Khái quát hệ thống pháp luật quy định về quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thơng mạ

Một phần của tài liệu Quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại ở Việt Nam (Trang 81 - 92)

của các chủ thể kinh tế và thực tiễn thi hành các quy định này.

Việc đánh giá thực trạng pháp luật về quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thơng mại ở Việt Nam đợc tiến hành ở nhiều mức độ và phạm vi, bằng những phơng pháp và dựa trên những căn cứ đánh giá khác nhau. Với mục đích đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thơng mại ở Việt Nam, trong luận án này, việc đánh giá chủ yếu tập trung vào hệ thống pháp luật hợp đồng và những nội dung cơ bản của quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thơng mại đợc thể hiện trong pháp luật hợp đồng của Việt Nam. Việc đánh giá chỉ ra những điểm tiến bộ, đồng thời chỉ ra những hạn chế của pháp luật đang ảnh hởng xấu đến quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thơng mại, ảnh hởng đến lợi ích của các chủ thể trong giao kết hợp đồng và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

2.1. khái quát hệ thống pháp luật quy định về quyền tự dohợp đồng trong hoạt động thơng mại hợp đồng trong hoạt động thơng mại

Ngày 14/6/2005, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Dân sự (2005), Luật Thơng mại (2005). Quốc hội cũng ra Nghị quyết số 45/2005-QH11 ngày 14/6/2006 về việc thi hành Bộ luật Dân sự; Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế (1989) hết hiệu lực kể

từ ngày Bộ luật Dân sự năm 2005 có hiệu lực (1/1/2006). Việc thông qua các đạo luật này đã đánh dấu một bớc pháp điển hoá quan trọng pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam, bảo đảm tính thống nhất của pháp luật hợp đồng theo hớng ngày càng bảo đảm quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thơng mại.

Sau khi các văn bản pháp luật này đợc ban hành, hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng trong hoạt động thơng mại ở Việt Nam bao gồm (i) Bộ luật Dân sự (2005), (ii) Luật Thơng mại (2005) và (iii) các luật chuyên ngành khác.

i) Bộ luật Dân sự (2005) trong việc bảo đảm quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thơng mại ở Việt Nam

Bộ luật Dân sự (2005) đánh dấu một bớc phát triển quan trọng trong việc thống nhất pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam. Điều 1 Bộ luật Dân sự (2005) quy định: “Bộ luật Dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền và nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thơng mại, lao động (sau đây gọi chung là qua hệ dân sự)”. Nh vậy,

phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Dân sự đã đợc xác định rõ ràng, nhất quán: bao trùm tất cả các quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng), trong đó bao gồm cả quan hệ kinh doanh, thơng mại.

Tại Mục 7 chơng XVII phần thứ ba của Bộ luật Dân sự (2005) (từ Điều 388 đến điều 427) quy định chung về hợp đồng dân sự bao gồm: khái niệm hợp đồng dân sự (Điều 388), giao kết hợp đồng dân sự (từ Điều 389 đến Điều 411), thực hiện hợp đồng dân sự (từ Điều 412 đến Điều 4422), sửa đổi, chấm dứt hợp đồng dân sự (từ Điều 423 đến Điều 427). Các quy định này đợc áp dụng chung cho tất cả các quan hệ hợp đồng, trong đó có hợp đồng trong các quan hệ kinh doanh, thơng mại, nh đã đợc xác định trong phạm vi điều chỉnh tại Điều 1 của Bộ luật.

So với Bộ luật Dân sự (1995), phần quy định về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự (2005) có hai điểm tiến bộ quan trọng: thứ nhất, nó bảo đảm và

