QUAN HỆ GIỮA NGỮ PHÁP VÀN GỮ NGHĨA

Một phần của tài liệu Phạm trù nội động/ ngoại động trong tiếng Việt( so sánh với tiếng Anh) (Trang 52 - 56)

- Their discussion lasted three hours ‘Cuộc thảo luận của họ kéo dài ba giờ’.

17 Nĩi một cách chặt chẽ, trong tiếng Anh, sự phân biệt giữa BN trực tiếp và BN gián tiếp cũng khơng thể hồn tồn dựa trên trật tự

1.6. QUAN HỆ GIỮA NGỮ PHÁP VÀN GỮ NGHĨA

Việc phân biệt VT NĐ và VT NgĐ, như mục 1.5.2 vừa trình bày, cần dựa vào cả cơ sở hình thức và ngữ nghĩa. Điều này đặt ra vấn đề mối quan hệ giữa bình diện ngữ pháp và bình diện ngữ nghĩa. Cơng lao đầu trong việc xem xét một cách hệ thống mối quan hệ này thuộc về các nhà kí hiệu học, ngơn ngữ học cuối thế kỷ XIX đầu XX. F. de. Saussure trong “Giáo trình ngơn ngữ học đại cương” đã đề cập tới quan hệ giữa mặt hình ảnh âm thanh (image acoustique) và khái niệm (concept) của kí hiệu, đề xuất cặp khái niệm ‘năng biểu’ (signifiant) và ‘sở biểu’ (signifié) để chỉ hai mặt của kí hiệu ngơn ngữ cũng như trình bày những đặc điểm cơ bản của kí hiệu [73, tr.120-126]. Các tác giả khác như Ch. Peirce, Ch. Morris,… tiến xa hơn bằng việc giới thiệu hệ thống lí thuyết về kí hiệu và mở rộng xem xét kí hiệu trên ba bình diện: kết học (syntactics), nghĩa học (semantics), dụng học (pragmatics) và xem xét chúng trong mối quan hệ cĩ tính quy định, tác động lẫn nhau [17, tr.46-47]. Nhìn từ gĩc độ này, quan hệ giữa ngữ pháp và ngữ nghĩa mới chỉ phản ánh một phần đặc tính vốn đa diện của kí hiệu ngơn ngữ; và ngược lại, quan hệ ngữ pháp và ngữ nghĩa cũng khơng phải đồng nhất với quan hệ giữa năng biểu với sở biểu theo cách hiểu của F. de Saussure. V. Kasevich đã rất đúng khi cho rằng: “mặt biểu thị (bao gồm những phương pháp tạo hình ngơn ngữ và cú pháp của kí hiệu) là khái niệm rộng hơn tập hợp của những cái biểu đạt” [42, tr.30]. Hầu hết các nhà ngơn ngữ học đều lưu ý phải cẩn trọng khi xem xét quan hệ giữa ngữ pháp và ngữ nghĩa trong ngơn ngữ. R. Jacobs viết: “khơng cĩ quan hệ một đối một giữa các đơn vị ngữ pháp và các đơn vị nghĩa vì ngữ pháp và ngữ nghĩa là hai hệ thống rất khác nhau với các đơn vị và quan hệ riêng của chúng” [167, tr.26]. L. Talmy đã phát biểu một cách hiển ngơn hơn: “Một tập hợp các nhân tố thuộc bình diện ngữ nghĩa cĩ thể được diễn đạt bởi chỉ một nhân tố thuộc về bình diện bề mặt hoặc một nhân tố thuộc về bình diện ngữ nghĩa cĩ thể được diễn đạt bởi một tập hợp các nhân tố thuộc về bình diện bề mặt.” [205, tr.57]. Rất nhiều nhà ngơn ngữ học khác cũng cĩ ý kiến tương tự ([10, tr.27-28]; [32, tr.6]; [46, tr.26]; [58, tr.220]; [136, tr.26]; [151, tr.135]; [181, tr.251]). Trong khi khẳng định khả năng bất xứng giữa ngữ nghĩa và hình thức, chúng ta cũng khơng thể phủ nhận cĩ rất nhiều tương ứng giữa hai bình diện này. Những tương ứng này thể hiện một cách đa dạng: cĩ những tương ứng cĩ thể thấy ở nhiều ngơn ngữ, cĩ tương ứng thấy rõ hơn ở một số ngơn ngữ cụ thể. Theo L. Tesnière dù giữa cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của câu cĩ tính độc lập của nĩ nhưng vẫn cĩ những liên hệ tương ứng. Về mặt nghĩa, câu là một màn kịch nhỏ gồm cĩ một sự kiện với những nhân vật và các hồn cảnh. Về mặt cấu trúc, một câu bao gồm một động từ, các diễn tố và các chu tố. Động từ biểu thị các sự kiện, các danh từ biểu thị các diễn tố cịn trạng từ biểu thị các tình huống diễn ra sự kiện như thời gian, địa điểm. Trong khi khảo sát mối quan hệ giữa các đơn vị của cú xét từ phương diện phản ánh thế giới kinh nghiệm (bình diện nghĩa), M. Halliday thấy chúng cĩ sự tương hợp rất cao với các phương tiện thể hiện trên bình diện ngữ pháp. Sự tương hợp được trình bày ở bảng dưới:

