VẤN ĐỀ DẠNG BỊ ĐỘNG, CÂU BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH

Một phần của tài liệu Phạm trù nội động/ ngoại động trong tiếng Việt( so sánh với tiếng Anh) (Trang 130 - 136)

V SC SC ’ DP P DP P turn DP P SC the lights

36 O (BN) được tác giả dùng khơng phải để chỉ BN với tư cách làm ột thành tố cú pháp mà với tư cách làm ột vai nghĩa A (Tác thể) và O là hai tham tố trong một cú cĩ hai tham tố.

3.4. VẤN ĐỀ DẠNG BỊ ĐỘNG, CÂU BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH

Do vai trị đặc biệt của dạng bị động và câu bị động trong tiếng Anh, cũng như những tranh luận liên quan trong tiếng Anh cũng như trong tiếng Việt, chúng tơi dành riêng phần này để thảo luận chi tiết.

Trong tiếng Anh, quan niệm về phạm trù dạng (voice) cĩ một số bất đồng. Một số tác giả cho rằng phạm trù dạng thể hiện khơng rõ ràng. Mc. Kewon cho rằng: “Nếu bây giờ lần đầu tiên ta bắt đầu

xây dựng một ngữ pháp cho tiếng Anh hiện đại, khơng cĩ kiến thức hay tham chiếu nào về các nhà cổ điển, thì cĩ thể khơng bao giờ ta giả định cĩ dạng bị động. Đối với tơi hình như là đáng ngờ rằng trong khẩu ngữ tiếng Anh hiện nay thật sự cĩ một điều như thế, và mặc dù vì lí do tiện lợi nên cĩ thể là tốt khi bảo lưu nĩ trong ngữ pháp của ta, tơi nghi ngờ khi người ta cho nĩ một vị trí ưu thế hồn tồn như nĩ đơi khi cĩ được.” (dẫn lại [58, tr.587]). Hầu hết các tác giả đều chấp nhận sự tồn tại của dạng bị động trong ngơn ngữ này, và cĩ thể nĩi khơng cĩ tài liệu ngữ pháp tiếng Anh nào khơng bàn về phạm trù này. Phạm trù này cũng được khảo sát từ rất nhiều đường hướng khác nhau: theo quan điểm Ngữ pháp truyền thống, theo quan điểm Ngữ pháp cải biến - tạo sinh, theo quan điểm Loại hình học cú pháp, theo quan điểm Ngữ pháp ngữ nghĩa chức năng (x. [20, tr.1-12]). Căn cứ vào yếu tố đánh dấu phạm trù bị động, bị động tiếng Anh thuộc nhĩm bị động vịng (periphrastic passive) – nghĩa là sự thể hiện phạm trù bị động phải cần đến cả yếu tố ngồi VT, tức cần đến các trợ VT.

Cĩ thể nĩi, dù được nhìn nhận từ những quan điểm khác nhau, nhưng rõ ràng dạng đã cĩ vai trị khá quan trọng trong hệ thống các phạm trù ngữ pháp của tiếng Anh. Nhiều tác giả đã lấy tiêu chí thể hay khơng thể tham gia vào cấu trúc bị động để phân loại VT (thành VT NĐ và VT NgĐ) [141, tr.344].

Về dấu hiệu nhận diện, dạng bị động thường được thể hiện bằng hình thức trợ VT to be kết hợp với hình thức quá khứ phân từ (past participle) của VT chính. Đơi khi hình thức to get hay (hiếm hơn là) to become, to grow, to turn cĩ thể dùng thay cho to be trong cấu trúc bị động. Tuy nhiên hai hình thức sau này ít dùng, bị giới hạn hơn và một số tác giả coi là khơng chuẩn mực. Hình thức trợ VT to be

được coi là mang sắc thái trung hịa và cĩ thể thay thế cho bất kì trợ VT cịn lại trong kết cấu bị động; trong khi đĩ, các trợ VT cịn lại thường chỉ được sử dụng trong một số hồn cảnh sử dụng và thường chứa đựng một hàm ý nào đĩ ([121, tr.176]; [147, tr.335]; [175, tr.237-239]; [200, tr.134-139]).

28. a. The house was built.

‘Căn nhà đã xây’ b. He gets killed.

