ĐỐI CHIẾU PHẠM TRÙN ỘI ĐỘNG/ NGOẠI ĐỘNG TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TRONG TIẾNG ANH

Một phần của tài liệu Phạm trù nội động/ ngoại động trong tiếng Việt( so sánh với tiếng Anh) (Trang 110 - 112)

- VT chuyển động cĩ hướng kết hợp bổ ngữ chỉ vị trí

ĐỐI CHIẾU PHẠM TRÙN ỘI ĐỘNG/ NGOẠI ĐỘNG TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TRONG TIẾNG ANH

TRONG TING VIT VÀ TRONG TING ANH

3.1. CƠ SỞ VÀ MỤC ĐÍCH ĐỐI CHIẾU

Đối chiếu với các ngơn ngữ khác là thao tác cần thiết để nhận thức đầy đủ đặc điểm của một ngơn ngữ cụ thể. Việc đối chiếu đem lại kết quả là phát hiện về những tương đồng, dị biệt giữa các ngơn ngữ được đối chiếu. Qua nghiên cứu phạm trù NĐ/ NgĐ trong tiếng Anh, chúng tơi tìm thêm những luận cứ để biện giải cho phạm trù NĐ/ NgĐ trong tiếng Việt.

Xét từ phương diện loại hình, tiếng Việt và tiếng Anh cĩ nhiều khác biệt nhưng cũng cĩ một số tương đồng. Về khác biệt, tiếng Việt thuộc ngơn ngữ khơng biến hình (đơn lập), thiên chủđề trong khi đĩ tiếng Anh thuộc ngơn ngữ biến hình, thiên chủ ngữ. Tuy nhiên căn cứ vào trật tự sắp xếp các thành tố của câu, cả hai ngơn ngữ đều thuộc nhĩm ngơn ngữ SVO. Đi sâu hơn vào những đặc điểm cú pháp, cả hai ngơn ngữ này đều chia sẻ một số phạm trù chung trong đĩ cĩ phạm trù NĐ/ NgĐ. Đây là những cơ sở cần thiết và rất quan trọng cho việc đối chiếu giữa hai ngơn ngữ.

Việc đối chiếu tiếng Việt với tiếng Anh cĩ nhiều thuận lợi. Với tư cách là một trong những ngơn ngữ được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới, tiếng Anh đã được nghiên cứu khá kĩ lưỡng. Ngay cả trong những cơng trình nghiên cứu các ngơn ngữ khác trên thế giới, tiếng Anh cũng thường được dùng như là ngơn ngữ đối chiếu cơ bản. Điều này dẫn tới việc nghiên cứu các phạm trù cơ bản nĩi chung và phạm trù NĐ/ NgĐ trong tiếng Anh nĩi riêng đã cĩ những thành tựu nhất định. Vì thế, trong phần tiếp theo, luận án chỉ tập trung vào việc đối chiếu sự thể hiện phạm trù NĐ/ NgĐ trong tiếng Việt và tiếng Anh dựa trên một số tiêu chí cơ bản đã được đề cập trong mục 1.5.

3.2. ĐỐI CHIẾU PHẠM TRÙ NĐ/ NgĐ TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH TỪ

PHƯƠNG DIỆN CÁC ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH HỌC

Trong mục 1.4 và 1.5, chúng tơi đã cĩ dịp đề cập tới việc nhận diện phạm trù NĐ/ NgĐ từ phương diện loại hình học. Nhìn chung, các ngơn ngữ trên thế giới cĩ thể xác định phạm trù NĐ/ NgĐ từ một hoặc một vài tiêu chí sau:

(i) Dựa trên sự đánh dấu cách của một hoặc các ngữ đoạn chức năng (chủ ngữ [chủ ngữ NĐ/ chủ ngữ NgĐ], BN);

(ii) Dựa trên sự phù ứng của VT đối với các ngữ đoạn chức năng trên; (iii) Dựa trên trật từ các thành tố cú pháp trong câu;

(iv) Dựa vào sự cĩ mặt hoặc vắng mặt của giới từ (tức dựa trên tiêu chí [±BN trực tiếp]). Nĩi một cách chặt chẽ, sự vắng mặt hay cĩ mặt của giới từ cũng cĩ thể coi là một hình thức đánh dấu cách (tức thuộc về tiêu chí (i)). Khác chăng trong các ngơn ngữ biến hình tiêu biểu thì sự đánh dấu này nằm ngay trong các ngữ đoạn chức năng hoặc gắn với chúng như là các hình vị ràng buộc (các tiếp tố), cịn với các ngơn ngữ khác, chẳng hạn các ngơn ngữ đơn lập, ‘sự đánh dấu’ thể hiện chính ở sự cĩ mặt hay vắng mặt của giới từ. Tuy nhiên, để nhấn mạnh sự khác biệt của hai hình thức đánh dấu này chúng tơi tạm tách hình thức sau ra thành một tiêu chí riêng.

Dưới đây, chúng tơi sẽ lần lượt khảo sát sự thể hiện phạm trù NĐ/ NgĐ trong tiếng Việt và tiếng Anh dựa trên các tiêu chí trên.