khẳng định tính thống nhất của pháp luật về hợp đồng. Bộ luật có những quy định chung nhất về hợp đồng (luật chung) mang tính khái quát cao, thể hiện triệt để và rõ ràng hơn quyền tự do hợp đồng. Các quy định chung về hợp đồng trong Bộ luật đợc áp dụng chung cho tất cả các loại hợp đồng (không còn phân biệt hợp đồng dân sự với các loại hợp đồng khác nh hợp đồng kinh tế, hợp đồng thơng mại trớc đây). Điều này bảo đảm tính thống nhất của pháp luật hợp đồng, thể hiện sự nhất quán của Nhà nớc ta trong việc xây dựng môi trờng pháp lý ổn định, minh bạch cho việc phát triển nền kinh tế thị trờng. Thứ hai, Bộ luật Dân sự (2005) đã ngày càng bảo đảm quyền tự do hợp đồng. Cụ thể là quyền tự do thoả thuận, định đoạt của các bên đợc bảo đảm tốt hơn; loại bỏ những quy định ảnh hởng xấu đến quyền tự do định đoạt, tự do thoả thuận, nhất là đã loại bỏ những quy định mang tính chất quản lý hành chính thể hiện sự can thiệp của Nhà nớc vào quan hệ hợp đồng, tôn trọng và phát huy quyền tự thoả thuận, tự quyết định của các chủ thể [4, tr.4]. Ngoài việc tiếp tục kế thừa và khẳng định những nguyên tắc cơ bản trong giao kết hợp đồng, nhất là nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội (Điều 4, Điều 389). Nguyên tắc này thể hiện một bớc tiến bộ quan trọng trong việc bảo đảm quyền tự do, thoả thuận hợp đồng của các bên. Từ chỗ Bộ luật Dân sự (1995) (Điều 7, Điều 10, Điều 395) chỉ ghi nhận quyền tự do hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật, Bộ luật Dân sự (2005) đã khẳng định cụ thể các bên đợc quyền tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận không vi phạm điều cấm của pháp luật. Đây là những quy định, nguyên tắc thể hiện cao nhất việc bảo đảm quyền tự do hợp đồng.

Ngoài các quy định chung về hợp đồng, Bộ luật Dân sự (2005) cũng quy định một số loại hợp đồng chuyên biệt có tính ổn định trong nền kinh tế (gồm 13 loại hợp đồng thông dụng đợc quy định tại chơng XVIII từ Điều 428 đến Điều 593, trong đó có các loại hợp đồng thơng mại, nh: hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng cho thuê tài sản, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng vận chuyển, hợp

đồng bảo hiểm… Ngoài các loại hợp đồng này, còn có các loại hợp đồng thơng mại khác đợc quy định cụ thể hơn trong các văn bản luật chuyên ngành khác điều chỉnh các hoạt động thơng mại có tính chất đặc thù, nh: mua bán hàng hoá, cho thuê hàng hoá, dịch vụ….(quy định trong Luật Thơng mại 2005), hợp đồng trong hoạt động tín dụng (quy định trong Luật Các tổ chức tín dụng), các hợp đồng trong hoạt động hàng hải (Bộ luật Hàng hải), các hoạt động đầu t theo quy định của Luật Đầu t (2005)…

2) Luật Thơng mại (2005) trong việc bảo đảm quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thơng mại

Luật Thơng mại (2005) tiếp tục khẳng định đờng lối và chính sách nhất quán của Nhà nớc đối với việc phát triển hoạt động thơng mại trong nền kinh tế thị trờng, theo hớng ngày càng bảo đảm quyền tự do hợp đồng. Các quy định của luật này đợc sửa đổi càng phù hợp hơn với các nguyên tắc, chuẩn mực cơ bản của pháp luật thơng mại quốc tế, trong điều kiện tự do hoá thơng mại và hội nhập kinh tế. Điều này thể hiện ở những nội dung cơ bản sau:

Một là, để bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật về hợp đồng,

Điều 4 Luật Thơng mại (2005) đã quy định cụ thể nguyên tắc cơ bản về áp dụng Luật Thơng mại và pháp luật có liên quan: “1. Hoạt động thơng mại phải tuân theo Luật Thơng mại và pháp luật có liên quan. 2. Hoạt động thơng mại đặc thù đợc quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của luật đó. 3. Hoạt động th- ơng mại không đợc quy định trong Luật Thơng mại và trong các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự”. Xét về tính hệ thống, quy định này bảo đảm tính thống nhất của pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ hợp đồng trong hoạt động thơng mại, bảo đảm nguyên tắc điều chỉnh pháp luật giữa Bộ luật Dân sự - đóng vai trò là luật chung với Luật Thơng mại và các luật chuyên ngành. Nó tạo ra cơ sở pháp lý nhằm khắc phục sự thiếu thống nhất, mâu thuẫn của pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam trớc đây và tạo ra khả năng vận dụng triệt để nguyên tắc tự do thoả thuận hợp đồng trong hoạt động thơng mại.

