VT hành động chuyển tác

Một phần của tài liệu Phạm trù nội động/ ngoại động trong tiếng Việt( so sánh với tiếng Anh) (Trang 65 - 71)

Trong “Tiếng Việt – Sơ thảo ngữ pháp chức năng”, tác giả Cao Xuân Hạo đã dùng khái niệm chuyển tác để chỉ một trong các nhĩm VT hành động [32, tr.235-237], hướng đi này đã được Nguyễn Thị Quy chi tiết hố trong chuyên luận “Vị từ hành động trong tiếng Việt và các tham tố của nĩ” [71, tr.77-81; 111-147]. Đặc điểm của nhĩm VT này như sau. BN trực tiếp của chúng là những tham tố bị biến đổi, nghĩa là sự vật, người, hiện tượng trong vị trí BN cĩ sự thay đổi so với trước khi hành động (VT) của chủ thể (Đề) xảy ra. Trong những trường hợp thơng thường, các VT loại này thường bao gồm hai diễn tố. Nĩi chính xác hơn, về bản chất, một VT thuộc nhĩm này địi hỏi hai diễn tố: một diễn tố đĩng vai trị là Tác thể, một diễn tố đĩng vai trị là Bị thể biến đổi. Về dấu hiệu hình thức, trật tự phổ biến là:

Đề (Tác thể) + VT + BN (Bị thể biến đổi) (+ BN gián tiếp) 19. Nam sửa xe (cho Lan).

Trong cấu trúc này, BN gián tiếp khơng phải là yếu tố bắt buộc.

Mơ hình trên thường là bắt buộc trong những câu khẳng định, trần thuật. Tuy nhiên, vì những lí do dụng học, vị trí các diễn tố cĩ thể được thay đổi. Chẳng hạn, “Cột điện bị sét đánh kìa!”. Ở đây, diễn tố chỉ đối tượng (Bị thể biến đổi) đã được chuyển lên đầu câu, cịn trật tự Đề và VT thì vẫn giữ nguyên. Một kiểu câu khác thường làm cho sự xuất hiện các diễn tố khơng đầy đủ, đĩ là trường hợp trong các câu mệnh lệnh. Chẳng hạn, “Đánh chết nĩ đi!”. Diễn tố chỉ Tác thể lúc này vắng mặt. Ở đây, cần phải hiểu diễn tố theo cách mà M. Halliday dùng: diễn tố là tham tố cố hữu, cĩ sẵn trong nghĩa của VT nhưng khơng nhất thiết lúc nào cũng phải xuất hiện trên bề mặt câu nĩi (x. mục 1.2.2). Trong ví dụ 19, cĩ một diễn tố ngầm ẩn đĩng vai trị là Tác thể và là người giữ ngơi thứ hai trong ngữ cảnh giao tiếp trên.

– VT quá trình chuyn tác

Loại VT này, giống như VT hành động chuyển tác, cần một BN trực tiếp khơng cĩ giới từ. Về đặc điểm ngữ nghĩa, loại VT này cũng cần ít nhất hai diễn tố và Bị thể cũng cĩ biến đổi (bị tác động) so với trạng thái trước khi quá trình xảy ra. Tuy nhiên vai thứ nhất ở đây khơng phải là Tác thể chỉ người mà là một vai nghĩa mang đặc tính như là Lực (force) [32, tr.238-239], hay là một tham tố cĩ đặc tính tiềm năng (potentiality), theo cách dùng của W. Chafe [10, tr.139-140].

20. a. Giĩ mở tung cửa sổ.