‘Hắn ta bị giết’

c. John became admired by all.

‘John được mọi người ái mộ’

Trong những ngơn ngữ cĩ phạm trù bị động, phạm trù này thường được áp dụng cho VT NgĐ. Đa số VT NgĐ trong tiếng Anh đều cĩ hai dạng: chủ động (active voice) và bị động (passive voice).

29. a. She cleans this room every day.

‘Cơ ấy dọn phịng này mỗi ngày’ a'. This room is cleaned every day. ‘Căn phịng được dọn mỗi ngày’

b. They gave me the book.

‘Họ tặng tơi cuốn sách này’ b'. I was given the book. ‘Tơi được tặng cuốn sách này’

Tuy nhiên, dạng bị động của tiếng Anh khơng thể hiện đầy đủ, triệt để như một số ngơn ngữ biến hình tiêu biểu (chẳng hạn, tiếng Nga, tiếng Hi Lạp, v.v). Tính khơng điển hình, khơng triệt để thể hiện qua một số biểu hiện sau.

(i) Dạng bị động khơng chỉ áp dụng đến những VT NgĐ đơn (single transitive verbs) mà cịn áp dụng đến cả những VT kết hợpvới tiểu từ(x. mục 3.2.2.4).

30. a. The lights were turned on (by her).

‘Đèn đã được [cơ ấy] bật’

b. The room was cleaned (out).

‘Căn phịng này được dọn sạch’

c. These facts were come by only yesterday.

‘Những sự kiện này mới chỉđược biết hơm qua’

d. He was looked upon as a hero.

‘Anh ấy được ngưỡng mộ như một anh hùng’

VT trong các câu ở ví dụ trên đều cĩ kết hợp với tiểu từ. Những kiểu kết hợp này đều cùng xuất hiện trong cấu trúc bị động ([147, tr.265-268]; [175, tr.265]) và cĩ số lượng khá lớn trong tiếng Anh. Do mối quan hệ chặt chẽ, cĩ tính thành ngữ giữa VT với tiểu từ theo sau, những kết hợp này thường được xử lí như là những mục từ riêng trong các từ điển (x. mục 3.2.2.4).

(ii) Với một số VT cĩ hai BN (ditransitive verbs), cả hai BN đều cĩ thể đảm trách vị trí chủ ngữ trong cấu trúc bị động.

31. a. John gave her a new car.

‘John tặng cơ ấy một chiếc xe hơi mới’ b. She were given a new car.

‘Cơ ấy được tặng một chiếc xe hơi’

c. A new car was given to her.

‘Một chiếc xe hơi được tặng cho cơ ấy’

VT give cĩ hai BN: her (BN gián tiếp) và a new car (BN trực tiếp). Hai BN này lần lượt trở thành chủ ngữ trong câu (b) và (c).

Trong nhiều ngơn ngữ khác, chẳng hạn tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Italia, chủ ngữ trong cấu trúc bị động chỉ cĩ thể là BN mang vai Bị thể trong cấu trúc chủ động tương ứng [146, tr.306]. Nĩi cách khác, trong những ngơn ngữ này, chỉ cĩ một BN được xuất hiện ở vị trí chủ ngữ trong cấu trúc bị động mà thơi – và BN này cũng bị giới hạn về đặc tính nghĩa. M. Blokh (1983) khi bàn về vấn đề dạng trong tiếng Anh cũng cho rằng cả ba kiểu BN cơ bản (BN trực tiếp, BN cĩ giới từ, và BN chỉ người nhận) đều cĩ thể đảm nhận vị trí chủ ngữ của các cấu trúc bị động tương đương với cấu trúc chủ động [121, tr.99].

(iii) Trong tiếng Anh cũng tồn tại một số VT trung gian. Chúng là VT NgĐ khi nhận một BN trực tiếp, nhưng là VT NĐ khi khơng được dùng ở dạng bị động. Danh sách các VT này gồm

belong ‘thuộc về’, cost ‘tổn phí’, equal ‘tương đương’, fail ‘thất bại’, fit ‘thích hợp’, have ‘cĩ’,

lack ‘thiếu’, last ‘kéo dài’, measure ‘đo lường’, misgive ‘bối rối’, possess ‘sở hữu’, resemble

‘giống’, suit ‘phù hợp’, weigh ‘cân’ ([121, tr.177]; [159, tr.163]). 32. a. Mary resembles her father.