kiểu thành phần được hiện thực hĩa bởi (1) quá trình (2) các tham tố (3) chu cảnh cụm động từ cụm danh từ cụm trạng từ hay cú đoạn [29, tr.209]

Sự tương hợp này rút từ tiếng Anh nhưng cũng tồn tại ở nhiều ngơn ngữ khác. R. Jacobs cũng nêu ra một số “tương ứng thú vị” giữa hai bình diện này:

(i) Các mệnh đề trong hệ thống ngữ nghĩa được thể hiện bằng các cú trong hệ thống ngữ pháp. (ii) Các vị ngữ thường thể hiện bằng các (ngữ) động từ, các (ngữ) tính từ và (ngữ) danh từ, hoặc các (ngữ) giới từ.

(iii) Các tham tố thường được thể hiện bằng các ngữ danh từ hoặc cú.

(iv) Các vai chủ đề (thematic roles) cho thấy sự phù ứng một phần với các quan hệ ngữ pháp [167, tr.26].

Điều quan trọng là những tương ứng này nhiều khi cĩ tính bắt buộc, tạo ra những giới hạn lựa chọn, do đĩ, cho phép giải thích nhiều quy tắc ngữ pháp, tăng thêm cơ sở khách quan cho việc sử dụng đúng ngơn ngữ.

Nĩi chung quan hệ ngữ pháp – ngữ nghĩa là một mối quan hệ phức tạp. Nĩ gắn liền với những vấn đề sâu xa hơn như đặc thù và phổ quát trong ngơn ngữ; quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt; quan hệ giữa hình thức và nội dung; quan hệ giữa cấu trúc bề mặt và cấu trúc sâu, v.v. Trong nghiên cứu ngơn ngữ các thái độ sau đều là sai lầm: chỉ chú trọng nghiên cứu ở bình diện hình thức ngữ pháp mà xem nhẹ mặt nghĩa; cố gắng đi tìm quan hệ một đối một giữa hai bình diện này; lẫn lộn giữa hai bình diện: xem đơn vị hay quan hệ của bình diện này là đơn vị hay quan hệ của bình diện kia... Quả thật, “chừng nào mà người ta chủ trương rằng mọi đồng nhất hay khác biệt của cấu trúc ngữ pháp phải tương hợp với các đồng nhất hay khác biệt tương ứng về nghĩa (cho dù tế nhị và khĩ xác định), thì ta sẽ cĩ nguy cơ là việc miêu tả ngữ pháp hoặc miêu tả ngữ nghĩa, hay cả hai, sẽ bị sai lệch” và “khi mà nhà ngơn ngữ học bắt đầu quan tâm nghiêm túc đến ngữ nghĩa học thì ơng ta phải thấy rằng chỉ cĩ lợi khi phân biệt ngữ nghĩa và ngữ pháp về mặt phương pháp” [58, tr.220]. Vì thế cơng việc của nhà nghiên cứu ngơn ngữ phải là “phân giới một cách minh xác giữa mặt biểu thị và mặt được biểu thị, cũng như giữa các bình diện của từng mặt, vì cĩ như thế mới tránh được những lẫn lộn tiêu chuẩn khi xác định cương vị của các đơn vị và phạm trù trên từng bình diện” [32, tr.6]. Điều này cĩ nghĩa là chúng ta phải chú ý tới mối quan hệ cĩ tính chức năng giữa các bình diện. Mọi hình thức trong ngơn ngữ đều mang nghĩa và bất cứ một hình thức ngữ pháp nào cũng cĩ thể lí giải, ở mức độ nào đĩ, từ phương diện nghĩa [32, tr.14]. Xác định