Liên quan đến VT chuyển tác, cĩ một nhĩm VT chuỗi được hình thành từ một số VT thuộc các loại khác nhau. Chúng tơi xác định những VT chuỗi này được cấu tạo theo mơ hình “‘làm’ + X” trong đĩ cả làmX đều là những VT. Thực ra, kết cấu này đã được một số tác giả đề cập đến. Chẳng hạn, trong chuyên luận “Động từ trong tiếng Việt”, Nguyễn Kim Thản đã đề cập tới một kiểu tạo động từ ghép theo quan hệ chính phụ mà xét về mặt nghĩa tác giả gọi chúng là những động từ phức. Một trong số các ví dụ tác giả nêu ra cĩ liên quan đến kiểu tạo từ chúng tơi đang xét: làm già. Theo tác giả, về cấu trúc “giữa từ ghép loại này thì khơng xen gì được” – nghĩa là chúng cĩ cấu trúc chặt chẽ; và “xét về mặt nguồn gốc của các thành tố, A bao giờ cũng là động từ, cịn B nĩi chung là tính từ” [82, tr.48]. Trong ví dụ trên, A = làm, B = già. Nhận xét vừa dẫn mặc dù đúng với những trường hợp được nêu ra (coi thường, ăn non, ăn gian, làm già, v.v) nhưng chưa bao quát được các kiểu dạng vốn rất phong phú của cách tạo từ mà chúng ta sẽ đề cập. Như vừa nĩi ở phần trên, chúng ta khơng xét đến các kiểu tạo từ cĩ sử dụng yếu tố làm như làm ăn, làm lụng. Kiểu đầu là từ ghép đẳng lập và là từ phức; kiểu sau là từ

ghép chính phụ và là từ pha theo cách gọi của Nguyễn Kim Thản. Đối tượng chúng ta quan tâm là những VT chuỗilàm, nghĩa là cả làm và yếu tố theo sau (X) đều là VT. Dưới đây chúng ta sẽ lần lượt khảo sát đặc điểm ngữ nghĩa-cú pháp của X để xem cĩ thật sự tồn tại các quy tắc chi phối sự kết hợp giữa chúng với làm hay khơng và cũng để xem VT chuỗi tạo mới (làm+ X) cĩ đặc điểm cú pháp như thế nào.

+ Kết cu làm + VT tư thế. VT tư thế khi hoạt động ngồi cấu trúc cĩ làm bao giờ cũng kết hợp với Đề là tham tố động vật. Chúng cĩ thể là VT NĐ hoặc NgĐ.

21. a. Bát Lê cầm gươm […] cúi mặt đứng im. (Chém treo ngành, Nguyễn Tuân) b. Ngọc nhảy sang bên kia, nghiêng mình trên dịng nước.

(Hồn bướm mơ tiên, Khái Hưng)

Khi kết hợp các VT này với làm, chúng ta cĩ một chuỗi VT dường như khĩ được chấp nhận: 22. a. *Họlàm nghiêng hắn.

b. *Họlàm co chân.

Khi Đề của các VT như nghiêng, co, cúi, ngửa, v.v. là tham tố bất động vật, các VT này thường là VT NĐ nhưng lúc này chúng khơng cịn là VT tư thế mà là VT trạng thái:

23. Hai chiếc lọng vàng nghiêng phủ xuống lá cờ […]

(Khoa thi cuối cùng, Nguyễn Tuân)

Chỉ trong những trường hợp này, các VT nêu trên mới cĩ thể kết hợp với làm để tạo VT chuỗi: 24. Hố sụt làm nghiêng và chơn nguyên phần thân cây liễu.

Thực ra, nhĩm các VT nĩi trên, khi được được dùng theo nghĩa trạng thái, cĩ khả năng kết hợp rất hạn chế với làm (x. phần dưới).

Từ những trường hợp đã phân tích trên, chúng ta thấy, X trong kiểu cấu tạo làm + X” khơng bao giờ là VT tư thế.

+ Kết cu làm + VT trng thái. Khi hoạt động ngồi cấu trúc làm + X, các VT trạng thái (X) cĩ thể kết hợp với Đề là tham tố động vật hay bất động vật. X cĩ thể là VT NĐ hoặc VT NgĐ.

25. a. Con mèo này lười.

b. Hắn chánđời.

c. Lọ hoa v.

d. Thùng đầy nước.