‘Mary giống cha cơ ấy’

a'.*Her father is resembled by Mary. b. That dress fits her perfectly.

‘Chiếc đầm đĩ rất thích hợp với cơ ấy’ b'.*She is fitted by that dress perfectly.

VT trong các câu (a), (b), (c), về mặt hình thức cĩ BN trực tiếp (her father, her) nhưng khơng thể tham gia vào cấu trúc bị động. Câu chứa hình thức bị động của những VT này khơng được chấp nhận trong tiếng Anh (các câu cịn lại).

(iv) Trong tiếng Anh cịn cĩ hiện tượng những cặp cấu trúc hồn tồn giống nhau đến nỗi khĩ mà xác định chúng là cấu trúc bị động hay cấu trúc chứa VT nối (to be) kết hợp với một quá khứ phân từ đảm nhận chức năng của một tính từ bổ nghĩa cho chủ ngữ (hiện tượng “bị động giả” – pseudo-passive).

33. a. You are mistaken.

‘Bạn nhầm rồi’

b. They were seized in their homes.

‘Họ bị bắt tại nhà’

c. The house was built by experts.

‘Căn nhà được các chuyên gia xây’ d. The house was built of wood.

Cùng hình thức giống nhau (đều cĩ dạng quá khứ phân từ) nhưng mistaken trong câu (a) được coi là tính từ đĩng vai trị bổ nghĩa cho chủ ngữ (subjective complement) trong khi ‘seized’ ở câu (b) được coi là hình thức phân từ cùng với were tạo dạng bị động. Với trường hợp (c), (d) tình hình cĩ vẻ phức tạp và khĩ phân định hơn. Cả hai câu đều chứa một kết hợp gồm to be đã chia ở ngơi 3 số ít (was) cộng với hình thức phân từ của to build. Việc xác định ở đây khơng thể dựa vào hình thức của VT mà phải dựa vào các thành phần khác của câu. Cụ thể, chúng ta chỉ cĩ thể xác định to be + VT (was built) ở câu (c) tạo thành dạng bị động nhờ phía sau kết hợp này cĩ một ngữ giới từ bắt đầu bằng giới từ by chỉ Tác thể; cịn trong câu (d), to be + VT (was built) khơng tạo thành dạng bị động vì ngữ đoạn giới từ phía sau chúng khơng phải là ngữ đoạn chỉ Tác thể. Ở đây, cả ngữ đoạn

was built of wood được coi là vị ngữ trong đĩ was cĩ vai trị là VT nối cịn built là phân từ được dùng như tính từ (và được bổ nghĩa bởi ngữ giới từ of wood) cĩ chức năng bổ nghĩa cho chủ ngữ. Trước tình huống lưỡng khả này, một số tác giả cho rằng phạm trù dạng cần phải coi là phạm trù của câu ([121, tr.183-184]; [167, tr.165-166]).

Những hiện tượng trình bày trên cho thấy khơng cĩ sự trùng khớp giữa VT NgĐ với những VT cĩ thể tham gia cấu trúc bị động và VT NĐ với những VT khơng thể tham gia vào cấu trúc bị động. Điều này đã khiến một số nhà nghiên cứu đề xuất một cặp khái niệm bổ sung cho việc miêu tả, phân loại VT tiếng Anh là nhĩm VT cĩ thể bị động hố (passivized verbs) và nhĩm VT khơng thể bị động hố (non-passivized verbs) [121, tr.177].