đúng quan hệ giữa hai bình diện này khơng chỉ tránh được sự nhầm lẫn giữa chúng mà cịn giúp lí giải một cách cĩ cơ sở các biểu hiện, đặc điểm ở từng bình diện.

1.7. TIỂU KẾT

Chương 1 lần lượt trình bày những vấn đề lí luận cơ bản làm nền tảng cho việc khảo sát phạm trù NĐ/ NgĐ. Trong phần trình bày về khái niệm VT và phân loại VT, luận án chỉ nêu ra một số quan niệm tiêu biểu. Về việc phân loại VT, để vừa bảo đảm cĩ hệ thống vừa bảo đảm cĩ trọng tâm, luận án đã trình bày tổng quan một số cách phân loại trước khi nêu ra lối phân loại gắn với phạm trù NĐ/ NgĐ – phân loại VT dựa trên khả năng [±BN trực tiếp].

Mối quan hệ cú pháp giữa VT với các thành phần chức năng khác trong câu cĩ liên hệ mật thiết với cấu trúc nghĩa của VT vì thế chương 1 cũng bàn về tham tố và việc phân loại tham tố. Luận án chú ý nhiều đến sự phân biệt diễn tố và chu tố – một sự phân biệt cĩ liên quan với một đối lập khác cũng được thảo luận khá kĩ ở chương này là đối lập giữa BN và trạng ngữ.

Chương 1 cũng dành một phần đáng kể để trình bày về một số vấn đề loại hình và từ đĩ xác định những tiêu chí nào thuộc về loại hình học cĩ thể áp dụng vào việc nhận diện phạm trù NĐ/ NgĐ trong tiếng Việt.

Tiêu chí dùng để xác định phạm trù NĐ/ NgĐ là tiêu chí hình thức cú pháp. Việc dựa vào số lượng diễn tố, đặc tính các vai nghĩa là nhằm kiểm nghiệm kết quả phân loại do tiêu chí hình thức cú pháp đưa ra. Vai trị ‘phép thử’ của vai nghĩa đặc biệt cĩ tác dụng trong việc xác định tư cách cú pháp của VT trong những trường hợp mà dấu hiệu hình thức chưa đủ rõ. Ngồi ra vai nghĩa cũng cĩ tác dụng quan trọng trong việc phân chia VT bậc 2 (chia VT thành VT NgĐ [±điển hình], VT NĐ [±điển hình]).

Nĩi chung, chúng tơi đồng ý với quan niệm coi NĐ/ NgĐ là phạm trù ngữ pháp, nghĩa là nĩ phải được xác định dựa trên quan hệ cú pháp giữa VT với BN và mối quan hệ này cĩ thể nhận diện dựa vào những dấu hiệu hình thức. Tuy nhiên, sự đối lập NĐ/ NgĐ, như nhiều sự đối lập ngữ pháp khác, cĩ cơ sở sâu xa từ những phân biệt về ngữ nghĩa. Việc dùng vai nghĩa (số lượng và đặc tính) để nhận diện BN trực tiếp gĩp phần xác định chính xác tư cách cú pháp của VT khơng phải là sự lẫn lộn giữa hai bình diện ngữ pháp và ngữ nghĩa mà nĩ cho thấy cĩ những tương hợp, những liên hệ mật thiết giữa chúng. Rõ ràng, cĩ thể dùng những yếu tố thuộc về bình diện ngữ nghĩa để giải thích, bổ sung cho việc xác định cũng như miêu tả một phạm trù ngữ pháp như phạm trù NĐ/ NgĐ. Đây cũng chính là hướng đi được tiến hành trong các chương kế tiếp của luận án này.