Khi tham gia vào cấu trúc cĩ làm, X cùng với VT làm chuyển thành tiểu loại VT hành động. Lúc này Đề của VT chuỗi này cĩ thể là một tham tố động vật, một tham tố động vật tính (từ dùng của W. Chafe [10, tr.141]) hoặc tham tố mang đặc tính của một Khiến thể (causer). VT tạo mới này bao giờ cũng là VT NgĐ, nghĩa là nĩ cần phải cĩ một BN trực tiếp. BN này về phương diện ngữ nghĩa là tham tố hứng chịu trạng thái mà nghĩa của VT X thể hiện:

26. a.Nhưng cháu ở chùa làm phin cụ và làm khĩ nhc cho các chú tiểu […].

(Hồn bướm mơ tiên, Khái Hưng) b. Thấy hắn toan làm d cụđành dịu giọng… (Chí Phèo, Nam Cao)

Như đã đề cập ở mục kết cấu làm + VT tư thế, một số VT như nghiêng, nằm, ngồi, đứng, v.v. cĩ thể nằm ở hai tiểu loại. Chúng là VT tư thế khi chúng kết hợp với Đề là những tham tố động vật và là VT trạng thái khi chúng kết hợp với các Đề là tham tố bất động vật. VT chuỗi do kết hợp làm với các VT vừa nêu bao giờ cũng là VT NgĐ cĩ Đề là tham tố động vật:

27. Họlàm nghiêng bức tường.

Khi là tham tố bất động vật, Đề thường mang đặc tính của một Khiến thể: 28. Sĩng hất tung làm nghiêng đổ luơn cái đình làng.

(Ngơi nhà ác ơn, Dương Đình Hùng)

Cũng như trường hợp VT chuỗi cĩ Đề là tham tố động vật, VT chuỗi này cĩ thể tách ra tạo thành một kết cấu lỏng gồm hai BN trong đĩ X là một BN.

29. Trận mưa to […] đã làm 6 cây cổ thụ trên địa bàn Hà Nội đổ và nghiêng thân.

(http://cpv.org.vn)

Tuy nhiên, dường như việc chuyển nghĩa từ VT tư thế sang VT trạng thái (nghĩa là nhĩm các VT này khi kết hợp với Đề bất động vật) đã làm hạn chế khả năng kết hợp với làm. Các câu trong ví dụ sau

được coi là khơng tự nhiên:

30. a. *Ảo thuật gia làm đứng chiếc gậy trên tay.

b. *Người giúp việc đặt ngi bức tượng vào gĩc tường.

Cĩ lẽ sẽ tự nhiên hơn nếu chúng ta nĩi:

31. a. Ảo thuật gia gi chiếc gậy đứng trên tay.

b. Cơ bế thốc cháu lên bộ ván, đặtngi yên trên đùi mình, [...].

(Hịn đất, Anh Đức)

Trong nhĩm làm + VT trạng thái, cĩ một số VT dường như là những ngoại lệ: làm duyên, làm bộ, làm điệu, làm đỏm, làm dáng, làm căng, làm già, làm càn, làm ẩu, làm dữ, làm cứng, v.v. Khơng giống với những VT khác trong nhĩm, các VT chuỗi này vẫn là VT NĐ:

32. a. Cơ ấy làm duyên với mọi người. b. Bà ta thích làm dáng.

c.. Mình càng nhân nhượng thì hắn lại càng làm già. d. Tơi khơng thích làm căng với anh.

Giải thích những trường hợp này là việc khĩ. Theo chúng tơi, X trong các ví dụ trên là những VT trạng thái khơng mang tính thời đoạn [–durative]. Vì thế một số X trong nhĩm VT này khi cĩ thể mang nghĩa thời đoạn, tức được tri nhận như cĩ quá trình, thì chúng vẫn cĩ thể kết hợp với làm để tạo thành VT chuỗi NgĐ, tất nhiên, trong những trường hợp này, ý nghĩa của chúng đã cĩ sự chuyển đổi ít nhiều sang vùng nghĩa của các VT quá trình. Lúc này ngữ đoạn đứng sau VT chuỗi luơn là một tham tố bất động vật.

33. a. Nam làm căng sợi dây để treo quần áo.

b. Họ nung những cuộn thép này trong thời gian dài đểlàm già chúng.

