Về quyền lựa chọn phơng thức giải quyết tranh chấp hợp đồng

Một phần của tài liệu Quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại ở Việt Nam (Trang 128 - 134)

Về nguyên tắc, các bên trong hợp đồng có quyền lựa chọn hình thức, cơ quan giải quyết tranh chấp hợp đồng. Nói cách khác, hình thức giải quyết tranh chấp, cơ quan đứng ra giải quyết tranh chấp, nơi giải quyết tranh chấp hợp đồng

thơng mại... phụ thuộc vào sự thoả thuận của các bên. Khi có tranh chấp, các bên có thể tự quyết định việc giải quyết bằng một trong các hình thức nh: Thơng l- ợng, hoà giải, trọng tài hoặc toà án. Quy định này đợc thể hiện tại Điều 317 Luật Thơng mại (2005). Tuy nhiên, khi nghiên cứu các văn bản pháp luật chuyên ngành cho thấy, một số văn bản quy định thủ tục giải quyết tranh chấp không bảo đảm quyền tự do lựa chọn phơng thức giải quyết tranh chấp hợp đồng, quyền tự định đoạt của các bên trong qua trình giải quyết tranh chấp. Còn có văn bản quy định các bên phải thực hiện một khâu giải quyết trung gian bởi cơ quan quản lý nhà nớc chuyên ngành, trớc khi tranh chấp đợc đa ra Toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Quy định này đợc thể hiện rõ trong Luật Điện lực, Pháp lệnh Bu chính, Viễn thông…

Theo Nghị định số 160/2004/NĐ-CP ngày 03/9/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bu chính, Viễn thông về viễn thông, việc giải quyết tranh chấp giữa các doanh nghiệp viễn thông về kết nối nh sau (Điều 69):

1. Các doanh nghiệp viễn thông có quyền yêu cầu Bộ Bu chính, Viễn thông giải quyết tranh chấp liên quan đến kết nối các mạng viễn thông công cộng;

2. Bộ Bu chính, Viễn thông xem xét, quyết định tiến hành giải quyết tranh chấp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đợc văn bản đề nghị giải quyết tranh chấp của doanh nghiệp. Trờng hợp không tiến hành giải quyết tranh chấp, Bộ Bu chính, Viễn thông có trách nhiệm trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do cho doanh nghiệp biết.

3. Việc giải quyết tranh chấp đợc tiến hành theo trình tự sau đây:

a) Bộ Bu chính, Viễn thông tổ chức hiệp thơng giữa các bên. Thời hạn hiệp thơng giữa các bên tối đa không qua 60 ngày kể từ ngày Bộ Bu chính, Viễn thông quyết định tiến hành giải quyết tranh chấp;

b) Nếu sau hiệp thơng, các bên vẫn không đạt đợc thoả thuận thì Bộ Bu chính, Viễn thông sẽ đa ra quyết định giải quyết tranh chấp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc hiệp thơng. Sau khi Bộ Bu chính, Viễn thông đa ra quyết định giải quyết tranh chấp:

- Hai bên tranh chấp phải thi hành quyết định giải quyết tranh chấp; - Trờng hợp doanh nghiệp không nhất trí với quyết định giải quyết tranh chấp của Bộ Bu chính, Viễn thông, doanh nghiệp có thể tiếp tục yêu cầu giải quyết tranh chấp hoặc khởi kiện ra Toà để đợc giải quyết theo các quy định của pháp luật. Trong thời gian tiếp thục yêu cầu giải quyết tranh chấp hoặc khởi kiện ra Toà, hai bên vẫn phải tiếp tục chấp hành quyết định giải quyết tranh chấp của Bộ Bu chính, Viễn thông.

Khoản 5 Điều 23 Luật Điện lực quy định về việc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện liên quan đến thanh toán tiền điện đợc giải quyết nh sau: “5. Bên mua điện có quyền yêu cầu bên bán điện xem xét lại số tiền điện phải thanh toán. Khi nhận đợc yêu cầu của bên mua điện, bên bán điện có trách nhiệm giải quyết trong thời hạn mời lăm ngày. Trờng hợp không đồng ý với cách giải quyết của bên bán điện, bên mua điện có thể đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tổ chức việc hoà giải. Trong trờng hợp không đề nghị việc hoà giải hoặc hoà giải không thành, bên mua điện có quyền khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Trong thời gian chờ giải quyết, bên mua điện vẫn phải thanh toán tiền điện và bên bán điện không đợc ngừng cấp điện”.

Luật Điện lực còn quy định việc “giải quyết tranh chấp trên thị trờng điện lực” là một trong những nội dung điều tiết hoạt động điện lực và quản lý nhà n- ớc về hoạt động điện lực, đợc thực hiện bởi cơ quan quản lý nhà nớc về hoạt động điện lực và sử dụng điện (Điểm l Khoản 1 Điều 66 Luật Điện lực; Khoản 11 Điều 35 Nghị định số105/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực).