Chương 2 PHM TRÙ NI ĐỘNG/ NGOI ĐỘNG TRONG TING VIT 2.1. NHỮNG ĐỐI LẬP CƠ BẢN GIỮA VT NĐ VÀ VT NgĐ 2.1.1. Đối lập VT NĐ/ VT NgĐ dựa trên tiêu chí hình thức cú pháp 2.1.1.1. VT NĐ xét t tiêu chí hình thc cú pháp (1) VT NĐ cĩ th t mình làm thành phn Thuyết

Các VT NĐ khi tự mình làm thành phần Thuyết cĩ thể kết hợp với phần Đề để tạo thành câu đơn hai thành phần tối giản mà khơng cần đến những thành phần khác. Về mặt cấu tạo, VT cĩ thể là một từ đơn hoặc từ phức. Sự kết hợp trực tiếp giữa Đề với VT kiểu này cho ta một câu trọn nghĩa – cĩ thể hiểu được mà khơng cần phải đặt trong ngữ cảnh (context). Phần lớn VT trong cấu trúc này là những VT trạng thái.

1. a. Hoa tàn.

b. Áo khơ.

c. Bé mệt.

Tuy nhiên, nhiều VT trạng thái khơng phải là VT NĐ. Dựa vào tiêu chí hình thức cú pháp, chúng vẫn cĩ BN trực tiếp (x. mục 2.1.1.2).

Ngồi phần đáng kể các VT trạng thái cĩ khả năng là VT NĐ trong câu đơn hai phần tối giản, rất nhiều VT hành động, VT quá trình, VT tư thế cũng cĩ thể tham gia vào cấu trúc này.

2. a. Chim hĩt.

b. Lan ngi.

c. Băng tan.

Trong tiếng Việt, cĩ khá nhiều VT NĐ được dùng theo cách NgĐ với một số điều kiện nhất định (x mục 2.2).

Nĩi chung VT NĐ tự mình làm phần Thuyết trong một câu đơn thường dễ nhận diện và ít gây tranh cãi. Trong câu trần thuật bình thường, chúng đứng sau phần Đề và khơng cĩ trạng ngữ, tuy nhiên, đơi khi cần cĩ một hư từ đi kèm.

3. a. Họ vềri.

Trong tiếng Việt sẽ khơng tự nhiên nếu ta nĩi ?Họ về hay ?Đầu hắn cúi vì thế sự xuất hiện của

rồi, xuống trong các câu trên là cần thiết.

(2) VT NĐ cĩ kết hp vi các thành phn ph

Ngồi hình thức VT NĐ tự mình làm thành phần Thuyết trong cấu trúc câu đơn hai phần tối giản, VT NĐ cĩ thể (và thường) được mở rộng bằng sự cĩ mặt của một số thành phần phụ.

4. a. Hắn ngủ trong 15 phút.

b. Giĩ thổi trên ngn cây.

c. Con vịt đứng bng mt chân.

d. Băng tan trên đỉnh núi.

Thành phần phụ cĩ thể được dán nhãn khác nhau tùy thuộc vào kiểu ý nghĩa mà chúng thể hiện. Các loại thành phần phụ của VT thường cung cấp thêm thơng tin về thời gian, địa điểm và cách thức (gọi chung là trạng ngữ). Xét về phương diện thơng tin, các thành phần này cĩ vai trị quan trọng bởi chúng thường chứa đựng cái mới. Tuy nhiên, xét về chức năng cú pháp, xét về tính chất mối quan hệ với VT, chúng lại chỉ là những thành phần phụ.

Ngồi hình thức cấu tạo phổ biến là một ngữ giới từ, trạng ngữ cịn cĩ thể xuất hiện dưới hình thức là một ngữ danh từ. Đây chính là trường hợp gây khĩ khăn cho việc xác định tư cách cú pháp của VT đứng trước nĩ. Những hiện tượng này sẽ được đề cập chi tiết trong mục 2.1.1.3.

2.1.1.2. VT NgĐ xét t tiêu chí hình thc cú pháp (1) VT NgĐ cĩ mt BN trc tiếp

Một phần của tài liệu Phạm trù nội động/ ngoại động trong tiếng Việt( so sánh với tiếng Anh) (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)