+ Kết cu làm + VT quá trình. Khi ở ngồi cấu trúc cĩ làm, VT quá trình cĩ thể kết hợp với Đề là tham tố bất động vật hay động vật; chúng cũng cĩ thể là những VT NĐ hay VT NgĐ.

34. a. Đá tan.

b. Chiếc Titanic đang chìm dần.

c. Thằng bé mp ra từng ngày. d. Sĩng đẩy thuyền lên.

Trong trường hợp Đề là tham tố động vật, X hầu như khơng kết hợp với làm để tạo VT chuỗi. Câu dưới đây khơng tồn tại trong tiếng Việt:

35. *Thuốc bổlàm mp ra thằng bé từng ngày.

động. Khác với đặc tính của X, VT chuỗi được tạo mới kết hợp với Đề là tham tố động vật hoặc cĩ đặc tính của một Khiến thể. Và chúng bao giờ cũng là VT NgĐ:

36. a. Nam làm tanđá trong tủ lạnh.

b. Tảng băng khổng lồ va mạnh làm chìm chiếc Titanic xấu số.

c. Hắn đâu biết đã phá bao nhiêu cơ nghiệp, […] làm chy máu và nước mắt của bao nhiêu người lương thiện. (Chí Phèo, Nam Cao)

+ Kết cu làm + VT hành động.Theo cách phân loại truyền thống, X là VT “lưỡng tính” – tức là VT cĩ hai cách dùng: NĐ và NgĐ. Nĩ là VT NĐ khi Đề là một tham tố khơng phải là người (non- human):

37. Một gian hàng bé thuê lại của bà lão mĩm,[…] (Hai đứa trẻ, Thạch Lam)

Và nĩ là VT NgĐ khi Đề của nĩ là một tham tố người (human) hoặc tham tố cĩ thể hiểu dùng chỉ người:

38. a. Cháu đã thuê thằng Sang đi thay cháu.

(Tinh thần thể dục, Nguyễn Cơng Hoan)

b.Ủy ban thuê mấy anh thợđấu mỗi người ba ngàn […].

(Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Khắc Trường)

Khi X tham gia làm VT chuỗi thì VT được tạo mới bao giờ cũng là VT NĐ và vẫn thuộc tiểu loại VT hành động:

39. Lão làm thuêđể kiếm ăn. (Lão Hạc, Nam Cao)

Khơng giống như một số kiểu VT chúng tơi vừa đề cập, kiểu cấu tạo từ này cĩ khả năng sản sinh quá thấp. Cho đến nay, ngồi thuê, chúng tơi mới chỉ tìm được một VT khác gần nghĩa: mướn ([...] thầy bịn vườn đất với làm thuê làm mướn thêm cho người ta thế nào cũng đủăn[…]Lão Hạc, Nam Cao).

Dùng một VT kết hợp với làm để tạo VT chuỗi là một hiện tượng phổ biến trong tiếng Việt. Cho dù hiện tại chúng ta chưa tìm ra được những quy luật cĩ khả năng giải thích trọn vẹn, thuyết phục tất cả các trường hợp liên quan đến đặc điểm, phương thức tạo từ thú vị này nhưng cĩ những quy tắc nhất định chi phối chúng. Theo chúng tơi, những nhận xét sơ bộ sau là cĩ cơ sở.

Thứ nhất, X (VT cơ sở) trong kiểu tạo từ này khơng bao giờ là VT tư thế và cũng rất ít khả năng là VT hành động. Khơng tính đến VT tư thế, cơng thức chung khái quát đặc điểm cấu tạo cho các nhĩm VT cịn lại là làm + VT [–hành động] = VT chuỗi.

Thứ hai, ngồi vài ngoại lệ, VT chuỗi tạo mới và VT cơ sở khác nhau về tiểu loại. Nĩi cách khác, cĩ một sự chuyển tiểu loại xảy ra từ VT cơ sở khi chuyển sang VT chuỗi được tạo mới. Sự

chuyển loại này đi theo hướng từ VT [–hành động] sang VT [+hành động]. Giải thích điều này cĩ thể dựa vào cơ sở ngữ nghĩa: làm vốn là VT hành động, nĩ ngầm ẩn khả năng lựa chọn một tham tố động vật ở vị trí Đề, do đĩ, khơng kết hợp với những VT [+hành động]. Kết hợp với những VT [–hành động], làm sẽ mở rộng khả năng diễn đạt của các VT này.