Hai là, Luật Thơng mại (2005) quy định về hợp đồng thơng mại có

những điểm mới thể hiện ở việc mở rộng phạm vi điều chỉnh thông qua việc mở rộng (a) đối tợng chủ thể và (b) phạm vi áp dụng:

a) Về chủ thể: Luật Thơng mại (2005) quy định phạm vi chủ thể hợp

đồng trong hoạt động thơng mại rộng hơn. Điều 2 Luật Thơng mại (2005) quy định đối tợng áp dụng của Luật Thơng mại là: thơng nhân hoạt động thơng mại; tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thơng mại; và cá nhân hoạt động thơng mại một cách độc lập, thờng xuyên không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của Chính phủ. Nh vậy, có thể suy ra, chủ thể hợp đồng trong hoạt động thơng mại theo Luật Thơng mại (2005) bao gồm: thơng nhân hoặc ít nhất một bên là thơng nhân. Ngoài ra, có thể bao gồm giữa cá nhân hoạt động thơng mại một cách độc lập, thờng xuyên không phải đăng ký kinh doanh nhằm thực hiện các hoạt động thơng mại theo quy định của Luật Thơng mại (2005). Điều này cho thấy sự phát triển của Luật Thơng mại (2005) so với Luật Thơng mại (1997) ở chỗ: không nhấn mạnh yếu tố chủ thể (thơng nhân) mà nhấn mạnh đến yếu tố hoạt động thơng mại (đối tợng của hợp đồng). Quy định này đã mở rộng phạm vi điều chỉnh cũng nh khả năng áp dụng của Luật Thơng mại đối với các hoạt động thơng mại, ngày càng bảo đảm quyền tự do hợp đồng của các chủ thể kinh doanh.

b) Về phạm vi hợp đồng: Luật Thơng mại (2005) đã xác định phạm vi

điều chỉnh các quan hệ hợp đồng thơng mại rộng hơn so với Luật Thơng mại (1997) thông qua việc mở rộng phạm vi khái niệm thơng mại. Khoản 1 Điều 3 Luật Thơng mại (2005) quy định: “hoạt động thơng mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu t, xúc tiến th- ơng mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. Các hợp đồng thơng mại đợc Luật Thơng mại điều chỉnh ở các quy định cụ thể trong Luật Thơng mại bao gồm: hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng dịch vụ khuyến mại, hợp đồng dịch vụ quảng cáo thơng mại, hợp đồng dịch vụ trng bầy, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ, hợp đồng đại diện cho thơng nhân, môi giới thơng

mại, hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá, hợp đồng đại lý và một số loại hợp đồng khác, nh: gia công trong thơng mại, đấu giá hàng hoá, đấu thầu hàng hoá, dịch vụ, dịch vụ logistics, dịch vụ quá cảnh hàng hoá, dịch vụ giám định, cho thuê hàng hoá, nhợng quyền thơng mại.

Ngoài các hợp đồng trên, theo Khoản 1 Điều 3 thì các hợp đồng khác nhằm thực hiện “các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác” cũng chịu sự điều chỉnh của Luật Thơng mại (2005). Tuy nhiên, Luật Thơng mại (2005) cha quy định cụ thể “các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác đợc hiểu là những hoạt động nào? là các hoạt động đợc quy định tại chơng VI Luật Thơng mại năm 2005, hay các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả các hoạt động có mục đích sinh lợi trong nền kinh tế, kể cả những hoạt động không đợc quy định trong Luật Thơng mại năm 2005.

Ngoài ra, phạm vi áp dụng của Luật Thơng mại (2005) còn đợc mở rộng ở khái niệm hàng hoá. Khoản 2 Điều 3 Luật Thơng mại (2005) quy định: “Hàng hoá bao gồm: a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tơng lai; b) Những vật gắn liền với đất đai”. Khái niệm hàng hoá này có nội hàm rộng hơn khái niệm hàng hoá đợc định nghĩa theo phơng pháp liệt kê tại Khoản 3 Điều 5 Luật Thơng mại (1997). Khái niệm hàng hoá theo Luật Thơng mại (2005) đã đợc mở rộng, bao quát hơn, tiếp cận gần hơn khái niệm tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự. Nhng nó vẫn còn có điểm hạn chế ở chỗ: cha bao quát đợc hết các loại tài sản đợc phép đa vào lu thông trên thị trờng (ví dụ: tất cả các loại bất động sản (trừ đất đai), giá trị quyền sử dụng đất).