Việc quy định mang tính bắt buộc về thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng qua khâu trung gian là cơ quan quản lý nhà nớc có những bất cập sau: thứ

nhất, nó làm hạn chế quyền tự do lựa chọn phơng thức giải quyết tranh chấp

hợp đồng. Hai là, nó trái với quy định của Luật Thơng mại (2005) về nguyên tắc giải quyết tranh chấp thơng mại (Điều 317). Ba là, trên thực tế, quá trình giải quyết theo thủ tục hành chính này không mang tính khách quan do việc giải quyết tranh chấp đợc thực hiện bởi cơ quan quản lý nhà nớc (không phải thủ tục t pháp). Do vậy, quyết định giải quyết thờng mang yếu tố chủ quan của chủ thể quản lý. Bốn là, quy định này thể hiện sự can thiệp của cơ quan quản lý nhà nớc vào quan hệ hợp đồng trong quá trình giải quyết tranh chấp, không phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế trong nền kinh tế thị trờng. Việc quy định thêm một khâu giải quyết trung gian trớc khi các bên có quyền tự do lựa chọn phơng thức giải quyết tranh chấp hợp đồng làm kéo dài quá trình giải quyết tranh chấp, ảnh hởng xấu đến lợi ích của các chủ thể. Trong thực tế, việc giải quyết tranh chấp vụ “Điện kế điện tử ở Thành phố Hồ Chí Minh” trong hoạt động điện lực, vụ giải quyết tranh chấp “kết nối mạng điện thoại di động giữa VNPT và Vietel” trong lĩnh vực viễn thông thời gian qua đã cho thấy điều này. Năm là, quy định trên trái với quy định của WTO về nguyên tắc giải quyết các tranh chấp thơng mại. Theo quy định của WTO, các cơ quan Chính phủ không đợc giải quyết các tranh chấp giữa doanh nghiệp với nhau trong hoạt động thơng mại. Trờng hợp có tranh chấp thơng mại sẽ giải quyết bởi Trọng tài thơng mại, Toà án hoặc theo quy định khi hai doanh nghiệp giao kết hợp đồng [13, tr.76].

Kết luận chơng 2

1. Quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thơng mại ở nớc ta có quá trình phát triển qua từng giai đoạn, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội. Với việc ban hành Bộ luật Dân sự (2005), Luật Thơng mại (2005), hệ thống pháp luật về hợp đồng hiện nay so với trớc đây đã tơng đối đầy đủ, thống nhất theo hớng ngày càng bảo đảm quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thơng mại. Bộ luật Dân sự (2005) (đóng vai trò là luật chung) quy định những những vấn đề chung về hợp đồng. Luật Thơng mại (2005) và các văn bản luật chuyên ngành, với tính chất là luật chuyên ngành, quy định về các điểm đặc thù về hợp đồng và quyền tự do hợp đồng trong các lĩnh vực hoạt động thơng mại.

Bên cạnh những u điểm, hệ thống pháp luật hợp đồng nớc ta còn có những hạn chế gây ảnh hởng xấu đến quyền tự do hợp đồng, nh: (i) Tính thiếu thống nhất của những quy định về hợp đồng trong Luật Thơng mại (2005), các văn bản pháp luật chuyên ngành so với Bộ luật Dân sự (2005) (nhất là các văn bản đợc ban hành trớc Bộ luật Dân sự (2005). Điều này thể hiện qua các nội dung sau: một số văn bản pháp luật chuyên ngành đã đặt ra các quy định về điều kiện chủ thể, điều kiện về hình thức, nội dung, giải quyết tranh chấp hợp đồng làm hạn chế quyền tự do hợp đồng trong một số lĩnh vực thơng mại nhất định; một số luật chuyên ngành còn lặp lại những quy định chung về hợp đồng đã đợc đề cập trong Bộ luật Dân sự đã tạo ra sự phức tạp trong giao kết hợp đồng; còn có những quy định về hợp đồng cha đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trờng và hội nhập quốc tế. Điều này thể hiện ở nhiều quy định pháp luật về hợp đồng còn có nội dung thể hiện sự can thiệp của cơ quan hành chính vào các quan hệ thơng mại và cha phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của WTO.

2. Qua phân tích, đánh giá các quy định pháp luật cụ thể về quyền tự do hợp đồng của các chủ thể kinh tế trong hoạt động thơng mại và thực tiễn thi hành các quy định này cho thấy: Bên cạnh những quy định bảo đảm quyền tự do

hợp đồng của các chủ thể, một số quy định về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự (2005), Luật Thơng mại (2005) và các Luật chuyên ngành khác còn có những hạn chế ảnh hởng đến quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thơng mại. Điều này thể hiện qua các nội dung: (i) Pháp luật hợp đồng của Việt Nam còn thiếu các quy định bảo vệ quyền tự do hợp đồng, nhất là các quy định xử lý các hợp đồng mẫu, các "điều khoản thơng mại chung" do các doanh nghiệp đặt ra có nội dung vi phạm nguyên tắc tự do hợp đồng và nguyên tắc "công bằng" trong quan hệ hợp đồng; (ii) Nhiều quy định của Bộ Luật Dân sự (2005) hạn chế quyền tự do hợp đồng, nhất là quy định về hình thức hợp đồng, nội dung hợp đồng…; (iii) Sự thiếu thống nhất, mâu thuẫn giữa các quy định về hợp đồng trong các văn bản pháp luật chuyên ngành so với các quy định của Bộ luật Dân sự (2005), nh: các quy định về hợp đồng trong các văn bản: Luật Kinh doanh bảo hiểm (2000), Luật Điện lực (2004), Pháp lệnh Bu chính, Viễn thông (2002), Pháp lệnh Giá (2002); (iv) Việc cha quy định cho Toà án có quyền giải thích pháp luật hợp đồng trong quá trình xét xử và án lệ là nguồn của pháp luật hợp đồng cũng là hạn chế trong việc bảo đảm quyền tự do hợp đồng trong thực tiễn…

Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trờng định hớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, trớc những đòi hỏi của yêu cầu hội nhập quốc tế, những hạn chế của pháp luật hợp đồng về bảo đảm quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thơng mại ở nớc ta đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với việc bổ sung, hoàn thiện kịp thời, nhằm ngày càng bảo đảm quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thơng mại và đáp ứng yêu cầu hội nhập của nền kinh tế.

Chơng 3

Phơng hớng và giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền tự do hợp đồng trong hoạt động th-

ơng mại ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại ở Việt Nam (Trang 128 - 134)