hợp [51, tr.66]; [79].

Ngoài ra, trong trờng hợp hợp đồng đợc giao kết trái với các quy định của pháp luật (ví dụ: hợp đồng giao kết vi phạm nguyên tắc tự nguyện thoả thuận do

bị lừa dối, nhầm lẫn hay do bị đe doạ; hợp đồng mua bán các đối tợng bị pháp luật cấm…), Toà án có thẩm quyền can thiệp vào quan hệ hợp đồng thông qua việc tuyên bố hợp đồng vô hiệu (vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu từng phần) hoặc sửa đổi, bổ sung các điều khoản hợp đồng mà các bên đã thoả thuận không phù hợp quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại ở Việt Nam (Trang 67 - 70)