Thứ ba, khi một VT cĩ sự chuyển nghĩa (hoặc chuyển tiểu loại), khả năng kết hợp với làm để tạo thành VT chuỗi cũng bị hạn chế.

Thứ tư, trong phần lớn các trường hợp, “làm + X” thường là VT NgĐ, nghĩa là cần một BN trực tiếp. Đề của VT chuỗi, xét về đặc tính ngữ nghĩa, thường là các tham tố động vật hoặc cĩ đặc tính của một Khiến thể.

Cuối cùng, chúng ta cũng thấy trong nhiều trường hợp VT chuỗi “làm + X + (ngữ) danh từ

được coi là tương đương với một kiểu diễn đạt khác, “làm + (ngữ) danh từ + X”, trong đĩ (ngữ) danh từ và X cĩ quan hệ Đề-Thuyết với nhau. Tuy nhiên hai cấu trúc này khơng phải là biến thể của nhau. Bởi vì ngồi một số cấu trúc “làm + X + (ngữ) danh từ cĩ thể chuyển sang cấu trúc “làm + (ngữ) danh từ + X” mà khơng cĩ sự thay đổi lớn về nghĩa (làm nghiêng, làm cong, làm đổ, v.v), một số VT khác khơng thể chuyển sang cấu trúc này (các VT chuỗi là VT NĐ: làm duyên, làm căng (với ai), làm già (với ai), làm nũng, làm càn, v.v).

Như vậy, những VT chuỗi “làm + X” cĩ thể dùng như VT NgĐ đều là những VT cĩ ý nghĩa tác động thuộc nhĩm VT chuyển tác và là những VT NgĐ điển hình.

(2) VT NgĐ kém đin hình

Như đã trình bày ở mục 1.2, VT cĩ thể được phân loại dựa trên cơ sở ngữ nghĩa. Cũng dựa trên cơ sở ngữ nghĩa nhưng một số tác giả lại chú ý đến mức độ thoả mãn tính “tác động” của VT đang xét, hoặc thoả mãn những đặc điểm về ngữ nghĩa của các vai nghĩa tham gia cấu trúc nghĩa của VT. Người đã đặt một dấu ấn nổi bật trên hướng đi này là P. Hopper và S. Thompson (1980). Thay cho việc đưa ra một hoặc một vài tiêu chí như ngữ pháp truyền thống đã áp dụng, các tác giả đã đưa ra một chùm mười tiêu chí để xác định tính NgĐ của VT (cụ thể x. mục 3.3) và điều này cũng đồng nghĩa với việc xem tính NgĐ của VT chỉ là tương đối – tùy theo mức độ thỏa mãn các tiêu chí [163, tr.252]. Cũng hướng đi trên, T. Givĩn đã sử dụng khái niệm NgĐkémđiển hình để chỉ những VT NgĐ cĩ BN khơng mang vai Bị thể (x. mục 1.2.2.1). Ơng đã đưa ra danh sách bảy nhĩm VT NgĐ kém điển hình sau.

(i) Những VT cĩ BN trực tiếp chỉ vị trí (locative direct object);

(ii) Những VT cĩ BN trực tiếp chỉ vị trí hoặc Tiếp thể và một Bị thể ngầm ẩn (implied patient); (iii) Những VT chỉ một phần chuyển động của chủ ngữ (a moving part of the subject);

(v) Những VT cĩ BN tương hỗ (reciprocal/ associative object); (vi) VT “have” (cĩ);

(vii) Những VT cĩ BN đồng căn (cognate object).

Khảo sát tiếng Việt chúng tơi nhận thấy cĩ một số khác biệt cả ở số lượng nhĩm và danh sách VT trong từng nhĩm. Cụ thể, VT NgĐ kém điển hình cĩ thể chia thành các nhĩm sau đây.

Một phần của tài liệu Phạm trù nội động/ ngoại động trong tiếng Việt( so sánh với tiếng Anh) (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)