Đặc trưng cú pháp của VT trong cấu trúc “BN chỉ khách thể (+ bị, được) + VT”

Một phần của tài liệu Phạm trù nội động/ ngoại động trong tiếng Việt( so sánh với tiếng Anh) (Trang 107 - 110)

- VT chuyển động cĩ hướng kết hợp bổ ngữ chỉ vị trí

29 Dựa trên hướng phân tích này, một ngữ đoạn danh từ được xem là BN trực tiếp và một mệnh đề được xem làN gĐ nếu ngữ đoạn danh từ này cĩ thể xuất hiện với tư cách là chủ ngữ của cấu trúc bịđộng tương ứng Tiêu chí này thậm chí cịn được đánh giá cao hơn cả tiêu

2.3.2.2. Đặc trưng cú pháp của VT trong cấu trúc “BN chỉ khách thể (+ bị, được) + VT”

Một số tác giả cho rằng trong tiếng Việt dạng bị động được đánh dấu bằng việc cĩ mặt của bị,

được và sự đảo vị trí của BN chỉ khách thể lên vị trí Đề/ chủ ngữ ở trước VT. Thậm chí một số tác giả cịn cho rằng câu bị động trong tiếng Việt được tạo thành chỉ nhờ việc đảo vị trí của BN khách thể lên vị trí Đề/ chủ ngữ chứ khơng đề cập tới vai trị của bị, được [104, tr.181].

Theo chúng tơi cách gọi tên cấu trúc trên cần xem xét lại. Việc coi ngữ đoạn đầu trong cấu trúc trên là “BN chỉ đối tượng”là khơng hợp lí vì đã giả định VT phía sau là một VT NgĐ. Một cách khách quan, ngữ đoạn đầu tiên trong cấu trúc này nên gọi là “N” (ngữ đoạn danh từ) và nếu cần cĩ thể giải thích thêm đặc tính ngữ nghĩa của chúng (chẳng hạn, tham tố động vật).

Với cấu trúc này, chúng tơi tạm chia thành hai loại: (i) cấu trúc N là tham tố động vật; (ii) cấu trúc mà N là tham tố bất động vật.

Với cấu trúc câu “N (tham tố động vật) (+ bị/ được) + VT”, chúng tơi nhận thấy VT trong kiểu này cĩ thể là VT NĐ và cũng cĩ thể là VT NgĐ. Chẳng hạn:

91. a. Anh ấy được hc tiếng Đức.

a'. Anh ấy hc tiếng Đức.

b. Lan bịtrchuyến bay hơm nay.

b'. Lan tr chuyến bay hơm nay. c. Nam được ngi trên hàng ghếđầu.

c'. Nam ngi trên hàng ghếđầu.

VT trong các câu (a), (a’), (b), (b’) là những VT NgĐ, trong khi đĩ VT trong khi câu (c) và (c’) là những VT NĐ. Bị,được trong các câu (a), (b), (c) là những VT tình thái.

Trong cấu trúc “N (tham tố bất động vật) (+ bị/ được) + VT”, như ví dụ dưới, VT đứng sau VT tình thái bị, được là VT NĐ. Về phương diện nghĩa, VT trong kiểu câu này là VT trạng thái (x. mục 2.2).

92. a. Cuốn sách (được) đặt trên bàn.

b. Cơm (được) nu rồi.

c. Hàng hố (bị) tch thu hết.

Những VT ngơn liệu trong các câu trên (đặt, nấu, tịch thu), như vậy, là những VT cĩ hai cách dùng. Nằm trong cấu trúc cĩ N là tham tố động vật, những VT này cĩ tư cách là những VT NgĐ điển hình cịn khi nằm trong cấu trúc cĩ N là tham tố bất động vật, chúng là những VT được dùng theo cách NĐ. Đặc tính NĐ của những VT này sẽ hồn tồn thấy rõ khi chúng ta lược bỏ VT tình thái bị, được.

Trong mỗi cách dùng (NĐ hay NgĐ), những VT này đều bị chi phối bởi một số giới hạn ngữ nghĩa nhất định (x. mục 2.3.2.1).

2.4. TIỂU KẾT

Chương 2, chương trọng tâm của luận án, tập trung khảo sát những đối lập liên quan đến phạm trù NĐ/ NgĐ và những vấn đề hữu quan trong tiếng Việt.

Phần đầu của chương đề cập khái lược đặc điểm cú pháp của VT NĐ và VT NgĐ sau đĩ đi sâu khảo sát VT NĐ [±điển hình] và VT NgĐ [±điển hình]. Với các nhĩm VT NĐ và VT NgĐ điển hình, nhìn chung việc nhận diện cũng như phân loại thường ít gây tranh luận. Tùy mục đích cụ thể, nhĩm VT NĐ điển hình, VT NgĐ điển hình cĩ thể được phân chia nhỏ hơn. VT NgĐ kém điển hình là nhĩm được khảo sát khá chi tiết.