Trước hết, cĩ thể thấy, với tiếng Việt, một ngơn ngữ đơn lập điển hình, hai tiêu chí (i) và (ii) hồn tồn khơng cĩ vai trị gì trong việc xác định phạm trù NĐ/ NgĐ. Với tiếng Anh, tình hình cĩ một chút khác biệt. Mặc dù là một ngơn ngữ biến hình nhưng danh từ trong tiếng Anh dù ở bất kì vị trí cú pháp nào (chủ ngữ, BN hay trạng ngữ) đều khơng cĩ sự biến hình để diễn đạt cách. Với VT, mặc dù cĩ sự biến hình nhưng những biến tố (derivational affixes) gắn với VT trong tiếng Anh chỉ cho biết một số thơng tin về thì, dạng, thức, thể chứ khơng cho biết sự đối lập giữa NĐ và NgĐ. Chúng ta hồn tồn khơng thể dựa vào hình thức của VT để kết luận nĩ là VT NĐ hay VT NgĐ.

Thực ra, trong tiếng Anh cũng cĩ sự biến cách đối với nhĩm đại từ (ngoại trừ đại từ chỉ ngơi ngơi 3 số ít “it” và ngơi 2 “you”). Tuy nhiên, sự biến đổi hình thái của đại từ ở vị trí BN chỉ cĩ tác dụng phân biệt với hình thái đại từ chỉ ngơi tương ứng ở vị trí chủ ngữ. Sự biến đổi này hồn tồn khơng cĩ tác dụng phân biệt các loại BN – đại từ chỉ ngơi khi ở vị trí BN trực tiếp hay BN gián tiếp đều cĩ hình thức giống nhau, hơn nữa, đại từ chỉ ngơi trong vị trí BN cho giới từ làm trạng ngữ cũng cĩ cùng hình thái. Điều này phản ánh đặc tính biến hình khơng điển hình, khơng triệt để của tiếng Anh. Các câu trong ví dụ dưới sẽ minh hoạ cho đặc điểm này.

1. a. I followed him.

‘Tơi [đi] theo anh ta’. b. I gave a book to him.

‘Tơi đã tặng một cuốn sách cho anh ấy’. c. The car was cleaned by him.

‘Chiếc xe này đã được anh ấy rửa’.

d. I will go for a walk with him. ‘Tơi sẽđi dạo với anh ấy’.

Đại từ chỉ ngơi 3 số ít trong cả bốn câu trên đều cĩ cùng hình thái dù chức năng trong từng câu hồn tồn khác nhau. Ở câu (a), him đĩng vai trị là BN trực tiếp của VT see, ở câu (b), him giữ chức

năng là BN gián tiếp, ở câu (c), mặc dù là chủ thể hành động nhưng trong cấu trúc cú pháp này, him chỉ là thành phần bổ nghĩa cho giới từ đĩng vai trị là thành phần phụ, vai trị của nĩ trong câu (d) cũng chỉ là thành phần bổ nghĩa cho giới từ with và cả ngữ giới từ này cũng chỉ đĩng vai trị là thành phần phụ (trạng ngữ). Như vậy, sự biến đổi hình thái của đại từ chỉ ngơi trong tiếng Anh chỉ tạo ra được sự phân biệt, đối lập khi ở vị trí chủ ngữ so với khi ở các vị trí cú pháp khác trong câu (vị trí BN cho VT hay giới từ). Hình thức biến đổi của đại từ khơng khác nhau khi ở các vị trí BN trực tiếp, BN gián tiếp và BN của giới từ. Điều này cũng cĩ nghĩa là sự biến đổi hình thái của đại từ chỉ ngơi trong tiếng Anh khơng cĩ tác dụng phân biệt BN của VT với các vị trí thành phần phụ khác của câu và quan trọng hơn chúng khơng thể là tiêu chí đểđối lập VT NĐ với VT NgĐ.

Như vậy, cả tiếng Việt và tiếng Anh đều khơng thể dựa vào tiêu chí đánh dấu hình thái trên các ngữ đoạn chức năng (tức tiêu chí (i)) và tiêu chí sự phù ứng của VT (tức tiêu chí (ii)31). Phần dưới đây chúng tơi sẽ lần lượt khảo sát, đối chiếu vai trị của hai tiêu chí cịn lại (tiêu chí (iii) và tiêu chí (iv)) trong việc nhận diện phạm trù NĐ/ NgĐ trong tiếng Việt và tiếng Anh.

3.2.1. Đối chiếu trật tự thành tố trong các cấu trúc NĐ và NgĐ

Dựa trên hướng phân loại ngơn ngữ theo trật tự các thành tố (x. mục 1.4), cả tiếng Việt và tiếng Anh đều thuộc về nhĩm các ngơn ngữ SVO. Đây là cơ sở thuận lợi để đối chiếu hai ngơn ngữ.

2. a. They are reading a novel.

‘Họđang đọc [một cuốn] tiểu thuyết’. S V O

b. Họđang đọc tiểu thuyết. S V O

Tuy nhiên đi sâu vào các mẫu câu trong từng ngơn ngữ, chúng ta sẽ nhận thấy giữa tiếng Việt và tiếng Anh cĩ một số khác biệt đáng kể, ít nhất đĩ là những khác biệt trong quan điểm, trong cách giải quyết vấn đề của các nhà nghiên cứu Việt ngữ và Anh ngữ.

3.2.1.1. Vn đề cu trúc câu tn ti (existential sentences)

Về cấu trúc câu tồn tại trong tiếng Việt, chúng tơi đã cĩ dịp đề cập trong mục 2.1.2. Trong đĩ chúng tơi đã chứng minh, trật tự các thành tố trong câu tồn tại là trật tự hợp quy tắc, nghĩa là thành

Một phần của tài liệu Phạm trù nội động/ ngoại động trong tiếng Việt( so sánh với tiếng Anh) (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)