Trong tiếng Việt, như đã bàn ở mục 2.3.3.2, dạng bị động khơng tồn tại. Dù sao đi nữa, như tất cả các ngơn ngữ khác, tiếng Việt hồn tồn cĩ những phương thức để thể hiện mọi khái niệm, đối tượng, kiểu ý nghĩa trong đĩ cĩ ý nghĩa bị động. Cũng trong mục 2.2 khi bàn về hiện tượng thay đổi diễn trị và sự chuyển loại VT chúng tơi đã xử lí những VT phái sinh từ những VT hành động trong cấu trúc NgĐ (mà một số tác giả quan niệm là dạng chủ động) là VT trạng thái (mà một số tác giả quan niệm là dạng bị động). Như vậy, cấu trúc bị động trong tiếng Anh cĩ thể xem tương đương với một số cấu trúc câu chỉ trạng thái trong tiếng Việt. Sự chuyển dịch kiểu này phản ánh sự tương ứng bề sâu ngữ nghĩa của câu bị động với câu trạng thái. Ở bề sâu ngữ nghĩa, câu bị động cũng chính là một kiểu câu trạng thái, trong đĩ nĩ được sử dụng vì lí do dụng học, vì mục đích chủ đề hĩa. Cụ thể cấu trúc bị động (trong các ngơn ngữ cĩ dạng này) thường được sử dụng khi người nĩi khơng muốn đề cập đến Tác thể hoặc muốn nhấn mạnh kết quả do hành động đĩ mang lại, nhấn mạnh đến trạng thái của đối tượng (Bị thể), nhấn mạnh đến thực thể bị ảnh hưởng bởi hành động ([139]; [146]; [175]). Sự thiếu hụt các yếu tố chuyên dụng để biểu hiện phạm trù bị động khiến cho trong tiếng Việt chỉ cĩ thể dùng trật tự từ để thể hiện ý nghĩa bị động.

Những cấu trúc câu trạng thái trong tiếng Việt được xem tương ứng với câu trúc bị động trong tiếng Anh thường cĩ cấu trúc “NP1 (+ bị/ được) + V + NP2”. Trong đĩ ngữ đoạn danh từ đầu tiên (NP1) luơn cĩ đặc tính là một tham tố [–động vật]. Khi ngữ đoạn này là một tham tố [+động vật], chúng đã trở thành kiểu câu khác trong đĩ nếu bị/ được xuất hiện thì bị/ được chính là VT cĩ vai trị trung tâm về cú pháp.

Nếu phản ánh tương quan giữa câu bị động trong tiếng Anh với các cấu trúc tương đương trong tiếng Việt, ta cĩ mơ hình chuyển dịch tương đương sau.

Cấu trúc câu bị động trong tiếng Anh, gồm hai mơ hình: một mơ hình đầy đủ (bị động cĩ tác thể – agent passive); một mơ hình giản lược (bị động khơng cĩ tác thể – agentless passive):

(i) S + verb of being (hình thức chia của to be) + V-ed (PP) + by + NP (ngữđoạn danh từ mang vai Tác thể/ tức chủ ngữ trong cấu trúc tương ứng) (x. ví dụ 34a);

(ii) S + Verb of being + V-ed (PP). (x. ví dụ 34b)

Cấu trúc (i) sẽ được dịch sang tiếng Việt tương đương với một cấu trúc Đề - tiểu cú (tức tiểu Đề + tiểu Thuyết). Tiểu cú này chính là phần Thuyết của Đề. Diễn đạt theo hệ thống thuật ngữ truyền thống, cấu trúc (i) của tiếng Anh tương đương với cấu trúc chủ-vị trong tiếng Việt trong đĩ vị ngữ cĩ cấu tạo là một chủ-vị bị bao hàm (x. ví dụ 34a’).

Trong lối nĩi, viết trên các phương tiện truyền thơng gần đây, trật tự (i) được giữ nguyên, nghĩa là gồm cĩ Đề (chủ ngữ) (+ bị/ được) + VT + bởi + ngữ đoạn danh từ (Tác thể). Dù sao, chúng thường được coi là khơng tự nhiên, hoặc nếu được chấp nhận thì cũng cần thấy đĩ là một hiện tượng mới chỉ xuất hiện gần đây (x. ví dụ 34a’’).

Cấu trúc (ii) được dịch sang tiếng Việt tương đương một cấu trúc Đề-Thuyết trong đĩ VT cần được xem là VT trạng thái. Trong ví dụ 34b’, mở khơng được hiểu là một VT hành động mà được hiểu là một VT trạng thái: ‘ở trạng thái mở’.

Trong ví dụ dưới, chúng tơi mơ phỏng các hình thức tương đương trong hai ngơn ngữ. 34. a. The door is opened by John.

a'. Cửa (được) John mở rồi.

a’’. ?Cửa đã được mở bởi John.

b. The door is opened. b'. Cửa đã (được) mở.