Qua khảo sát các kiểu VT NĐ, VT NgĐ trong tiếng Việt, chúng tơi nhận thấy khá nhiều VT cĩ thể tham gia vào những nhĩm VT khác nhau. Hiện tượng này dẫn đến việc xếp một số VT vào một nhĩm nào đĩ, về thực chất, là xếp một vài nét nghĩa của chúng vào các mơ hình cú pháp cĩ thể cĩ. T. Givĩn đã rất đúng khi khẳng định: “Chúng ta nĩi rằng một từ thuộc một loại cụ thể nào đĩ, cần phải hiểu là một nghĩa cụ thể của VT ấy thuộc loại đĩ” [152, tr.126].

Trong chương này, chúng tơi cũng đã khảo sát hiện tượng thay đổi diễn trị và quan hệ của nĩ đối với sự chuyển loại VT trong tiếng Việt. Quan hệ này là quan hệ đa chiều, bao gồm những hiện tượng sau:

– Rút gọn diễn trị kéo theo sự chuyển đổi tư cách cú pháp của VT; – Mở rộng diễn trị kéo theo sự chuyển đổi tư cách cú pháp của VT; – Thay đổi diễn trị khơng kéo theo sự thay đổi tư cách cú pháp của VT; – Thay đổi tư cách cú pháp của VT nhưng khơng cĩ sự thay đổi diễn trị.

Những biểu hiện này thể hiện mối quan hệ cơ bản trong ngơn ngữ: quan hệ giữa ngữ nghĩa với ngữ pháp; quan hệ giữa cấu trúc bề sâu với cấu trúc bề mặt, trong đĩ ngữ nghĩa, cấu trúc sâu thường đĩng vai trị chi phối. Hai hiện tượng đầu cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa hai bình diện, hai cấp độ; trong khi đĩ, hai hiện tượng sau, cho thấy tính độc lập tương đối của từng bình diện. Tĩm lại, nguyên nhân sâu xa của hiện tượng VT cĩ hai cách dùng chính là sự thay đổi cấu trúc tham tố mà nĩi một cách

giản đơn hơn, như E. Gordon & I. Krylova (1980), là do sự tồn tại của các VT đa nghĩa (polysemantic verbs). Một khi cịn hiện tượng VT đa nghĩa hiển nhiên sẽ tồn tại khả năng VT cĩ hai cách dùng.

Về những vấn đề cĩ liên quan với phạm trù NĐ/ NgĐ trong tiếng Việt, chương này tập trung vào hai vấn đề: phạm trù NĐ/ NgĐ và vấn đề “cấu trúc Đề-Thuyết”; phạm trù NĐ/ NgĐ và vấn đề “dạng/ câu bị động”.

Nĩi chung sự phân biệt NĐ/ NgĐ khơng phải bao giờ cũng cần phải đặt ra khi nghiên cứu tất cả các cấu trúc cú pháp tiếng Việt bởi hiện tượng câu khơng cĩ VT xuất hiện khá nhiều trong tiếng Việt. Với cấu trúc “N + N’ + V (+ N’’)” trong đĩ N cĩ quan hệ tham tố với VT, V luơn được xem là VT NgĐ, và N’’ (BN trực tiếp) đã được lược bỏ vì nĩ cĩ cùng sở chỉ với Đề. Hiện tượng BN trực tiếp vắng mặt trên bình diện cú pháp và ngữ danh từ đồng sở chỉ đảm nhiệm chức năng cú pháp cơ bản (Đề) trong câu cĩ thể xem là một đặc điểm nổi bật của cấu trúc cú pháp tiếng Việt.

Phần cuối của chương bàn về vấn đề ‘dạng/ câu bị động’ trong tiếng Việt. Luận án cho rằng, cấu trúc tương đương với kiểu câu bị động trong các ngơn ngữ cĩ phạm trù dạng chính là kiểu câu trạng thái trong tiếng Việt. VT trong những câu này, do đĩ, là những VT NĐ (và là VT trạng thái, xét theo nghĩa phản ánh sự tình). R. Jacobson khi bàn về ngơn ngữ đã cho rằng “các ngơn ngữ khác nhau chủ yếu là ở chỗ nĩ bị bắt buộc phải biểu đạt cái gì, chứ khơng phải ở chỗ nĩ cĩ thể biểu đạt cái gì” (x. [32, tr.263]). Tiếng Việt như bất kì ngơn ngữ nào khác, cĩ thể diễn đạt ý nghĩa bị động cũng như tất cả mọi kiểu ý nghĩa mà các ngơn ngữ khác cĩ thể diễn đạt. Tuy nhiên, tiếng Việt khơng cĩ những dấu hiệu hình thức ngữ pháp chuyên biệt cĩ tính bắt buộc để thể hiện ý nghĩa bị động, vì thế, tiếng Việt (ở trạng thái hiện tại) khơng cĩ dạng bị động với tư cách là một phạm trù ngữ pháp và trong tiếng Việt khơng cĩ sự đối lập ngữ pháp giữa dạng chủ động và dạng bị động.

Chương 3

Một phần của tài liệu Phạm trù nội động/ ngoại động trong tiếng Việt( so sánh với tiếng Anh) (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)