Ba là, Luật Thơng mại (2005) đã khẳng định những nguyên tắc cơ bản

của hoạt động thơng mại trong nền kinh tế thị trờng, mở rộng quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thơng mại và ngày càng phù hợp hơn với các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế. Điều này đợc thể hiện qua các nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, ngoài việc tiếp tục khẳng định lại một cách cụ thể, rõ ràng các

nguyên tắc: “nguyên tắc bình đẳng trớc pháp luật của thơng nhân trong hoạt động thơng mại” (Điều 10); “nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt

động thơng mại” (Điều 11); “nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của ngời tiêu dùng” (Điều 14), Luật Thơng mại (2005) đã quy định mới các nguyên tắc hết sức quan trọng trong hoạt động thơng mại, nh: “Nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thơng mại đợc thiết lập giữa các bên” (Điều 12); “Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thơng mại” (Điều 13); “Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thơng mại” (Điều 15). Các nguyên tắc này đã thể hiện những nội dung quan trọng nhất của quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thơng mại. Nó đã tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng bảo đảm quyền tự do kinh doanh, tự do hợp đồng đã đợc quy định trong Hiến pháp 1992 và Bộ luật Dân sự (2005). Nó làm cho pháp luật hợp đồng của Việt Nam phù hợp hơn với các nguyên tắc, chuẩn mực cơ bản của pháp luật thơng mại quốc tế trong điều kiện tự do hoá thơng mại hiện nay.

Thứ hai, Luật Thơng mại (2005) đã quy định cụ thể nguyên tắc cơ bản về

áp dụng Luật Thơng mại và pháp luật có liên quan. Nó tạo ra cơ sở pháp lý nhằm khắc phục sự thiếu thống nhất, mâu thuẫn của pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam trớc đây và tạo ra khả năng vận dụng nguyên tắc tự do thoả thuận hợp đồng trong trong hoạt động thơng mại.

(3) Các văn bản pháp luật chuyên ngành trong việc bảo đảm quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thơng mại

Văn bản pháp luật chuyên ngành là các văn bản pháp luật có các quy phạm pháp luật quy định về các loại hợp đồng trong các hoạt động thơng mại đặc thù mà Luật Thơng mại cha quy định hết, ví dụ: trong hoạt động hàng hải, tín dụng ngân hàng, bảo hiểm, xây dựng, vận tải hàng không, bu chính viễn thông, chứng khoán, đầu t… Chính vì thế, ngoài Bộ luật Dân sự, Luật Thơng mại, lĩnh vực hợp đồng còn chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật chuyên ngành khác nh: Bộ luật Hàng hải, Luật Hàng không dân dụng, Luật Đờng sắt, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Điện lực, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Pháp lệnh Bu chính Viễn thông, Luật Đầu t, Pháp lệnh Giá… Có thể chia các văn bản này thành hai nhóm: (a) các văn bản điều chỉnh các lĩnh vực hoạt động th-

ơng mại và (b) các văn bản pháp luật điều chỉnh các hoạt động kinh doanh thơng mại mang tính chất chuyên ngành.

a) Các văn bản điều chỉnh các lĩnh vực hoạt động thơng mại bao gồm: Luât Đầu t, Luật Doanh nghiệp, Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 Quy định chi tiết thi hành Luật Thơng mại về hàng hoá dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện, Luật Doanh nghiệp nhà nớc, Luật Hợp tác xã, Luật Giao dịch điện tử, Luật Cạnh tranh, Pháp lệnh Giá, Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi ngời tiêu dùng, Pháp lệnh về Chất lợng hàng hoá, Luật Phá sản… Các văn bản pháp luật này có ý nghĩa đặc biệt trong việc xác nhận tính hợp pháp của các hoạt động thơng mại nói chung, quan hệ hợp đồng trong hoạt động thơng mại nói riêng, thông qua các chế định, quy định, nguyên tắc xác định địa vị pháp lý của các doanh nghiệp, t cách chủ thể kinh doanh trong hoạt động thơng mại, tính hợp pháp về nội dung, mục đích của hợp đồng.

Một phần của tài liệu Quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại ở Việt Nam (Trang 81 - 92)