Bị động trong tiếng Anh, như nhiều lần đã đề cập, được coi là hình thức phái sinh từ cấu trúc chủ động tương ứng. Cấu trúc bị động cĩ nhiều khác biệt về hoạt động cú pháp cũng như về phương diện ý nghĩa so với hai hình thức phái sinh khác rất gần gũi là cấu trúc cĩ VT khiển động (ergative verbs) và cấu trúc cĩ VT trung tính (middle verbs).

35. a. The door opened.

‘Cửa [đã] mở’

b. The shirt washes easily.

‘Áo sơ mi này dễ giặt’

Cấu trúc cĩ VT khiển động (a) và VT trung tính (b) giống nhau ở chỗ chúng mang ý nghĩa thụ động nhưng lại cĩ hình thức chủ động. VT khiển động tự mình kết hợp với chủ ngữ mà khơng cần đến một trạng từ hay những yếu tố bổ nghĩa khác như VT trung tính. Rất nhiều tác giả đã tìm hiểu, so sánh các cấu trúc này trong tiếng Anh. T. Chung (2000) cho rằng cả ba cấu trúc này cĩ thể phân biệt nhau dựa trên cấu trúc nghĩa: cấu trúc bị động cĩ một tham tố Tác thể vốn là tham tố ngoại tại cĩ thể xuất hiện như một tham tố tùy ý (xuất hiện trong ngữ đoạn cĩ by); cấu trúc khiển động khơng bao giờ cĩ tham tố Tác thể; trong khi đĩ, cấu trúc trung tính được xem cĩ một tham tố Tác thể lược bỏ (nghĩa là nĩ khơng được phép xuất hiện trên bề mặt cú pháp)39 [126, tr.413].

Ba loại cấu trúc trên khơng chỉ khác nhau về khả năng kết hợp các kiểu tham tố mà cịn khác nhau ở cả đặc điểm cú pháp. Chẳng hạn, VT trung tính chỉ dùng ở thì hiện tại trong khi đĩ VT khiển động cĩ thể dùng cả ở thì hiện tại, quá khứ và tiếp diễn, v.v.

Ba loại cấu trúc trên mặc dù đều thể hiện sự tình trạng thái nhưng giữa chúng cĩ những khác biệt tinh tế về ý nghĩa. Chẳng hạn, cấu trúc bị động thường nhấn mạnh đến trạng thái sự tình cụ thể; trong khi đĩ, cấu trúc chứa VT trung tính lại thường nhấn mạnh đến những đặc tính cố hữu của sự vật. Cấu trúc khiển động thường dùng để diễn tả trạng thái sự vật nhưng khơng liên quan gì đến một tác thể bên ngồi nào cả, v.v.

Trong tiếng Việt, về cơ bản, cả ba hình thức trên đều được thể hiện bằng một hình thức duy nhất đĩ là cấu trúc NĐ chứa VT chỉ trạng thái và tham tố ở vị trí Đề là một tham tố bất động vật (x. mục 2.2.1 và 2.3.1).

3.5. TIỂU KẾT

Việc so sánh các biểu hiện của phạm trù NĐ/ NgĐ trong hai ngơn ngữ Việt, Anh cho thấy những tương đồng và dị biệt quan trọng. Phạm trù này trong cả hai ngơn ngữ đều được xem là khơng điển hình. Tính khơng điển hình thể hiện ở sự tồn tại khá phổ biến những hiện tượng trung gian. Tính khơng điển hình cịn thể hiện ở sự tồn tại khá phong phú các biểu hiện của hiện tượng VT NgĐ và VT NĐ kém điển hình trong cả hai ngơn ngữ. Tiếng Anh đã cĩ sự thay đổi khá lớn giữa cấu trúc Đề-Thuyết với tư cách là cấu trúc nghĩa phản ánh cấu trúc mệnh đề so với cấu trúc chủ vị với tư cách là cấu trúc cú pháp; trong khi đĩ, mối quan hệ giữa giữa cấu trúc mệnh đề và cấu trúc cú pháp trong tiếng Việt cĩ

Một phần của tài liệu Phạm trù nội động/ ngoại động trong tiếng Việt( so sánh với tiếng Anh) (Trang 130 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)