quan thanh tra nhà n−ớc trong giải quyết khiếu nại hành chính và vai trò của các cơ quan thanh tra theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo năm 2004
2.3.1. Đánh giá chung về việc thực hiện vai trò của các cơ quan thanh tra nhà n−ớc trong giải quyết khiếu nại hành chính
Là cơ quan có vị trí quan trọng trong cơ cấu tổ chức các cơ quan hành chính nhà n−ớc, có nhiệm vụ, quyền hạn nhất định do pháp luật trao cho nên các cơ quan thanh tra nhà n−ớc đã có vai trò hết sức quan trọng trong công tác giải quyết khiếu nại hành chính nói riêng và trong giải quyết khiếu nại, tố cáo nói chung. Thời gian qua (nhất là từ năm 1998 đến nay), bằng những hoạt động thiết thực, các cơ quan thanh tra đã khẳng định rõ vai trò đó.
- Các cơ quan thanh tra nhà n−ớc đã làm tốt chức năng tham m−u, giúp thủ tr−ởng cơ quan quản lý nhà n−ớc cùng cấp trong việc giải quyết các khiếu nại hành chính. Do đó nhiệm vụ này đ−ợc tiếp tục khẳng định và ghi nhận trong những văn bản pháp luật quan trọng của Nhà n−ớc.
- Với việc ủy quyền giải quyết khiếu nại, pháp luật đã trao cho các cơ quan Thanh tra nhà n−ớc những quyền hạn nhất định để tăng c−ờng và khẳng định hơn vai trò của mình, tuy nhiên hiệu quả thực hiện còn thấp nên quy định này cũng ch−a phù hợp với pháp luật về quản lý do đó trong việc thực hiện còn nhiều v−ớng mắc. Vì vậy, cần điều chỉnh không quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo ủy quyền của các cơ quan thanh trạ
- Quản lý nhà n−ớc về công tác giải quyết khiếu nại là một chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các cơ quan hành chính nhà n−ớc. Công tác này có nhiều
nội dung, nhiều hoạt động, các nội dung và hoạt động đó có tác dụng hỗ trợ, tác động qua lại biện chứng với nhaụ Quản lý nhà n−ớc về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đ−ợc thực hiện tốt, góp phần tích cực cho việc giải quyết có hiệu quả các khiếu nại của công dân, ổn định tình hình chính trị, trật tự và an toàn xã hội, tạo điều kiện kinh tế xã hội phát triển. Hoạt động này đã đ−ợc các cơ quan thanh tra triển khai ngày càng có hiệu quả, vì vậy cần phải phát huy trong thời gian tớị Tuy nhiên, để phát huy hơn nữa vai trò của mình trong công tác giải quyết khiếu nại hành chính các cơ quan thanh tra phải đổi mới mạnh mẽ trên các ph−ơng diện: Xây dựng thể chế để khẳng định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình; đổi mới các hoạt động trong công tác giải quyết khiếu nại, tăng c−ờng sự lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp với các cơ quan nhà n−ớc trong công tác giải quyết khiếu nạị
2.3.2. Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà n−ớc trong giải quyết khiếu nại đ−ợc quy định trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo năm 2004
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo đã đ−ợc Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 5 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/10/2004. Để đáp ứng yêu cầu thông tin, bảo đảm sự thống nhất, lô gích trong quá trình nghiên cứu, xin phép đ−ợc trình bày tóm tắt một số vấn đề cơ bản về vai trò của các cơ quan thanh tra nhà n−ớc trong giải quyết khiếu nại đ−ợc đề cập tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáọ
Về nguyên tắc chung: Vai trò các cơ quan thanh tra nhà n−ớc vẫn đ−ợc tiếp tục ghi nhận và khẳng định trong giải quyết khiếu nại hành chính.
Về các quy định cụ thể: các cơ quan Thanh tra nhà n−ớc có trách nhiệm chủ yếu trong việc tham m−u giúp thủ tr−ởng cơ quan nhà n−ớc cùng cấp giải quyết khiếu nại; không giải quyết khiếu nại theo ủy quyền; tiếp công dân, nhận khiếu nại, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà n−ớc về công tác giải quyết khiếu nại, tập trung vào việc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của các cơ
quan trong việc thực hiện pháp luật về khiếu nại; kịp thời phát hiện những vi phạm trong quá trình xem xét, giải quyết để kiến nghị các biện pháp xử lý, khắc phục.
Tổng thanh tra trực tiếp giải quyết ra quyết định cuối cùng đối với khiếu nại mà Thủ tr−ởng cơ quan thuộc Chính phủ đã giải quyết nh−ng còn có khiếu nại; giúp Thủ t−ớng Chính phủ theo dõi, đôn đốc các Bộ, cơ quan ngang Bộ giải quyết khiếu nại liên quan đến nhiều địa ph−ơng, nhiều lĩnh vực quản lý nhà n−ớc; giúp Thủ t−ớng Chính phủ xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng của Bộ tr−ởng, Thủ tr−ởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong tr−ờng hợp phát hiện có vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà n−ớc, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị hoặc yêu cầu ng−ời đã ra quyết định giải quyết xem xét lại quyết định đó; nếu sau 30 ngày mà kiến nghị hoặc yêu cầu đó không đ−ợc thực hiện thì báo cáo Thủ t−ớng Chính phủ xem xét, quyết định.
Ch−ơng 3
Giải pháp tăng c−ờng vai trò của các cơ quan Thanh tra nhà n−ớc trong giải quyết khiếu nại hành chính